Giáo án Lịch sử lớp 9 (chi tiết)

1. MỤC TIÊU :

1.1- Kiến thức: Học sinh cần nắm được:

-Biết được tình hình Liên xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

-Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

-Trình bày được những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đông âu.

1.2- Kĩ năng:

-Biết đánh giá những thành tựu đạt được và moat số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông âu.

-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong những hoàn cảnh cụ thể.

1.3 - Thái độ:

-Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử.

-Cần phải trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước Đông Âu. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta.

-Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới.

 

doc250 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 (chi tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. . Chính quyền Xô Viết ra đời ở một số huyện . . .
	4.3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 như thế nào, hôm nay chúng ta học bài mới.
? Em hãy cho biết tình hình thế giới sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
1 Hs : Mâu thuẫn trong xã hội các nước tư bản gay gắt. Giai cấp tư sản các nước phát xít hóa. Bộ máy chính quyền thiết lập một chế độ độc tài tàn bạo nhất của tư bản tài chính: Xóa bỏ mọi quyền tự do dân chủ, chuẩn bị cuộc chiến tranh mới để chia lại thị trường và thuộc địa, tấn công Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng vơ sản thế giới . . .SGK trang 76
? Đứng trước nguy cơ đó, Đại hội lần thứ VII của quốc tế cộng sản đã làm gì?
1 Hs : Tháng 7/1935, Đại hội VII họp ở tại Mácxcơva: Xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện một số cải cách dân chủ . . .
1 Hs : đọc SGK trang 77
? Em cho biết tình hình Việt Nam sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
1 Hs : đã tác động đến mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội . . .thực dân phản động tiếp tục vơ vét bóc lột, khủng bố cách mạng . . .
Chuyển ý sang 2
Nhóm 1: Em hãy cho biết chủ trương của Đảng ta trong thời kì vận động dân chủ 1936 – 1939?
1 Hs : đọc câu hỏi – thảo luận – ý kiến – nhận xét của các nhóm khác
- Đảng ta nhận định: kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương . . .
tạm gát khẩu hiệu “Đánh đổ đế quốc Pháp . . .chia cho dân cày”
- Thay vào đó khẩu hiệu “Chống phát xít, chốâng chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình” Thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936), sau đó đổi tên mặt trận dân chủ Đông Dương (1938)
- Đấu tranh công khai, bán công khai kết hợp với bí mật đẩy mạnh công tác tuyên truyền tổ chức . 
Nhóm 2: Em hãy trình bày phong trào dân chủ 1936 – 1939? (trước tiên về Đông Dương Đại hội)
1 Hs : Từ giữa 1936, Đảng ta chủ trương phát động phong trào dân chủ công khai rộng lớn trong quần chúng: nhiều “ủy ban hành động “ được thành lập ở nhiều địa phương trong cả nước . . .giảm các loại thuế.
Nhóm 3: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh dân chủ công khai của quần chúng (1936 – 1939) ?
1 Hs : Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ khắp toàn quốc: Tổng công ty than Hòn Gai (11/1936), bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh) 7/1937, mít tinh 2,5 vạn người ở Đấu Xảo Hà Nội chống phát xít, chống chiến tranh giảm thuế, bảo vệ hòa bình . . .
&GV THGDMT : giới thiệu hình 33: Cuộc mít tinh tại khu Đấu Xảo Hà Nội (Quảng trường Cung văn hóa Hữu Nghị Việt Xô ngày nay)
Lễ kỉ niệm 1/5/1938 với tổ chức đội ngũ chỉnh tề có cờ hoa gồm 25 đoàn đại biểu các ngành, các giới . . .
Nhóm 4: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh báo chí công khai (1936 – 1939)?
1 Hs : Nhiều tờ báo công khai của Đảng, của mặt trận dân chủ Đông Dương và các đoàn thể quần chúng ra đời “Tiền phong”, “Dân chúng”, “Ban dân” . . .Sách báo tuyên truyền về chủ nghĩa Mác Lênin và chính sách của Đảng được truyền bà rộng rãi trong nhân dân, có cuốn “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp)
? Phong trào dân chủ công khai từ cuối 1938 trở đi phát triển như thế nào?
1 Hs : Phong trào bị thu hẹp dần và đến 1/9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, bọn thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay khủng bố cách mạng, phong trào chấm dứt hẳng.
? Tại sao thời kì 1936 – 1939, Đảng ta chủ trương đấu tranh dân chủ công khai?
1 Hs : thảo luận nhóm đôi
&GV : tổng kết:
- Thế giới CN phát xit đe dọa 7/1935 các nước thành lập mặt trận chống phát xít. Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp cầm quyền thực hiện một số cải cách dân chủ có lợi cho cách mạng.
- Trong nước: mọi giai cấp đều khốn khổ, Đảng ta chủ trương dân chủ công khai đòi quyền lợi dân chủ hàng ngày: “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”
GV: giáo dục HS ý thức học tập, ý thức bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc
? Cuộc vận động 1936 – 1939 đã có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
1 Hs : Đó là một cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn.
- Trình độ chính trị và năng lực của cán bộ Đảng viên được nâng cao, uy tín của Đảng ngày càng cao.
- Chủ nghĩa MácLênin và đường lối của Đảng được truyền bá rộng sâu trong quần chúng. Các sách báo của Đảng và mặt trận có tác dụng tuyên truyền giáo dục tổ chức quần chúng đấu tranh, đập tan những xuyên tạc của kẻ thù.
- Đảng ta đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 – 1945.
1/. Tình hình thế giới và trong nước:
 a. Thế giới:
- Chủ nghĩa phát xít được thiết lập và lên nắm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
-Đại hội VII Quốc tế cộng sản 7/1935 (Tài liệu chuẩn kiến thức trang 142)
-Ở Pháp, mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền (Tài liệu chuẩn kiến thức trang 142)
b. Trong nước:
- Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động sâu sắc đến mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Thực dân phản động tay sai vơ vét bóc lột khủng bố cách mạng.
2/. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ :
 a. Chủ trương của Đảng:
- “Chống phát xít, chống chiến tranh” đòi “Tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.
- Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (1936) sau đó đổi thành “Mặt trận dân chủ Đông Dương”
- Phương pháp: Đấu tranh công khai, bán công khai, bí mật đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục quần chúng.
 b. Phong trào đấu tranh:
 a) Phong trào Đông Dương Đại hội:
- Đảng chủ trương thực hiện phong trào Đông Dương Đại hội.
- Nhiều ủy ban “hành động” ra đời lãnh đạo đấu tranh.
- Lực lượng: chủ yếu là công nông,m tiểu tư sản, họ đòi “tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”
 b) Phong trào đấu tranh dân chủ công khai của quần chúng:
- Phong trào diễn ra sôi nổi mạnh mẽ khắp toàn quốc.
- 11/1936, Tổng công ty than Hòn Gai.
- 7/1937, tổng bãi công của công nhân Trường Thi.
 c. Phong trào báo chí công khai:
- Nhiều tờ báo của Đảng mặt trận, các tổ chức quần chúng được lưu hành tờ : “Tiền phong”, “Dân chúng”, “Ban dân” . . .
- Sách báo của Chủ nghĩa MácLênin và chính sách của Đảng được lưu hành rộng rãi trong quần chúng.
- Từ cuối 1938, phong trào thu hẹp dần đến 1/9/1939 thì chấm dứt.
3/. Ý nghĩa của phong trào:
- Đó là cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn.
- Uy tín của Đảnng ngày càng cao trong quần chúng.
- Chủ nghĩa MácLênin và đường lối của Đảng được truyền bá rộng sâu trong quần chúng, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh.
- Đảng đã đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người cho Cách mạng tháng 8 – 1945.
	4.4.Câu hỏi và bài tập củng cố : 
? Chủ trương của Đảng ta trong phong trào 1936 – 1939 là gì ?
	 (Hs trả lời theo nội dung đã học)
? Phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939 đã diễn ra như thế nào ?
	 (Hs trả lời theo nội dung đã học)
? Nêu ý nghĩa của phong trào 1936 – 1939 ? 
	(Hs trả lời theo nội dung đã học)
	4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Học sinh về nhà học bài, làm câu hỏi SGK. So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939
Chuẩn bị: Bài 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945
Tự học: 	+ Đọc bài ít nhất 3 lần
	+ Trả lời câu hỏi màu xanh SGK
	+ Xem: Lược đồ: Khởi nghĩa Bắc Sơn – Nam Kỳ – Đô Lương
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Phương tiện, thiết bị, ĐDDH :	
Chương III : CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
* MỤC TIÊU CHƯƠNG III :
-Tình hình thế giới và đông dương trong những năm 1939-1945, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến đô Lương, nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, ý nghĩa.
-Tình cảnh nhân dân ta dưới hai tầng áp bức Nhật-Pháp. Chủ trương Hội nghị TW đảng tháng 5/1941.
-Sự ra đời của mặt trận Việt Minh ; Cao trào kháng Nhật cứu nước.
-Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa
-Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bản tuyên ngôn độc lập.
-Ý nhgi4a lịch sử và nguyên nhân thành công của CMT8/1945
--------------
Bài : 21	Tiết : 26
Tuần dạy : 23
Tên bài dạy :
 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
- Biết được những nét chính về tình hình thế giới và đông Dương trong những năm chiến tranh.
-Trình bày được những nét chính diễn biến những cuộc khởi nghĩa theo lược đồ.
1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và phân tích tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
1.3. Thái độ: 
Giáo dục cho học sinh lòng căm thù đế quốc Phát xít Pháp – Nhật và lòng kính yêu khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng và quần chúng nhân dân.
2. Trọng tâm :
	Những cuộc khởi nghĩa đầu tiên
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo vie

File đính kèm:

  • docLich su 9 HoLoanTayNinh.doc
Giáo án liên quan