Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi môn Lịch sử (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 (2,0 điểm)

a. Vì sao nói từ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp?

b. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì mới ở Đông Dương?

 

doc7 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi môn Lịch sử (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì mới ở Đông Dương?
Câu 4 (2,0 điểm)
	Trình bày những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi có gì khác với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?
Câu 5 (2,0 điểm)
	Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?
........................... Hết ...........................
Thí sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
Số báo danh:........................................... Họ và tên thí sinh:......................................
Giám thị số 1:............................................ Giám thị số 2:.............................................
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ
Đáp án gồm 05 trang
Hướng dẫn chung
	1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn quy định.
	2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: 
	- Trả lời đúng, có phân tích cụ thể
	- Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả
	3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25
Đáp án và thang điểm
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích bối cảnh của phong trào yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX. Điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Ý
Nội dung
Điểm
1
* Phân tích bối cảnh của phong trào yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX.
1,0
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo tiêu biểu là phong trào Cần Vương đã thất bại hoàn toàn. Vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới.
0,25
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, xuất hiện những tầng lớp, giái cấp mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên đã xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng mới.
0,25
- Do tác động của bối cảnh quốc tế, luồng tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam qua sách báo, đặc biệt là tấm gương tự cường của Nhật Bản đã kích thích các nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản.
0,25
-Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
0,25
2
* Điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX
1,0
- Mặc dù các phong trào vẫn do các nho sĩ yêu nước tiến bộ lãnh đạo, nhưng họ đã đoạn tuyệt với con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến mà chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới. Đó là xu hướng dân chủ tư sản
0,5
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh vũ trang như trước mà còn hết sức phong phú như vũ trang bạo động, cải cách duy tân, mở trường dạy học...
0,5
Câu 2 (2,0 điểm)
	Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy:
	a. Chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng ta và hình thức đấu tranh trong những năm (1930-1931) có gì khác so với những năm (1936-1939)?
b. Vì sao nói phong trào cách mạng 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Ý
Nội dung
Điểm
a. Sự khác nhau về chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng ta và hình thức đấu tranh trong những năm (1930-1931) so với những năm (1936-1939). 
1,0
* Thời kì 1930-1931
0,5
- Chủ trương, sách lược: Đảng ta xác định kẻ thù là đế quốc, phong kiến. Vì vậy, nhiệm vụ là chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành ruộng đất về tay người cày.
0,25
- Hình thức: bí mật, bất hợp pháp, bạo động vũ trang.
0,25
* Thời kì 1936-1939
0,5
- Chủ trương, sách lược: do tình trong nước và quố tế thay đổi, vì vậy Đảng ta xác định kẻ thù là bọn phản động Pháp và tay sai. Do vậy, nhiệm vụ của cách mạng nước ta lúc này là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động tay sai đòi tự do, cơm áo hòa bình. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi thành Mặt trận chủ Đông Dương.
0,25
- Hình thức: công khai, bán công khai; hợp pháp, bán hợp pháp.
0,25
b. Nói phong trào cách mạng 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì:
1,0
- Qua phong trào Đảng ta đã trường thành hơn về tư tưởng và tổ chức, Chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng thấm nhuần trong tư tưởng, hành động của các đảng viên cộng sản và tỏa rộng trong các tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng lên rõ rệt.
0,25
- Đảng đã xây dựng được một lực lượng chính trị hùng hậu và được tập hợp vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Qua đấu tranh, quần chúng được tôi luyện, thử thách và ngày càng vững vàng.
0,25
- Phong trào cách mạng 1936-1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là bài học về tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh, sử dụng hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú.
0,25
- Phong trào cách mạng đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết đề đưa Đảng và quần chúng cách mạng bước vào thời kì đấu tranh trực tiếp giành chính quyền. Vì vậy, phong trào cách mạng 1936-1939 được coi là cuộc tổng diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 
0,25
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Vì sao nói từ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp?
b. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì mới ở Đông Dương?
Ý
Nội dung
Điểm
1
*Nói từ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.
1,25
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, quân Pháp trong tư thế chủ động tấn công ta; ta bị động phải đối phó với Pháp. 
0,25
- Kết thúc chiến dịch Việt Bắc, Pháp thất bại phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.
0,25
- Trong thế bị bao vây ở Việt Bắc, Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch (1950) tấn công địch ở Biên giới nhằm khai thông biên giới Việt - Trung, nối lại con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế, đồng thời chọc thủng hành lang Đông- Tây, phá vỡ thế bao vây của giắc Pháp.
0,25
- Kết thúc chiến dịch Biên giới, Pháp thất bại; ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. Đẩy Pháp lún sâu vào thế bị động.
0,25
- Như vậy, từ chỗ bị bao vây, cô lập và bị động phải đối phó với Pháp quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ đẩy Pháp lún sâu vào thế bị động đã thể hiện bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.
0,25
2
* Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì mới ở Đông Dương.
0,75
- Giành lại quyền chủ động đã mất. Đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương 
0,25
- Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp thông qua “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23-12-1950, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
0,25
-Tháng 12-1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
0,25
Câu 4 (2,0 điểm)
	Trình bày những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi có gì khác với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?
Ý
Nội dung
Điểm
1
* Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
1,0
- Giai đoạn 1945 đến giữa những năm 60 (XX): Phong trào nổ ra sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á... tiếp sau lan nhanh sang các nước Nam Á, Bắc Phi, rồi toàn châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh. Nhiều nước giành được độc lập như Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri... Tới giữa những năm 60 (XX) hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu Km2 với 35 triệu dân tập trung ở miền Nam châu Phi.
0,5
- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 (XX). Nổi bật là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng –gô – la và Mô – dăm – bích ... nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha
0,25
- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 (XX). Chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc tập trung ở miền Nam châu Phi. Sau nhiều năm đấu tranh kiên cường của người dân da đen, đến năm 1993 chế độ A-pác-thai được xóa bỏ. Đến đây, hệ thống chủ nghĩa đế quốc thực dân được xóa bỏ hoàn toàn.
0,25
2
* Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi khác với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh.
1,0
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi diễn ra sớm hơn với mục tiêu là giành độc lập dân tộc.
0,5
- Phong trào ở khu vực Mĩ la-tinh diễn ra muộn hơn với mục tiêu thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ.
0,5
Câu 5 (2,0 điểm)
	Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?
Ý
Nội dung
Điểm
1
Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay.
1,0
- Một là xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
0,25
- Hai là thế giới đang dần dần hình thành trật tự thế mới mới đa cực, nhiều trung tâm.
0,25
- Ba là các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế làm trọng tâm
0,25
- Bốn là ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoắc nội chiến tuy nhiên xu thế chuyng của thế giới ngày nay là Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_lich_su.doc