Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 - Hiểu được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Thông qua những hoạt động đó Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường yêu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt nam.

 - Biết được chủ trương, hoạt động và tác động ảnh hưởng của hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.

 - Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

 - Giáo dục học sinh khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sỹ cách mạng.

 - Giúp học sinh nhận thức được rằng khi Người nhận thức điều đúng (Cách mạng tháng Mười Nga 1917) thì kiên quyết thực hiện một cách thông minh, gan dạ, sáng tạo, kiên trì (suốt đời).

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VD minh họa:
Bài 16
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
	- Hiểu được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Thông qua những hoạt động đó Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường yêu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt nam.
	- Biết được chủ trương, hoạt động và tác động ảnh hưởng của hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
2. Kĩ năng
	- Rèn luyện học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.
	- Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
	- Giáo dục học sinh khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sỹ cách mạng.
	- Giúp học sinh nhận thức được rằng khi Người nhận thức điều đúng (Cách mạng tháng Mười Nga 1917) thì kiên quyết thực hiện một cách thông minh, gan dạ, sáng tạo, kiên trì (suốt đời).
II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Ảnh Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Tua
Những tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ
 	Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các phong trào đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai?
3. B ài mới
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong lúc Việt Nam đang bế tắc, khủng hoảng đường lối cứu nước giải phóng dân tộc thì Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị. Người ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước như thế nào? Con đường cứu nước đó là gì? Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học để trả lời các câu hỏi nêu trên.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp.
 Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại những nét chính về quá trình ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc từ 
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
năm 1911 đến khi chiến tranh thế giới kết thúc mà HS đã được học ở lớp 8. Trong đó chú ý hướng đi của người đã khác hẳn các bậc tiền bối trước.
? Nêu hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, ý nghĩa của sự kiện đó?
Gợi ý: Sau CTTG thứ nhất các nước đế quốc thắng trận họp tại Véc- xai để chia lại thị trường thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã có hành động gì?
HS dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi.
- GV cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi
? Việc Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê nin đã có ý nghĩa gì?
- HS TL theo nhóm, đại diện nhóm trình bày KQTL nhóm mình
- Nhóm khác NX, BS và hoàn thiện
- GV kết luận
 GV đọc đoạn tư liệu nói về cảm xúc của Người khi đọc luận cương: “ Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”
 Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Sau khi đọc luận cương của Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển biến về tư tưởng như thế nào?
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. GV NX, BS-> KL:Tại Đại hội Tua(12-1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp- Người đã chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin.
- Tháng 6-1919 Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê Nin tìm thấy con đường giải phóng dân tộc- con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12-1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp- chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV giới thiệu tranh Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920)
GV tổ chức cho HS tìm hiểu nhứng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp với câu hỏi:
? Tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động gì?
- HS dựa vào nội dung SGK để trả lời
- GV NX, BS, -> KL. Đồng thời nhấn mạnh: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp có tác dụng truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào trong nước.
HĐ2: Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô
 Hoạt động cá nhân. 
GV tổ chức cho HS tìm hiểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô với câu hỏi:
? Hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô?
- HS dựa vào SGK trả lời
- GV NX, BS, nhấn mạnh: Những quan điểm về cách giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá về trong nước là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam sau này.
HĐ3: Tìm hiểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc.
 Trước hết, GV giới thiệu cho HS biết sau một thời gian ở Liên Xô cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu ( Trung Quốc) tiếp xúc với các nhà yêu nước Việt Nam ở đây và thành lập ra hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-
1925), trong đó có Cộng sản đoàn làm
- Tại Pháp Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ, Báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp.
II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
- 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Trong thời gian ở Liên Xô, Người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín quốc tế.
- 1924, dự Đại hội V quốc tế cộng sản và đọc tham luận .
III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc
(1924-1925)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
 nòng cốt.
? Hoàn cảnh ra đời của Hội Việt Nam thanh niên?
- HS trả lời, GV KL
? Chủ trương thành lập Hội Việt Nam thanh niên nhằm mục tiêu gì?
Gợi ý: Đào tạo cán bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin.
GV nêu rõ những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: trong thời gian ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ, những bài giảng của người sau được in thành cuốn Đường cách mệnh(1927) vạch ra phương hướng cơ bản cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Tác phẩm Đường cách mệnh được bí mật chuyển về trong nước thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển. Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương “ Vô sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin.
? Em có nhận xét gì về Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
HS trả lời câu hỏi, Gv kết luận.
Hoàn cảnh ra đời của Hội Việt Nam thanh niên: phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh.
+ Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.
- Hoạt động: 
+ Nguyễn Áí Quốc mở các lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ.
+ Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường cách mệnh.
+ Phong trào vô sản hóa 1928
- Tác dụng: chủ nghĩa Mác- Lê nin được truyền bá vào trong nước, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển.
 Đây là tổ chức cách mạng có xu hướng vô sản, là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức chuẩn bị cho sự ra đời của chính đảng sau này.

File đính kèm:

  • docBài 16. su 9 - Copy.doc