Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 16, Bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Những nguyên nhân đưa đến việc Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là do triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, hèn nhát, tạo điều kiện cho các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc.

 - Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến và đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi, ý nghĩa lịch sử và tính chất của các phong trào đó.

 - Giải thích đúng khái niện “nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, ” Vận động Duy Tân”.

2. Kỹ năng:

 - Biết nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc.

 - Biết sử dụng bản đồ Trung Quốc để trình bày các cuộc khởi nghĩa: Nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi.

3. Thái độ :

 - Tỏ rõ thái độ phê phán triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc biến thành miếng mồi xâu xé của các đế quốc.

 - Khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi và Tôn Trung Sơn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 16, Bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át ruộng đất, thủ công suy sụp, nền văn hoá dân tộc bị huỷ hoại ð Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh
Giới thiệu bài: (1ph) 
	Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đông dân ( chiếm ¼ diện tích châu Á, 1/5 dân số thế giới ). Cuối thế kỷ XIX Trung Quốc đã bị các nước tư bản phương Tây xâu xé, xâm lược. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ giải quyết qua nội dung bài học hôm nay.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Sử dụng bản đồ Trung Quốc giới thiệu khái quát về Trung Quốc khi bước vào thời kỳ cận đại ( thị trường rộng lớn, đông dân, chế độ phong kiến tồn tại từ lâu đời, suy yếu) ---> tạo điềøu kiện thuận lợi cho các nước tư bản phương Tây xâm chiếm.
(H): Tư bản Anh, Đức, Pháp, Nhật, Nga đã xâu xé Trung Quốc như thế nào? 
(H): Quan sát nội dung bức tranh H42 và cho biết bức tranh muốn nói đến điều gì?
(H): Hãy các định trên lược đồ những vùng đất của Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm?
(H): Vì sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc?
*GVKết luận: 
Triều đình Mãn Thanh suy yếu, chịu khuất phục trước kẻ thù để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình ---> các nước đế quốc xâm xé xâm lược Trung Quốc dẫn đến hậu quả nặng nề Trung Quốc bị biến thành nước nữa thuộc địa, nữa phong kiến 
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm. 
(H): Chế độ nữa thuộc địa nữa phong kiến là như thế nào? 
* Tích hợp môi trường:
(H): Chính sách cai trị của các nước đế quốc đã có ảnh hưởng thế nào đến môi trương và tài nguyên của Trung Quốc ?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Quan sát, theo dõi bản đồ 
- Mở đầu là cuộc chiến tranh thuốc phiện 1840 -1842 do Anh gây ra sau đó hàng loạt nước đế quốc khác đua nhau xâu xé Trung Quốc.
- Lúc này Trung Quốc được ví như cái bánh ngọt khổng lồ để các nước đế quốc đua nhau chia phần
- Đức chiếm tỉnh Sơn Đông, Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thôn tính vùng Vân Nam, Nhật, Nga chiếm vùng Đông Bắc.
- Vì Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đông dân có lịch sử lâu đời, một đếù quốc khó có thể xâu xé, xâm lược được Trung Quốc. 
- Các đế quốc thoả hiệp với nhau cùng xâu xé Trung Quốc 
- Lắng nghe
- Học sinh thảo luận và trả lời. 
- Là chế độ xã hội còn tồn tại chế độ phong kiến, được độc lập về chính trị, nhưng thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, chính trị của một hay nhiều nước đế quốc. Trung Quốc sau chiến tranh thuốc phiện 1840 bị đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga xâu xé, xâm lược ---> biến thành nước nữa thuộc địa (nước phụ thuộc)
- Do lòng tham, các nước đế quốc đã ra sức vơ vét tài nguyên, khoáng sản làm cho tài nguyên cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm đã ảnh hưởng xấu đến các thế hệ sau của Trung Quốc.
I. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA XẺ:
- Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Cuối thế kỷ XIX, triều đình Mãn Thanh khủng hoảng, suy yếu ---> các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga đã xâu xé chiếm nhiều vùng đất của Trung Quốc làm thuộc địa.
10’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
(H): Nguyên nhân đó đã dẫn tới hậu quả gì?
(H): Trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX có những phong trào đấu tranh tiêu biểu nào?
(H) : Ai là người khởi xướng phong trào Duy Tân?
(H) : Mục đích của phong trào Duy Tân là gì ?
(H) : Kết quả như thế nào?
GV treo bản đồ: phong trào Nghĩa Hoà đoàn và thuyết trình của khởi nghĩa trên bản đồ: phong trào nổ ra ở bắc Trung Quốc, tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh ---> liên quân 8 nước (Anh, Pháp, nhậït, Mĩ, Aùo, Hung, I talia, Đức) đế quốc tấn công vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. 
(H): Vì sao phong trào thất bại?
GV: Khi phong trào bùng nổ mạnh mẽ triều đình ( thái hậu Từ Hy ) tỏ thái độ lợi dụng phong trào để cho nghĩa quân tiến công vào các sứ quán, tuyên chiến với các nước đế quốc, nếu phong trào thất bại thì muốn mượn tay đế quốc dập tắt phong trào nông dân. 14/ 8/ 1900 ở Bắc Kinh thất thủ, triều đình bỏ chạy khỏi Bắc Kinh --->Bắc Kinh bị tàn phá ---> triều đình thoả hiệp với đế quốc ---> phong trào thất bại 
(H): Phong trào để lại ý nghĩa gì?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Sự xâu xé, xâm lược của các nước đế quốc 
- Sự hèn nhát, khuất phục cuả triều đình Mãn Thanh trước quân xâm lược. 
- Làm cho mâu thuẫn trong xã hội trở nên gay gắt: dân tộc Trung Quốc > Những cuộc đấu tranh bùng nổ là tất yếu.
- Năm 1840-1842 có phong trào chống Anh xâm lược.
- Năm 1851-1864 có phong trào nông dân “Thái Bình Thiên Quốc” do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.
- Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được vua Quang Tự ủng hộ 
- Cải cách chính trị, đổi mới đất nước nhằm làm cho Trung Quốc lớn mạnh.
- Phong trào thất bại do sự chống phá của phe bảo thủ do Từ Hi thái hậu đứng đầu.
- Học sinh theo dõi bản đồ tiến trình hoạt động của phong trào Nghĩa Hoà Đàm. 
- Liên quân 8 nước cùng tấn công đàn áp phong trào. 
- Sự thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh với đế quốc để cùng đàn áp chống lại Nghĩa Hoà Đoàn
- Lắng nghe
- Tuy thất bại nhưng có ý nghĩa quan trọng, làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Tung Quốc mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
* Nguyên nhân: 
- Sự xâu xé, xâm lược của các nước đế quốc. 
- Sự hèn nhát, khuất phục của triều đình Mãn Thanh trước quân xâm lược. 
---> Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Trung Quốc với bọn đế quốc và triều đình phong kiến Mãn Thanh. 
* Các phong trào tiêu biểu:
- Năm 1840-1842 có phong trào chống Anh xâm lược.
- Năm 1851-1864 có phong trào nông dân “Thái Bình Thiên Quốc” do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.
- Năm 1898 có cuộc vận động Duy Tân nhằm thay chế độ quân chủ chuyên chế bằng quân chủ lập hiến nhưng không thực hiện được.. 
- Năm 1899-1901: Có phong trào Nghĩa Hoà đoàn. Khởi nghĩa nổ ra ở Sơn Đông. Nghĩa quân tấn công sứ quán các nước ở Bắc Kinh, liên quân 8 nước dế quốc đàn áp cuộc khởi nghĩa.
14’
* HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX giai cấp tư sản trung Quốc ra đời và lớn mạnh, đòi hỏi phải có một chính đảng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. 
(H): Tôn Trung Sơn là ai và ông có vai trò gì đối với sự ra đời của Trung Quốc đồng minh hội? 
(H): Cách mạng Tân hợi đã bùng nổ như thếù nào?
GV: Sử dụng lược đồ SGK 
- Nguyên nhân là để giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản Trung Quốc với tư bản nước ngoài và triều đình Mãn Thanh. 1910 cách mạng bùng nổ chống lại lệnh “quốc hữu hoá” đường xe lửa của triều đình Mãn Thanh, không cho phép tư bản Trung Quốc xây dựng đường sắt của họ (tư bản nước ngoài thì được phéùp)
-Cách mạng nổ ra ở Vũ Xương rồi nhanh chóng lan nhanh, chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và tan rã 29/12/1911 nước Trung Hoa dân quốc được thành lập do Tôn Trung sơn làm tổng thống. 
(H): Vì sao cách mạng Tân Hợi chấm dứt ?
(H): Nêu tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?
(H): Em có nhận xét gì về tính chất, qui mô, của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc?
* HOẠT ĐỘNG 3:
Õ- Lắng nghe
- Đại diện ưu tú nhất của cách mạng tư sản Trung Quốc đầu TK XX đến. 8/1905 ông thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra học thuyết tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)
- Tôn Trung Sơn (1866-1925) tên thật là Tôn Văn, xuất thân trong gia đình nông dân khá giả được học hành đỗ đạt ở trường Tây (1882 đỗ bác sĩ y khoa ở Hồng Kông ), đi nhiều nước trên thế giới, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ lúc bấy giờ.
- Khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương ( 10/10/1910) 
-Phong trào lan nhanh sang Quảng Tây, Quảng Đông đến Tứ Xuyên và tiến lên miền Bắc ---> chính phủ Mãn Thanh cuối cùng sụp đổ 
- Quan sát và lắng nghe
- Giai cấp tư sản ( lãnh đạo khởi nghĩa ) sợ phong trào đấu tranh của quần chúng 
---> thương lượng với triều đình Mãn Thanh 
- Sự thoả hiệp với các nước đế quốc 
- Tính chất: cuộc cách mạng tư sản không triệt để 
- Ý nghĩa: 
+ Tạo điều kiện cho CNTB phát triển ở Trung Quốc 
+ Aûnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á (tiêu biểu như Việt Nam)
- Tính chất: chống đế quốc phong kiến (Nghĩa Hoà Đoàn, cải cách duy tân, cách mạng Tân hợi)
- Qui mô: Rộng khắp, liên tục, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
III. CÁCH MẠNG TÂN HỢI (1911)
* Lãnh đạo: 
- Lãnh đạo là Tôn Trung Sơn (1866-1925)
- Tháng 8 -1905 Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng Minh hội. Là người đề ra thuyết tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do dân sinh hạnh phúc.
* Diễn biến: 
- 10/10/1911 khởi nghĩa ở Vũ Xương thắng lợi sau đó lan ra khắp cả nước, lật đổ chính quyền phong kiến

File đính kèm:

  • docT16- TRUN QUOC CUOI THE KI TK XVIII - DAU TK XIX.doc
Giáo án liên quan