Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 21, Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - HS nắm được diễn biến trong giai đoạn II và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

 - Trong chiến tranh giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã tiến hành cuộc cách mạng vô sản kiểu với khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, thành công đem lại hoà bình và một xã hội mới tiến bộ

2. Kỹ năng:

 - Phân biệt được khái niệm “chiến tranh đế quốc”, ”Chiến tranh cách mạng”, ”Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.

 - Sử dụng bản đồ, trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh.

 - Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề về lịch sử, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, phát biểu suy nghĩ của mình về một vấn đề: chiến tranh.

3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh tinh thần đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của các nhân dân các nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc gây chiến.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 21, Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	/ / 2011	 Tiết :	21
Bài dạy:Bài 13:
TIẾP THEO
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
	- HS nắm được diễn biến trong giai đoạn II và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
	- Trong chiến tranh giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã tiến hành cuộc cách mạng vô sản kiểu với khẩu hiệu “ Biếùn chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, thành công đem lại hoà bình và một xã hội mới tiến bộ
2. Kỹ năng: 	
	- Phân biệt được khái niệm “chiến tranh đế quốc”, ”Chiến tranh cách mạng”, ”Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.
	- Sử dụng bản đồ, trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh. 
	- Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề về lịch sử, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, phát biểu suy nghĩ của mình về một vấn đề: chiến tranh. 
3. Thái độ : 
	- Giáo dục học sinh tinh thần đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của các nhân dân các nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
	- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc gây chiến. 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Bản đồ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bảng thống kê kết quả của cuộc chiến tranh, tranh ảnh, tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất. 
	- Bảng thống kê kết quả của cuộc chiến tranh 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Tập trình bày diễn biến trên bản đồ, tìmhiểu bài ở nhà, xây dựng bài mới. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi:
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 2: Trình bày diễn biến giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh (1914 – 1916)
Dự kiến trả lời:
Câu 1:
	* Nguyên nhân sâu xa: 
	- Do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
	- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc với đếù quốc về thị trường và thuộc địa 
---> hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau: 
	+1887 khối Liên minh: Đức, Aùo, Hung, Italia
	+1907 khối Hiệïp ước: Anh, Pháp, Nga 
---> Chạy đua vũ trang phát động chiếùn tranh chia lại thếù giới. 
	* Duyên cớ trực tiếp:
Ngày 28-6-1914 Thái tử Aó-Hung bị ám sát ---> chiến tranh bùng nổ.
Câu 2:
	- Mặt trận phía Tây: 
	Đức tập trung lực lượng đánh Pháp, Pa-ri bị uy hiếp
	- Mặt trận phía Đông: 
 	+ Nga tấn công Đức cứu nguy cho Pháp.
	+ Đức-Aó-Hung tấn công Nga.
	- Ở phía tây: Đức rút bớt quân sang phía đông ---> Anh Pháp phản công.
	- Năm 1916 chiến tranh chuyển sang cầm cự ở cả 2 phe
	- Như vậy, giai đoạn 1 ưu thếù thuộc về phe liên minh, chiến sự lan rộng với qui mô toàn thế giới 
	Giới thiệu bài: (1ph) 
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lan rộng ra toàn thế giới với quy mô ngày càng lớn và chiến sự càng phức tạp. Diễn biến tiếp theo và kết cục ra sao? Các em tìm hiểu phần còn lại của bài 13. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Khái quát lại giai đoạn I: Sau trận Vec-đong (1916) hai bên ở thế cầm cự. Đến năm 1917 chiến sự và ưu thế chiến trường bắt đầu có sự thay đổi.
(H): Tình hình chiến sự giai đoạn 2 diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì?
(H): Em hãy lập niên biểu các sự kiện chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh?
GV: Thuậït lại diễõn biến cuộc chiến trên bản đồ. 
GV: Đến 9-1918 Mỹ mới tham chiến.
(H): Vì sao đến tháng 9-1918 Mỹ mới tham chiến?
GV: Cho học sinh quan sát bức tranh 51 SGK.
(H): Bức tranh đó nói đến sự kiện gì?
(H): Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào?
(H): Vì sao cuộc chiến tranh 1914-1918 được gọi là cuộc chiến tranh thế giới?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Lắng nghe
- Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước, phe Liên minh ngày càng suy yếu, thấùt bại và đầu hàng. 
-7-11-1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh.
-7-1918 quân Anh, Pháp phản công khắp mặt trận, các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- HS chú ý theo dõi diễn biến trên lược đồ.
-Vì giai đoạn đầu Mỹ tranh thủ buôn bán vũ khí, giai đoạn II Mỹ nhảy vào phe chiếm ưu thế để chia phần lợi sau chiến tranh 
- Quan sát
- Đức ký hiệp ước đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất vào ngày 11.11.1918.
- Đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất với sự thất bại hoàn toàn của phe đồng minh.
- Vì cuộc chiến này lúc đầu chỉ có 5 nước châu Âu tham gia sau đó lôi kéo 38 nước trên thế giới và thuộc địa vào cuộc chiến (trong đó có cả Việt Nam). Chiến sự diễn ra trên khắp thế giới trong đó chiến trường chính vẫn là châu Âu.
1. Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
- Từ 1917-1918 ưu thếù thuộc về phe Hiệp ước 
- 7-11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nga rút khỏi chiến tranh
- Từ 7-1918 quân Anh, Pháp, Mỹ tổng tấn công
--> các đồng minh của Đức đầu hàng
- 9-11-1918 Cách mạng ở Đức thắng lợi ---> chính quyền mới ở Đức đầu hàng không điều kiện vào ngày 11-11-1918.
-Phe Liên minh thất bại và đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
16’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: treo bảng thống kê các con số về thiệt hại trong chiến tranh.
(h): Qua các con số thống kê đó em có nhận xét gì về hậïu quả của chiến tranh?
GV: Nhiều nước thuộc địa cũng bị lôi kéo vào cuộc chiến và chịu những hậu quả lớn: Anh bắt 400 000 lính ở Aán Độ, Pháp bắt 300 000 lính chủ yếu là ở Đông Dương sang châu Âu tham chiến.
* Tích hợp bảo vệ môi trường:
(H): Cuộc chiến tranh đã để lại những hậu quả gì đối với tài nguyên môi trường?
(H): Qua đó em rút ra tính chất của cuộc chiếùn tranh thếù giới thứ nhất là gì?
GV: “Kẻ gieo gió thì gặp bão” Đức đã thất bại hoàn toàn ---> chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng hậu quả mà nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng nề. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
(H): Em có thái độ và hành động gì đối với chiến tranh?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- HS quan sát và làm việc theo nhóm.
- Các phương tiện chiến tranh hiện đại được sự dụng: xe tăng, tàu ngầm, máy bay.hậu quả nghiêm trọng đối với loài người: 10 triệu người chết, 20 triêu người bị thương,nhiều thành phố, làng mạc cầu cống bị phá huỷ, chi phí chiến tranh lên đến 85 tỉ USD
HS chú ý lắng nghe.
- Tài nguyên các nước bị khai thác cạn kiệt để ném vào cuộc chiến, môi trường sống của con người bị ô nhiễm và bị đe doạ nghiêm trọng.
- Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm tranh giành thuộc địa và quyền lợi của các nước đế quốc nhưng đã gây đâu khổ cho nhân dân.
- Em sẽ căm ghét chiến tranh, đấu tranh chống chiến tranh bảo vệ hoà bình.
III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:
* Hậu quả: 
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, thiệt hại kinh tế lên đến 85 tỉ USD ---> gây đau thương cho nhân loại toàn thế giới.
- Đức mất hết thuộc địa, Anh Pháp mở rộng thêm thuộc địa.
 * Tính chất: 
Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây ra nhiều tai hoạ cho nhân loại.
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Dựa vào lược đồ em hãy trình bày những diễn biến chính trong giai đoạn 2 của chiến tranh thế giới thứ nhất?
-Vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa?
-Bài tập: Lập niên biểu cá sự kiên chính của chiến tranh thế giới thứ nhất.
* HOẠT ĐỘNG 3:
- 1-2 hs lên bảng trình bày cả lớp theo dõi và nhận xét
-Vì cuộc chiến tranh này vì quyền lợi của bọn đế quốc nhưng gây đau thương cho nhân loại.
* CỦNG CỐ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
- Về nhà học bài cần nắm: 	
+ Diễn biến giai đoạn thứ hai
	+ Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
	- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)” (tiếp theo)
	Chú ý những sự kiện chính và nội dung chủ yếu trong giai đoạn này để tiết sau học học tốt. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 

File đính kèm:

  • docT21-CHIEN TRANH THE GIOI THU NHAT (1914 - 1918) (TIEP THEO).doc
Giáo án liên quan