Đề cương Học kì II môn Lịch Sử

Câu 1: Trình bày diễn biến kết quả cuộc khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

*Diễn biến:

- Cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ tháng 12/1886 đến 1/1887.

- Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc .

- Cuối cùng để kết thúc cuộc vây hãm quân giặc liều chết xông vào chúng phun dầu, thiêu trụi các lũy tre , triệt hạ và xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính.

*Kết quả:

Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao thuộc Miền Tây Thanh Hóa, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Học kì II môn Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀCƯƠNG HKII
 MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Trình bày diễn biến kết quả cuộc khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
*Diễn biến:
- Cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ tháng 12/1886 đến 1/1887.
- Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc .
- Cuối cùng để kết thúc cuộc vây hãm quân giặc liều chết xông vào chúng phun dầu, thiêu trụi các lũy tre , triệt hạ và xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính.
*Kết quả:
Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao thuộc Miền Tây Thanh Hóa, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.
Câu 2:Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
+ Từ năm 1885-1888 nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
+ Từ năm 1888 đến 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân của giặc.
	Pháp tập trung lực lượng tấn công lên căn cứ Ngàn Trươi
10/12/1895 Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa thất bại
 Câu 3: Vì sao những đề nghị cải cách cuối thế kỳ XIX đều không thực hiện được
-Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản là giải quyết hai mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam
-Đều bị triều đình Huế bảo thủ khước từ
Câu 4: Giới thiệu vài nét về phong trào yêu nước theo tư tưởng vô sản ở Sài Gòn cuối thế kỷ XIX giữa thế kỷ XX
5/6/1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại Cảng Nhà Rồng
Cuối năm 1926 đầu năm 1927, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sang lập đã thiết lập cơ sở tại Sài Gòn
Câu 5: Nêu chính sách kinh tế của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, áp dụng phương pháp bóc lột theo kiểu phát canh thu tô
Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ (than, kim loại)và các nghành công nghiệp nhẹ
Thương nghiệp độc chiếm thị trường Việt Nam
Pháp tiến hành đánh các loại thuế mới như thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế muối
Câu 6: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ( về mục đích, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh).
Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX
Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
Giống
Đều mong muốn đánh đuổi thực dân Pháp, đem lại hòa bình cho dân tộc 
Khác 
-Thiết lập chế độ phong kiến
-Đòi cơm no, áo ấm, ruộng đất
-Đấu tranh vũ trang
Mong muốn đưa nước nhà lên con đường tư bản chủ nghĩa
-Hình thức đấu tranh phong phú như mở trường dạy học
Câu 7: Nêu hoàn cảnh và hoạt động chính của phong trào Đông kinh nghĩa thục(1907)
* Hoàn cảnh thành lập
- đầu thé kỉ 20 ở Bắc Kì có cuộc vận động cải cách văn hóa, xã hội, theo lối tư sản.
-3/1907 Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội
* Các hoạt động chính:
- Mở trường học các môn: Địa lí, lịch sử, khoa học thường thức..
- Tổ chức bình văn.
- Truyền bá tri thức mới và nếp sống mới
- Lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì , lôi cuốn hàng ngàn người tham gia
Câu 8: Chính sách của thực dân pháp ở Đông Dương trong thời chiến 
 Xã hội: Tăng cường bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
- Chính trị, văn hoá: lừa bịp.
à Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
Câu 9: Nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành khi tìm đường cứu nước
- 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- 1917 tại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước có chuyển biến trong tư tưởng.
Câu 10: Kể tên các nhà cải cách và nội dung cải cách phong trào Duy Tân
Năm đề xuất cải cách
Các nhà cải cách
Nội dung chính
1868
Trần Huy Tế
Đinh Văn Điền
Xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)
1868
Trần Đình Túc
Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán với nước ngòai, chấn chỉnh quốc phòng.
1863 – 1871
Nguyễn Trường Tộ
Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngọai giao, cải tổ giáo dục.
1877 – 1882
Nguyễn Lộ Trạch
Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Câu 11: Phong trào Đông Du (1905-1907)
* Hoàn cảnh
- Đầu thế kỉ 20 một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để Duy Tân tự cường.
* Diễn biến:
- 1904 thành lập hội Duy tân.
- Mục đích: Lập ra một nước Việt Nam độc lập
- Hoạt động chính của hội là phong trào Đông Du.
- Phong trào Đông Du được thực hiện từ 1905 đến 9- 1908
* Kết quả 
10/1908 phong trào tan rã

File đính kèm:

  • docdecuoong kt hkII lop 8 1011.doc
Giáo án liên quan