Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 7 - Bài 6: Các nước Châu Phi

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:

+ Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai: cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi.

+ Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi.

 2. Kĩ năng:

+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ.

 + Phân tích, đánh giá.

 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:

 + Tinh thần đoàn kết, tương trợ và ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chống đói nghèo.

II.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: +Bản đồ các nước châu Phi.

 +Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.

2.Học sinh: Soạn bài theo hướng dãn của giáo viên.

IV.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.1’

2. Kiểm tra bài cũ:4’

 ? Nêu hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Asean?

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 7 - Bài 6: Các nước Châu Phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 Bài 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI
 Ngày soạn:11/10/2011
 Ngày dạy:14&15/10/2011
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai: cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi.
+ Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi.
 2. Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ.
 + Phân tích, đánh giá.
 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:
 + Tinh thần đoàn kết, tương trợ và ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chống đói nghèo.
II.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: +Bản đồ các nước châu Phi.
 +Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
2.Học sinh: Soạn bài theo hướng dãn của giáo viên.
IV.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.1’
2. Kiểm tra bài cũ:4’
 ? Nêu hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Asean?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Tình hình Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai có những điểm gì nổi bật.Chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: I- Tình hình chung: 15’
- Mục tiêu: Biết được tình hình chung ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2.
-Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Giới thiệu các nước châu Phi trên lược đồ.
Gv: Trước chiến tranh hầu hết các nước châu Phi đều là thuộc địa của đế quốc thực dân.
Gv: Sau chiến tranh phong trào đấu tranh của khu vực này phát triển như thé nào?
Gv: Tại sao phong trào nổ ra sớm nhất lại ở Bắc Phi ? (Nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác).
Gv: Em hãy nêu những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân châu Phi ?
Gv: Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc địa của đế quốc ở châu Phi ?
Gv: Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi tiếp tục làm gì ? kết quả ?
Gv: Bên cạnh những khó khăn đó nhân dân châu phi còn gặp phải những khó khăn gì ?
Gv:? Nguyên nhân nào dẫn đến những khó khăn đó ? (Tàn phá của chiến tranh, bệnh dịch, chi phí cho vũ khí, nhu cầu quân sự ...).
- Sau chiến tranh 1945 phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra sôi nổi, sớm nhất ở Bắc Phi.
+Tháng 7/1952 Binh biến ở Ai Cập thành lập nước Cộng hoà Ai Cập 18/6/1953.
+ Năm 1954-1962 nhân dân Angiêri đấu tranh vũ trang chống Pháp giành độc lập.
+ Năm 1960 có 17 nước giành độc lập.
=>Hệ thống thuộc địa lần lượt tan rã, ra đời các quốc gia độc lập.
- Sau khi giành độc lập các nước Châu Phi xây dựng đất nước phát triển kinh tế - xã hội thu nhiều thành tích.
- Khó khăn: Đói nghèo, lạc hậu xung đột nội chiến, nợ nần, bệnh tật ...
- Các liên minh khu vực thành lập như tổ chức thống nhất châu Phi (AU).
*Hoạt động 2: II. Cộng hoà Nam Phi: 20’
-Mục tiêu: Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc ( Apacthai).
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Giáo viên: Giới thiệu vị trí của Nam Phi trên lược đồ.
Gv: Em hãy giới thiệu một số nét về Cộng hoà Nam Phi ?
Gv: Trong hơn 3 thế kỷ chính quyền thực dân da trắng đã có chính sách gì đối với người da đen và da màu ở Nam Phi. ?
Giáo viên: Kể tên một số đạo luật.
Gv: Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của người đất đai đen (Đấu tranh bất khuất, quả cảm).
Gv: Sau khi giành được tự do nhân dân Nam Phi đã làm gì ?
Gv: Việc Nenxơnmanđêla trúng cử Tổng thống có ý nghĩa gì ?
Gv: Chính quyền mới của Nam Phi đã làm gì để xây dựng đất nước ?
Gv: Việc đưa ra chiến lược này nhằm mục đích gì ? Kết quả ?
Gv: Menxơnmanđêla có vai trò như thế nào trong phong trào chống chế độ Apácthai ? (Ông là nhà hoạt động chính trị, là lãnh tụ của ANC, là anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc).
Gv: kêt luận.
- Năm 1662 là thuộc địa của Hà Lan.
- Đầu thế kỷ XIX là thuộc địa Anh.
- Năm 1910 Liên bang Nam Phi thành lập.
- Năm 1961 thành lập Cộng hoà Nam Phi.
- Bọn cầm quyền da trắng thi hành chính sách phân biệt chủng tộc cực kỳ tàn bạo.
- Người da đen hoàn toàn không có quyền tự do - dân chủ.
- Nhân dân bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
- Năm 1993 chính quyền da trắng tuyên bố xoá bỏ chế độ Apácthai.
- Tháng 4/1994 tiến hành bầu cử.
- Tháng 5/1994 Nenxơnmanđêla đã trúng cử Tổng thống.
- Ý nghĩa: Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.
- Tháng 6/1996 chính quyền mới đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô.
* Mục đích: Phát triển sản xuất, cải thiện mức sống của người da đen, xoá bỏ “Chế độ Apácthai về kinh tế” còn tồn tại với người da đen.
* Kết quả: Nam Phi là nước có thu nhập trung bình trên thế giới.
4. Củng cố: 4’: Hướng học sinh tìm hiểu
+ Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi sau 1945. 
+ Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nước ta với các nước châu Phi hiện nay?
 5. Hướng dẫn, dặn dò: 1’
+ Trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài 7.
+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Mĩ latinh từ sau năm 1945 đến nay và Phiđen Caxtơrô.
6.Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
........................................................................................................................
........
....

File đính kèm:

  • doct7.doc.doc