Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 24, Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng

 - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917.

2. Kỹ năng:

 - Sử dụng bản đồ nước Nga để xác định vị trí nước Nga trước cách mạng và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga sau cách mạng.

 - Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để rút ra nhận xét của mình.

3. Thái độ :

 - Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới.

 - Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua nội dung bài học.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 24, Bài 15: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Tại sao năm 1917 nước Nga có hai cuộc cách mạng?
Dự kiến trả lời: Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song đã dẫn tới cục diện chính trị đặc biệt là hai chính quyền song song tồn tại. Đây chỉ là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. 
	- Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. 
	Giới thiệu bài: (1ph) 
	Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nước Nga sau cách mạng tháng Mười khó khăn chồng chất. Vậy nước Nga đã làm gì để giữ vững việc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài học hôm nay. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
13’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Sau khi lật đổ bộ máy chính quyền cũ, công việc đầu tiên là phải thiết lập bộ máy chính quyền mới. 
(H): Vậy nét đặc trưng nhất mà cách mạng tháng Mười đã đem lại là gì ?
GV: Việc xây dựng bộ máy chính quyền mới vững mạnh đóng vai trò quyết định với việc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng của mỗi nước. 
- Việc xây dựng chính quyền Xô viết sáng tạo một hệ thống hành chính mới do công-nông-binh làm chủ là một nét đặc sắc nhất mà cách mạng tháng Mười Nga đem lại, giúp nươc Nga đứng vững trước khó khăn chồng chất giặc ngoài thù trong sau cách mạng tháng Mười.
(H): Sự kiện nào đánh dấu sự thành lập chính quyền mới ở Nga?
(H): Sau khi chính quyền được thiết lập xong thì việc đầu tiên mà chính quyền mới đem lại là gì?
GV: Cho học sinh đọc đoạn chữ in nhỏ SGK.
(H): Sắc lệnh hoà bình, ruộng đất đã đem lại cho nhân dân những gì?
(H): Vì sao việc làm đầu tiên của chính quyền mới đem lại là thông qua sắc lệnh hoà bình và ruộng đất ?
(H): Ngoài sắc lệnh hoà bình và ruộng đấùt, chính quyền còn thực hiện những chính sách, biện pháp gì khác ?
(H): Để thực hiện sắc lệnh hòa bình chính quyền Xô viết đã có việc làm cụ thể gì?
(H): Tất cả những việc làm trên nhằm mục đích gì?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Lắng nghe
- Xây dựng bộ máy chính quyền mới do công, nông, binh làm chủ. 
- Đêm 25-10 tại điện Xmô-nưi khai mạc Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập chính quyền mới.
- Thông qua sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất 
- Học sinh đọc SGK.
- Đáp ứng nguyện vọng hoà bình, chấm dứt chiến tranh của quần chúng nhân dân 
- Đã đem lại hơn 150 triệu héc ta ruộng đất cho nông dân, quyền lợi thiết thực của nông dân. 
- Rút nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh để tránh tiếp tục gây ra những tổn thất nặng nề cho đất nước, nhân dân. 
- Giải quyết vấn đề ruộng đất quyền lợi thiết thực cho nhân dân–lực lượng tham gia chủ yếu đưa đến thắng lợi của cách mạng --> đó là những việc làm cần thiết cấp bách nhất củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền mới, góp phần giải quyết tháo gỡ từng khó khăn sau cách mạng để tiếp tục xây dựng và bảo vệ chính quyền. 
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp để giải quyết những khó khăn, xây dựng và bảo vệ chính quyền: Xóa bỏ đẳng cấp và đặc quyền của giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, quyền tự quyết của các dân tộc, nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt, công nhân có quyền kiểm soát các nhà máy xí nghiệp.
- Kí với Đức hòa ước Bơ-rét Lli-tốp (3-1918) rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.
- Xây dựng và củng cố chính quyền mới, đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh để có thời gian hòa hoãn để xây dựng chính quyền mới.
II. CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
1. Xây dựng chính quyền Xô viết:
- Đêm 25/10/1917 tại điện Xmô-nưi chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu.
- Chính quyền mới thông qua “Sắc lệnh hoà bình” và “Sắc lệnh ruộng đấùt”, nhằm đáp ứng nguyện vọng hoà bình và đem lại ruộng đất cho nhân dân 
- Chính quyền Xô viết tuyên bố xóa bỏ các đẳng cấp xã hội và những đặc quyền của Giáo hội; thực hiện các quyền tự do dân chủ và quyền dân tộc tự quyết; nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt như ngân hàng, ngoại thương trao cho công nhân quyền kiểm soát sản xuất.
- Tháng 3-1918 chính quyền Xô viết kí với Đức hòa ước Bơ-ret Li-tôp rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc. Tuy phải chịu những điều khoản nặng nề, song hòa ước đã mang lại cho nước Nga thời gian hòa bình để củng cố chính quyền , xây dựng lực lượng và phát triển kinh tế.
9’
* HOẠT ĐỘNG 2:
(H): Tại sao thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã làm cho các nước đế quốc căm ghét, hoảng sợ muốn bóp chếùt cách mạng?
GV: Cách mạng tháng Mười Nga đưa đến sự thành lậïp nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, một hệ thống XH mới ra đời (XHCN) chứng tỏ CNTB không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới --> lực lượng phản cách mạng trong nước (tư sản, địa chủ phản động) và các nước đế quốc căm ghét, hoảng sợ, liên kết với nhau (14 nước) muốn xoá bỏ chính quyền Xô viết lúc còn trứng nước.
GV: Sử dụng bản đồ hình 57 trình bày cho học sinh quan sát. 
* Tích hợp môi trường: 
(H): Địa bàn của nước Nga Xô viết phải chống thù trong giặc ngoài như thế nào ?
(H): Trước tình đó nhà nước và nhân dân đã làm gì? 
(H): Mục đích của chính sách cộng sản thời chiến?
(H): Kết quả đạt được của công cuộc chống thù trong giặc ngoài như thế nào ?
GV: Bền bỉ quyết liệt từ 1918 -1920 Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản. 
GV: Cho hs thảo luận nhóm:
(H): Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được thành quả cách mạng?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Cách mạng tháng Muời 
--> nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới 
- Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nên bọn Đế quốc + phản động muốn xoá bỏ chính quyền Xô viết để duy trì hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới. 
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát bản đồ 
- Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài của nhân dân Xô viết trải dài trên địa bàn rộng lớn.
- Thực hiện chính sách cộng sản thời chiến: Quốc hữu hóa các xí nghiệp, trưng thu lương thực thừa, nhà nước nắm độc quyền quản lý và phân phối, thi hành chế độ lao động bắt buộc.
- Nhằm động viên toàn bộ sức người, sức của cho cuộc chiến tranh, lực lượng quân đội được xây dựng từ 500 000 người vào mùa hè năm 1918 lên 3,5 triệu người ( mùa hè 1919 ) và 5 triệu (1920) 
- Đến năm 1920 Hồng quân đã đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản, nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm:
+ Sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân.
+ Lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh mẽ.
+ Tác dụmg của chính sách cộng sản thời chiến.
+ Hồng quân chiến đấu dũng cảm.
2. Chống thù trong, giặc ngoài:
-Từ cuối 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vào nước Nga Xô viết.
- Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và gian khổ, chính quyền Xô viết đã thi hành “Chính sách cộng sản thời chiến”. 
- Cuối năm 1920, nước Nga Xô viết đã đánh thắng thù trong giặc ngoài .
9’
* HOẠT ĐỘNG 3:
(H): Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga ?
GV: Tiếng vang của cách mạng tháng Mười đã được nhà văn Mỹ là Giôn Rit tường thuật lại trong cuốn sách: “ Mười ngày làm rung chuyển thế giới’’
(H): Vì sao Giôn Rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”?
(H): Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa quốc tế như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận con người Nga, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. 
- Lắng nghe
- Do tác động làm thay đổi thế giới với sự ra đời của nhà nước XHCN rộng lớn -->các nước đế quốc hoảng sợ.
- Để lại nhiều bài học cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức. 
-Một chế độ mới ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
- Mở ra thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười:
* Đối với nước Nga: 
- Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận con người Nga, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. 
* Đối với thế giới: 
-Một chế độ mới ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
- Mở ra thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.
5’
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Sau cách mạng tháng Mười, nhân dân Nga đã bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Vì sao cách mạng tháng Mười Nga la

File đính kèm:

  • docT24 - CACH MANH THANG MUOI NGA 1917 (TIEP THEO).doc
Giáo án liên quan