Giáo án Lịch sử 8 tuần 4 Bài 4 : phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa mác

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : HS Nắm được

 - Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tình cảnh của giai cấp công nhân.

 - Những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX.

 2. Thái độ : Bồi dưỡng cho HS

- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân .

3. Kỹ năng : Rèn kĩ năng

- Biết phân tích nhận định về quá trình phát triển của phong trào công nhân thế kỷ XIX .

- Làm quen với văn kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Phóng to H25, SGK.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài soạn, vở bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới?

2. Giới thiệu bài mới : Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản nhưng họ bị bóc lột nặng nề đấu tranh chống lại giai cấp tư sản .Vậy trong buổi đầu họ đã đấu tranh dưới những hình thức nào? Kết quả của của các cuộc đấu tranh đó ?  Bài4.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tuần 4 Bài 4 : phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4 Ngày soạn: 06/9/2014
 Tiết 7 Ngày dạy: 09/09/2014
Bài 4 : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : HS Nắm được
 - Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tình cảnh của giai cấp công nhân. 
 - Những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX.
 2. Thái độ : Bồi dưỡng cho HS
- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân .
3. Kỹ năng : Rèn kĩ năng
- Biết phân tích nhận định về quá trình phát triển của phong trào công nhân thế kỷ XIX .
- Làm quen với văn kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Phóng to H25, SGK.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới?
2. Giới thiệu bài mới : Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản nhưng họ bị bóc lột nặng nề® đấu tranh chống lại giai cấp tư sản .Vậy trong buổi đầu họ đã đấu tranh dưới những hình thức nào? Kết quả của của các cuộc đấu tranh đó ? ® Bài4.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong trào đập phá máy móc.
HS: nhắc lại hệ quả của cách mạng công nghiệp. 
GV cung cấp thông tin: Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời.
? Vì sao giai cấp công nhân đấu tranh ?
HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK /24 . Xem tranh H24 -> Nhận xét về lao động trẻ em trong hầm mỏ.
GV: Phân tích.
? Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động là trẻ em ?
? Giai cấp công nhân đã đấu tranh dưới những hình thức nào ?
? Vì sao công nhân lại đập phá máy móc ?
HS thảo luận cặp 2’: Việc đập phá máy móc thể hiện nhận thức của giai cấp công nhân như thế nào ?
GV: Phân tích. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
? Trong những năm 1830-1840 công nhân đã đấu tranh dưới những hình thức nào ?
? Em hiểu như thế nào về khẩu hiệu :” Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” ?
GV nhấn mạnh: ( Quyền được lao động không bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quyền này )
HS: quan sát H25 
? Nhận xét về khí thế của phong trào Hiến Chương .
GV: mô tả thêm về hình ảnh 20 công nhân khiêng hòm đưa bản kiến nghị đến Quốc hội .
? Các hình thức đấu tranh giai đoạn này có gì khác với giai đoạn trước ? vì sao ?
GV: ( Nhận rõ kẻ thù, đấu tranh có tổ chức có mục tiêu )
? Kết quả của phong trào đấu tranh giai đoạn này?
HS thảo luận nhóm 3’: Vì sao phong trào thất bại ?
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công.
a. Nguyên nhân 
 - Bị bóc lột nặng nề, thời gian làm việc nhiều, tiền lương thấp 
 - Điều kiện lao động vất vả .
b. Hình thức đấu tranh 
 - Đập phá máy móc, đốt công xưởng .
 - Bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm .
 - Lập các công đoàn để đoàn kết đấu tranh .
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
* Diễn biến
 + 1831 công nhân dệt ở Ly-ông ( Pháp ) Khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm và thiết lập chế độ cộng hoà.
® 1834 khởi nghĩa lại tiếp tục trong 4 ngày .
 + 1844 Công nhân dệt ở Sơ-lê –din ( Đức ) khởi nghĩa .
 + 1836-1847 phong trào Hiến Chương nổ ra ở Anh: có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt .
* Kết quả 
 Các cuộc đấu tranh này đều thất bại do thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và đường lối chính trị đúng đắn.
* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này
II .SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Hướng dẫn học sinh đọc thêm
4. Củng cố: 
Câu hỏi và bài tập 
 - So sánh sự khác nhau của phong trào công nhân trước 1830 và sau 1830 ?
- Khoanh tròn vào1 chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng : nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh của công nhân Pháp –Đức –Anh nửa đầu thế kỷ XIX :
A. Phong trào đấu tranh chưa mạnh mẽ.
B. Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ ở nhiều nơi .
C. Phong trào đấu tranh chưa có sự lãnh đạo chặt chẽ và thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
D. Tất cả các lý do trên .
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Chuẩn bị bài 4 phần II
- Tìm hiểu về tình bạn của Mác – Ăng Ghen và nội dung của tuyên ngôn Đảng Cộng Sản.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

File đính kèm:

  • doclich su 8tiet 7 tuan 4.doc