Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 24 - Tiết 36: Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873

1. MỤC TIÊU

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX. Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp.

b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tình hình, tìm hiểu nguyên nhân sự kiện.

c. Về tư tưởng. Nhận rõ bản chất tham lam, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

a. Chuẩn bị của giáo viên

-Bản đồ Đông Nam Á trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây.

-Tranh ảnh và cuộc tấn công của thực dân Pháp ở Đà Nẵngvà phong trào kháng chiến của nhân dâ

- Bản đồ hành chính Việt Nam, đánh dấu khu vực chiến sự Đà Nẵng, sáu tỉnh Nam Kì

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 24 - Tiết 36: Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858 
ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
 Bài 24,Tiết 36:
Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873
1. MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX. Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tình hình, tìm hiểu nguyên nhân sự kiện.
c. Về tư tưởng. Nhận rõ bản chất tham lam, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
a. Chuẩn bị của giáo viên 
-Bản đồ Đông Nam Á trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây.
-Tranh ảnh và cuộc tấn công của thực dân Pháp ở Đà Nẵngvà phong trào kháng chiến của nhân dâ
- Bản đồ hành chính Việt Nam, đánh dấu khu vực chiến sự Đà Nẵng, sáu tỉnh Nam Kì
b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu trước bài trong SGK
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
*Ổn định lớp: 8A	 8B 	
a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
*Giới thiệu bài mới: Tình hình xã hội Việt Nam thế kỉ XIX là một nhà nước phong kiến dưới sự cai trị của nhà Nguyễn; là một nhà nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cùng thời điểm đó, chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đang ngày một phát triển mạnh và dần chuyển sang chủ nghĩa thực dân, tiến hành đi xâm lược các nước thuộc địa. Việt Nam là một quốc gia nằm trong sự dòm ngó của thực dân Pháp.
b. Bài mới. 
I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM.
 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859
a. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt nam.
 GV: Trong khi CNTB ở phương Tây đang phát triển mạnh thì ở phương Đông, CĐPK vẫn tồn tại. ở nước ta, triều đại nhà Nguyễn nắm quyền cai quản đất nước nhưng đang dần đi tới khủng hoảng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
- Tư bản Pháp có âm mưu xâm lược nước ta từ rất sớm. 
Những người phương Tây đầu tiên đến Việt Nam là các lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, họ đã biết đến Việt Nam từ lâu ( thế kỉ XVI), lúc đầu đơn giản chỉ là buôn bán và truyền đạo, về sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu thị trường lớn, vì vậy đã tranh giành buôn bán và muốn được xâm lược đặt ách thống trị. Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. Thế kỉ XVII, các giáo sĩ Pháp đã tới Việt Nam truyền đạo, trong đó có một số kết hợp với việc dò xét tình hình, vẽ bản đồ, vạch kế hoạch cho cuộc xâm nhập của người Pháp sau này.
HS: ( đọc mục 1 SGk)
?: Tại sao tư bản Pháp xâm lược Việt Nam ?
 HS : ( Trả lời theo SGK)
 * Nguyên nhân sâu xa:Các nước tư bản phương tây dẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt nam nằm trong hoàn cảnh chung đó 
* Nguyên nhân trực tiếp: 
+ Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo giatô đã đem quân xâm lược việt nam.
+triều đình Nguyễn bạc nhược, yếu hèn với chính sách thủ cựu 
b. Chiến sự ở Đà Nẵng
? Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào ?
- Ngày 31/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- sáng 1-9-1958 thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta 
? Nhân dân ta kháng chiến chống Pháp như thế nào ?
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.
- Quân dân anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.
- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phưong đã anh dũng chống trả.
- Quân Pháp bước đầu thất bại, Suốt 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà 
 Gv cho học sinh quan sát bản đồ.
? Xác định địa điểm Đà Nẵng trên bản đồ 
? Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên ?
Gv: Nơi đây có cửa biển tương đối rộng, tàu chiến ra vào dễ dàng, hậu phương Quảng Nam là một vùng đất trù phú giúp chúng thực hiện chiến lược lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Đặc biệt, chiếm được ĐN, chúng sẽ nhanh chóng vượt đèo Hải Vân vào Huế, khống chế được triều đình
? Nhà Nguyễn đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào ?
Gv: cuộc tấn công của Pháp không bất ngờ với triều đình nhà Nguyễn nhưng với hơn 3000 quân (chưa kể lực lượng dân binh), nhà Nguyễn vẫn không ngăn nổi Pháp. Nguyễn Tri Phương sau khi được cử làm tổng chỉ huy, ông đã tích cực phối hợp cùng nhân dân ngăn không cho Pháp tiến sâu vào đất liền. Sau 5 tháng, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của chúng bị thất bại.
- trong tình hình đó, chúng phải thay đổi kế hoạch xâm lược.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1959
GV: Không tấn công được Đà Nẵng, chúng kéo quân vào Gia Định với ý đồ:
+ Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.
+ Đi trước Anh một bước trong việc chiếm các cảng biển ở miền Nam.
+ Chuẩn bị chiếm Cao Miên, dò đường sang miền Nam Trung Quốc.
? Xác định địa bàn Gia Định trên bản đồ.
Gv: Thành Gia Định là một thành lớn, là căn cứ từ thời Nguyễn Ánh lập nghiệp. Nơi đây lực lượng quân đội của nhà Nguyễn đông, vũ khí và lương thảo đầy đủ.
? Gia Định là một địa bàn như thế nào ?
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh song Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam puchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực Mê Kông.
- GV bổ sung: Người Pháp nhận xét: “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn – xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Vì tất cả những lí do trên Pháp quyết định đánh Gia Định.
? Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào ?
- Tháng 2/1859 Pháp đánh vào Gia Định, đến ngày 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định
GV: Ngày 2/2/1859 quân Pháp với 2000 quân và 8 tàu chiến, lợi dụng mùa gió bấc kéo vào Gia Định, ngày 10/2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định, đến trưa quân Pháp chiếm được thành, quan quân triều đình tan rã nhanh chóng.
- Tháng 2-1859 Pháp kéo quân từ Đà Nẵng vào Gia Định
+ 17-2-1859 chúng tấn công Gia Định 
+ Quân triều đình chống trả yếu ớt 
? Trong lúc quan quân nhà Nguyễn bỏ thành chạy , Nhân dân kháng chiến như thế nào?
HS: - Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu: chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch.
GV: Mặc dù quân đội triều đình tan rã nhanh chóng, song các đội dân binh lại chiến đấu dũng cảm, đêm ngày phục kích, giết chỉ huy giặc, bao vây địch, tổ chức đánh đắm tàu chiến giặc trên sông Sài Gòn, khiến quân Pháp ngày càng lúng túng, chiếm được thành Gia Định nhưng không sao làm chủ được.
Vì vậy quân Pháp đã dùng thuốc nổ phá thành Gia Định (ngày 8/3/1859), đốt trụi kho lúa gạo và rút quân xuống các tàu chiến.
+ Nhân dân đã tự động đứng lên kháng pháp làm cho chúng rất khó khăn 
? Đến 1860, tình hình có gì thay đổi ?
GV: Sang đầu năm 1860 quân Pháp sa lầy ở các chiến trường Trung Quốc và Xiri nên không thể tiếp viện cho chiến trường Việt Nam. Vì vậy quân Pháp ở Gia Định giặp nhiều khó khăn, lực lượng rất mỏng có khoảng 1000 tên, lại phải trải ra trên một tuyến dài 10km. Đây là cơ hội tốt để quân ta đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Nhưng từ tháng 3/1860 Nguyễn Tri Phương được cử ra làm chỉ huy mặt trận Gia Định đã bỏ lỡ cơ hội đó. Ông chỉ lo phòng thủ, huy động quân dân xây dựng một phòng tuyến kiên cố bao gồm một hệ thống đồn luỹ dài 16km ở phía Tây thành Gia Định. Hệ thống này lấi đại đồn Chí Hoà làm trung tâm. Với 12.000 quân và 150 khẩu đại bạc, nhưng không chủ động tấn công giặc mà nằm im chờ giặc tới.
- 7/1860, Pháp vướng phải chiến sự ở Trung Quốc, số quân còn lại trên chiến trường việt Nam chỉ còn khoảng 1000 tên trải dài trên 10 km.
- Triều đình chỉ thủ hiểm ở đại đồn Chí Hoà 
GV: Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng trong tuyến phòng thủ của địch (tháng 7/1860).
? Em hãy phân tích tình hình để thấy được sự nhu nhược, yếu đuối của triều đình nhà Nguyễn.
HS: Quân hèn nhát, sợ giặc , tướng lĩnh không dám chủ động tấn công ngay cả khi có thời cơ thuận lợi 
? Thái độ của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho Pháp ?
HS:- Sau khi kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc, Pháp mở rộng đánh chiếm nước ta. 
? Thực dân Pháp tấn công đại đồn chí hoà như thế nào ?
HS: Ngày 23/2/1861 tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà.
GV: Quân ta chiến đấu ròng rã 2 ngày liền , cuối cùng thành vỡ, Nguyễn tri Phương chạy về thuận kiều cố thủ , thuận Kiều mất , quân ta lui về Biên hòa. Pháp Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
+ Định Tường: 22/4/1861
+ Biên Hoà: 18/12/1861
+ Vĩnh Long: 23/3/1862
- Rạng sáng ngày 24/2/1861 Pháp tấn công, sau 2 ngày, thành Chí Hoà bị vỡ, Nguyễn Tri Phương rút chạy. Pháp lần lượt chiếm định Tường, Vĩnh Long, Biên Hoà
- Ngày 5-6-1862 Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
? Tại sao Triều đình Huế ký điều ước Nhâm Tuất?
HS: Nhân nhượng Pháp để giữ lấy quyền lợi giai cấp và dòng họ, phản bội quyền lợi dân tộc 
- 5/6/1862, triều đình Huế phải kí với Pháp hiệp ước Nhâm tuất
? Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất
HS: Trả lời theo SGK
* Điều ước Nhâm Tuất :
- Triều đình nhà nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ và côn đảo.
- mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
- Bồi thường một khoản chiến phí rất nặng cho pháp 
? Điều ước 1862 vi phạm chủ quyền nước ta như thế nào ?
HS: Đây là văn kiện bán nước đầu tiên nhà Nguyễn ký với Pháp, nhượng 3 tỉnh miền đông nam kỳ và Côn Đảo cho Pháp 
c. Củng cố, Luyện tập - Bài tập:
1. Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là để
A. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.
B. mở rộng thị trường.
C. khai hoá văn minh cho triều Nguyễn.
D. truyền đạo
3. Nơi mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam là
A. Sài Gòn – Gia định C. bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
B. Huế D. Thuận An
d. H

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 36.doc