Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu cần đạt:

 a. kiến thức:

 Giúp h/s hệ thống các kiến thức, sự kiện đã học, nắm vững nguyên nhân, hoàn cảnh nào hình thành các triều đại N-Đ-TL-L với ccá g.đ k/c chống Tống

 b. Tư tưởng:

 Gd lòng tự hào về các thành tựu các triều đại ls, lòng tự hào lòng yêu nước của nd ta

 c. Kĩ năng:

 Rèn luyện cách đọc lược đồ, biết tìm những mẩu chuyện ls, biết thống kê các sự kiện

2. Chuẩn bị.

 a. Giáo viên: Hệ thống lại kiến thức, đưa ra các bài tập ls, bảng phụ, lược đồ.

 b. Học sinh: Ôn tập lại những kiến thức đã học trả lời theo yêu cầu.

3. Tiến trình lên lớp:

 a. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu hỏi: Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh Tiền Lê?

Trả lời: So với thời Đinh Tiền Lê xã hội thời Lý được chia thành nhiều tầng lớp:

 +) Địa chủ.

 +) Nông dân thường.

 +) Nông dân tá điền.

 b. Bài mới: (37’)

Gv: Y/c hs xem lại các triều đại N-Đ-TL-L

 Y/c: Hãy chọn câu trả lời đúng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/10 	 Ngày giảng 7A,B: 19/10/10
	 Tuần 10	 7C: 21/10/10
	 7D: 18/10/10
BÀI TẬP LỊCH SỬ
1. Mục tiêu cần đạt:
	a. kiến thức: 
 Giúp h/s hệ thống các kiến thức, sự kiện đã học, nắm vững nguyên nhân, hoàn cảnh nào hình thành các triều đại N-Đ-TL-L với ccá g.đ k/c chống Tống
	b. Tư tưởng: 
 Gd lòng tự hào về các thành tựu các triều đại ls, lòng tự hào lòng yêu nước của nd ta
	c. Kĩ năng: 
 Rèn luyện cách đọc lược đồ, biết tìm những mẩu chuyện ls, biết thống kê các sự kiện
2. Chuẩn bị.
	a. Giáo viên: Hệ thống lại kiến thức, đưa ra các bài tập ls, bảng phụ, lược đồ.
	b. Học sinh: Ôn tập lại những kiến thức đã học trả lời theo yêu cầu.
3. Tiến trình lên lớp:
	a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh Tiền Lê?
Trả lời: So với thời Đinh Tiền Lê xã hội thời Lý được chia thành nhiều tầng lớp:
 	+) Địa chủ.
 	+) Nông dân thường.
 	+) Nông dân tá điền.
	b. Bài mới: (37’)
Gv: Y/c hs xem lại các triều đại N-Đ-TL-L 
	Y/c: Hãy chọn câu trả lời đúng.
Bài tập 1: Những việc làm của Ngô Quyềnkhi mới lên ngôi?
	A. Chọn đất đóng đô.
	B. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến Phương Bắc, đặt các chức quan Văn, Võ.
	C. Cử các tướng có công coi giữ những nơi quan trọng
	D. Đề ra các biện pháp phát triển nônh nghiệp.
	E. Tổ chức thi cử chọn người tài ra làm quan.
 	Đáp án: Chọn ý. A. B. C. 
Bài tập 2: Hậu quả của loạn 12 sứ quân?
	A. Đất nước bị chia cắt, mỗi sứ quân chiếm giữ một vùng.
	B. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
	C. mùa màng bị tàn phá, nhân dân bị đói khổ.
	D. Quân xâm lược Phơưng Bắc thừa cớ nhòm ngó, chuẩn bị tiến đánh.
	E. Tất cả các ý trên.
 	Đáp án: Chọn ý. E.
Bài tập 3: Trong bốn nhân vật lịch sử dưới đây ai? là người: “có học, có đức, có uy tín được nhiều người quí trọng”.
	A. Lý Thường Kiệt.
	B. Đinh Bộ Lĩnh.
	C. Lý Công Uẩn.
	D. Lê Hoan.
 	Đáp án: C.
Bài tập 4: Lý Thái Tổ dời kinh đô Hoa Lư về Thăng Long vì:
	A. Thăng Long có cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ.
	B. Thăng Long là nơi thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
	C. Đất Hoa Lư trũng thấp.
	D.Thăng Long có địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho việc bảo vệ đất nước.
	Đáp án: Chọn ý: B.
Bài tập 5: Hãy kể tên các kinh đô nước ta theo thứ tự thời gian. Từ thừi Văn Lang đến thời nhà Lý.
	- Phong Châu.
	- Cổ Loa.
	- Mê Linh.
	-Tô Lịch 
	- Hoa Lư.
	- Thăng Long.
Bài tập 6: Lập niên biểu: Gv đưa ra năm, h/s thảo luận các sự kiện tương ứng
Năm
Sự kiện
1077
1075
1009
1005
981
979
968
965 
944 
938 
Kháng chiến chống Tống
Kháng chiến chống Tống
Nhà Lê sụp đổ
Lê Hoàn mất
Quân Tống xâm lược
Triều Đinh sụp đổ
Thống nhất đất nước-nhà Đinh thành lập
Nhà Ngô suy vong-loạn 12 sứ quân
Ngô Quyền mất 
Nhà Ngô thành lập
Bài tập 7: Lập bảng so sánh:
Nhà N-Đ-TL-L tiến hành chống những ngoại xâm nào? ổn định xh ra sao? tồn tại thời gian bao lâu? đóng đô, quốc hiệu, niên hiệu, bộ máy chính quyền theo thể chế gì?
HS: thảo luận sau đó điền thông tin vào bảng sau:
Nội dung
Ngô
Đinh
Tiền Lê
Lý
Chống ngoại xâm
Đánh quân Nam Hán
Dẹp loạn 12 sứ quân
Đánh quân Tống
Đánh quân Tống
Thời gian
938-965
968-979
980-1009
1010-1226
Kinh đô
Cổ Loa
Hoa Lư
Hoa Lư
Thăng Long
Quốc hiệu
Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt
Đại Việt
Thể chế
Quân chủ
Quân chủ
Quân chủ
Quân chủ
Bài tập 8: Nối cột A tương ứng với nội dung cột B	
A
B
1042
1054
1010
1075
1077
Lý Công Uẩn dời đô về Đại La
Đổi tên nước là Đại Việt	Lí Thường Kiệt tấn công thành Ung Châu
Chiến thắng Như Nguyệt	
Ban hành bộ hình thư
Bài tập 9: Trình bày các giai đoạn k/c chống Tống của nhà Lý?	
Giai đoạn I
Giai doạn II
-Thời gian: 1075
-Ta tấn công tự vệ
-Đánh thành Ung Châu
-Thời gian: 1076-1077
-Quân Tống chủ động ->phòng ngự
-Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt
Bài tập 10: -Tường thuật chiến thắng Tống lần 2 bằng Lược đồ
	-Kể lại các câu chuyện ls về thời N-Đ-TL-L
	c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	 Bài tập: Hãy viết tiếp các ý sau về tình hình của nước Tống cuối thế kỷ XI? 
	- Tài chính trong nước 
	- Nội bộ triều đình. 
	- Đời sống nhân dân .
- Tình hình biên cương ...
d. Hướng dẫn học tập:(1’)
-Học bài, xem lại các kiến thức đã ôn tập và làm bt
-Chuẩn bị: Ôn tập
Ngày soạn: 17/10/10 	 Ngày giảng 7A,B,D: 20/10/10
	 7C: 22/ 10/ 10 
Tiết 18:	ÔN TẬP
1/ Mục tiêu bài học.
	a/ Kiến thức.
 Giúp HS ôn tập lại những kiến thức đã học về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Mối quan hệ từng phần.
	b/ Tư tưởng.
 Giáo dục niềm tin và lòng tự hào dân tộc, tự hào về những thành tựu mà đất nước và nhân loại đã đạt được.
	c/ Kỹ năng.
 Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử. Cách dùng, chỉ bản đồ và lập niên biểu.
2. Chuẩn bị.
	a. Giáo viên: Hệ thống lại kiến thức đã học đưa ra hệ thống câu hỏi.
	b. Học sinh: Ôn tập lại những kiến thức đã học trả lời theo yêu cầu.
3. Phần thể hiện trên lớp
	a. Kiểm tra bài cũ (4’)
	Câu hỏi: Hãy trình bày trận chiến đáu trên phòng tuyến Như Nguỵệt của quân dân ta?
	 Trả lời: Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng thất bại. Một đêm cuối xuân năm 1077 Lý thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch.
	- Quân Tống thua to.
	b. Tiến hành ôn tập: (36’)
	Gv: hệ thống lại những kiến thức đã học bằng cách ra câu hỏi để hs trả lời.
I. Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Biện pháp quan trọng nhà Lý dùng củng cố khối đoàn kết dân tộc?
	1 Gả công chúa cho các tù trưởng miền núi.
	1 Ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
	1 Kiên quyết chấn áp các vụ gây rối.
Câu 2: Chính sách đối ngoại của nhà Lý?
	1 Giữ quan hệ bình thường vơí nhà Tống. 
	1 Cho nhân dân hai bên biên giới qua lại tự do
	1 Đập tan các cuộc tiến quân của Champa.
	1 Không cống nạp cho nhà Tống.
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý?
	1 Lê Hoàn mất các con tranh giành ngôi vua.
	1 Lê Long Đĩnh lên ngôi nhưng tham lam, tàn bạo.
	1 Triều thần chán ghét nhà Lê.
	1 Nhân dân đòi thay triều khác.
	1 Các đại thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
Câu 4: Âm mưu chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
	1 Xúi giục Champa đánh ta từ phía Nam.
	1 Cấm nhân dân hai bên biên giới qua lại.
	1 Cho quân sang cướp bóc và dò la tin tức.
	1 Lôi kéo các tù trưởng dân tộc ít người của ta theo Tống.
	1 Ngấm ngầm chuẩn bị lương thực và vũ khí.
Câu 5: Lý do Lý Thường Kiệt chủ đoäng giảng hòa khi quân Tống đang thua to?
	1 Không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đang ở thế cùng lực kiệt.
	1 Không làm tổn thương danh dự của nước láng giềng.
	1 Không kích động sự hằn thù dân tộc để đảm bảo hòa bình lâu dài cho dân tộc.
	1 Quan Đại Việt mệt mỏi không đánh nữa.
	1 Lương thực, vũ khí của ta đã cạn kiện
II. Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?
	Học sinh: Cuối thế kỉ V người GiécManh tiêu diệt các quốc gia cổ đại, tướng lĩnh quý tộc được chia ruộng đất, phong chức tước -> các lãnh chúa Phiong Kiến, Nông Nô phụ thuộc vài lãnh chúa xã hội Phong Kiến hình thành.
Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp đến xã hội Châu Âu?
	Học sinh: Các cuộc phát kiến địa lý đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản Châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá.
Câu 3: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc đã hình thành như thế nào?
	Học sinh: Thời Xuân Thu Chiến Quốc nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt diện tích được mở rộng, năng xuất lao động tăng, xã hội thay đổi, một số quan lại giàu chiếm nhiều ruộng đất lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ, nhiều nông dân bị mất ruộng đất trở lên nghèo phải nhận ruộng đất của địa chủ để lĩnh canh, cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
 	Như vậy xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần từ thế kỉ thứ III trước công nguyên (Thời Tần) và được xác lập thời Hán.
Câu 4: Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập?
	Học sinh: Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán kết thúc hơn một nghàn năm dưới ách đô hộ của phương Bắc mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của tổ quốc.
 	- Đinh bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
Câu 5: Tại sao Lý Công Uẩn được suy tôn làm Vua?
	Học sinh: Vì ông là người vừa có tài vừa có đức, có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng khi Lê long Đĩnh chết mọi người đều suy tôn ông lên làm Vua.
Câu 6: Tai sao Lý công Uẩn quyết định rời đô về Đai La và đổi tên là Thăng Long?
	Học sinh: - Vì đây địa thế thuận lợi, nơi tụ họp của bốn phương.
 - Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng dịnh ý chí tự cường của dân tộc.
Câu 7: Nhà Tống âm mưu xâm lược Đai Việt nhằm mục đích gì?
	Hs: Nhằm giải quyết khủng hoảng trong nước.
Câu 8: Việc chủ động tấn công của Lý thường Kiệt có ý nghĩa gì?
 	 Hs: Làm thay đổi kế hoạch và chậm lại cuộc tiến công của nhà Tống.
	c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	Gv: khái quát nhắc lại những kiến thức cơ bản. 
	Gv: Đưa thêm các câu hỏi:	
	1/ Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế lãnh địa khác với nền kinh tế thành thị như thế nào?
	2/ Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng? Phong trào CCTG có tác động như thế nào đến XH châu Âu?
	3/ Miêu tả bộ máy chính quyền TW và địa phương thời Tiền Lê?
	4/ Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? Ý nghĩa của chiến thắng này?
	5/ Vì sao nhân dân ta chống Tống giành thắng lợi?
	6/ Nêu những nế độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
	d. Hướng dẫn về nhà: (1’)
	Vẽ lại sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê-Lý
Về nhà ôn tập giờ sau kiểm tra 1tiết

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc