Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 46, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Sự sa đoạ của triều đình phong kiến nhà Lê với những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị và tranh giành quyền lợi trong 20 năm.

- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh mẽ ở đầu thế kỉ XVI.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.

- Hiểu được nhà nước thịnh hay suy là do nhân dân.

3- Kĩ năng:

Đánh giá nguyên nhân chủ yếu của triều đình phong kiến nhà Lê.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ phong trào nông dân thế kỉ XVI.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 46, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Ngày soạn: 06 / 02 / 2011
Tiết: 46
Ngày dạy: 09 / 02 / 2011
Chương V
Bài 22
Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII
Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
(Thế kỉ XVI – XVIII)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Sự sa đoạ của triều đình phong kiến nhà Lê với những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị và tranh giành quyền lợi trong 20 năm.
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh mẽ ở đầu thế kỉ XVI.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.
- Hiểu được nhà nước thịnh hay suy là do nhân dân.
3- Kĩ năng:
Đánh giá nguyên nhân chủ yếu của triều đình phong kiến nhà Lê.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ phong trào nông dân thế kỉ XVI.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Giới thiệu bài mới:
Từ thế kỉ XV nhà Lê sơ đạt nhiều thành tựu nổ bật trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, coi đây là thời kì thịnh của nhà nước khong kiến tập quyền. Nhưng từ thế kỉ XVI trở đi, nhà Lê dần suy yếu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu đó.
I- Tình hình chính trị – xã hội
1- Triều đình nhà Lê.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV nhắc lại thời gian thịnh trị của nhà Lê.
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của nhà Lê?
- GV cho HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
- GV mở rộng: vua Uy Mục – vua quỷ; vua Tương Dực- vua lợn.
? Sự suy thoái của các tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến phân hoá như thế nào?
? Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỉ XVI so với thời vua Lê Thánh Tông?
- Tầng lớp thống trị bắt đầu suy thoái: Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
- HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
- Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Kém về năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước đến chỗ suy vong.
- Tầng lớp thống trị bắt đầu suy thoái: Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
- Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Dưới thới Lê Uy Mục, quí tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.
- Dưới thời Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
2- Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì?
? Vì sao đời sống nhân dân cực khổ?
- GV cho HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
? Thái độ của tầng lớp nhân dân với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào?
? Nêu những diễn biến chính của phong trào đấu tranh của nông dân thế kỉ XVI?
- GV sử dụng lược đồ phong trào nông dân thế kỉ XVI và tường thuật.
? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân thế kỉ XVI?
? Kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa này?
- Quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét nhân dân.
- Đời sống nhân dân cực khổ.
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở lên gay gắt.
à Nhân dân đấu tranh.
- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511).
- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (1512)
- Khởi nghĩa Phùng Chương (1515).
- Tiêu biểu là khởi nghĩa Trần Cảo năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
- Phong trào có quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt.
- Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhưng góp phần làm suy yếu nhà Lê.
* Nguyên nhân:
- Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét nhân dân.
- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân cực khổ.
-> Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở lên gay gắt.
=> Nhân dân đấu tranh.
* Phong trào đấu tranh của nông dân:
- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511).
- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (1512)
- Khởi nghĩa Phùng Chương (1515).
- Tiêu biểu là khởi nghĩa Trần Cảo năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).nghĩa quan cạo trọc đầu chỉ để 3 chỏm tóc gọi là nghia quân ba chỏm. Nghĩa quân 3 lần tan công Thăng Long, có lần chiếm được , vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
* Kết quả, ý nghĩa: 
- Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhưng góp phần làm suy yếu nhà Lê -> mau chóng sụp đổ.
* Củng cố bài học:
? Tường thuật trên lược đồ diễn biến của phong trào đấu tranh của nông dân thế kỉ XVI?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc sự sa đoạ của triều đình phong kiến nhà Lê với những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị và tranh giành quyền lợi trong 20 năm. Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh mẽ ở đầu thế kỉ XVI.
- Đọc và chuẩn bị bài phần II- Cuộc chiến tranh Nam Bắc triều, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 46.doc