Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 51, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVI - XVII (Tiết 2) - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

-Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồnvà phát huy nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc.

-Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân Châu Au đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ .

2.Kĩ năng: Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng minh.

3.Thái độ: Hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc luôn phát triển trong bất kỳ hòan cảnh nào.

 -Tích hợp: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc.

 

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh ảnh một số thành tựu văn hoá TK XVI-XVIII

-Bảng phụ, một vài mẩu chuyện về Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Trình.

2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 51, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVI - XVII (Tiết 2) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/2013
Ngày dạy: /2/2013
Tuần 26
Tiết 51
BÀI 23: KINH TẾ VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVII
II. VĂN HÓA
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
-Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồnvà phát huy nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc.
-Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân Châu Au đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ .	
2.Kĩ năng: Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng minh.
3.Thái độ: Hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc luôn phát triển trong bất kỳ hòan cảnh nào.
	-Tích hợp: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
-Tranh ảnh một số thành tựu văn hoá TK XVI-XVIII
-Bảng phụ, một vài mẩu chuyện về Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Trình.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT HOẠT CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1.Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sỉ số 
2.Kiểm tra bài củ (5p)
-H: Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng trong – Đàng ngoài?
-H: Tại sao trong TK XVII, ở nước ta xuất hiện nhiều thành thị?
3.Bài mới (39p) :Giới thiệu bài mới:
*HĐ1: Tôn giáo 
-Gọi HS đọc SGK
-H: ở TK XVI – XV, nước ta có những tôn giáo nào?
-H: Nói rõ sự phát triển của các tôn gíao đó.
-H: Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
-H: Ở thôn quê có những hình thức sinh họat tư tưởng như thế nào?
-H: Kể tên một số lễ hội mà em biết?
-H: Quan sát H53, bức tranh miêu tả cái gì?
-H: Hình thức sinh họat văn hóa đó là có tác dụng gì?
-H: Câu cao dao “Nhiễu điều ” nói lên điều gì?
-Kể một vài câu cao dao có nội dung tương tự: 
(Bầu ơi 
Một cây làm chẳng )
-H: Đạo Thiên chúa bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
-H: Thái độ của chính quyền Trịnh – Nguyễn đối với đạo Thiên chúa?
-Chuyển ý 
*HĐ2: Sự ra đời chữ quốc ngữ 
-H: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-GV nhấn mạnh vai trò của Alechxăng đơ Rốt.
-H: Vì sao trong một thời gian dài, chữ quốc ngữ không được sử dụng?
-H: Theo em,chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát tirển văn hóa Việt Nam?
-Chuyển ý 
*HĐ3: Văn học và nghệ thuật dân gian 
-H: Văn học giai đọan này bao gồm mấy bộ phận?
-H: Kể tên những thành tựu văn học nổi bật?
-H: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói văn hóa dân tộc?
-H: Các tác phẩm bằng chữ Nôm tập trung phản ánh nội dung gì?
-H: Ở TK XVI – XVII, nước ta có những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nào?
- Nhận xét vai trò của họ đối với sữ phát triển văn học dân tộc?
-H: Em có nhận xét gì về văn học dân tộc dân gian thời kì này? (thể lọai nội dung)
-H: Nghệ thuật dân gian gồm mấy lọai hình? (điêu khắc và sân khấu)
-H: Những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc?
-Quan sát H54 và nhận xét? Bức tượng do nghệ nhân Trương Văn Thọ tạo ra năm 1655. Tượng cao 2m1, khuôn mặt đẹp, cân đối, hòai hòa, giữa mỗi tay là một con mắt, đầu đội mũ hoa sen. 
-H: Kể tên một số lọai hình nghệ thuật dân gian mà em biết?
-H: Nội dung của nghệ thuật chèo,tuồng là gì?
-Kết luận văn học, nghệ thuật dân gian trong TK XVI, XVII, XVIII đã phát triển mạnh,có nhiều thành tựu quý báu. 
4.Củng cố (4p)
-H: ở TK XVI – XV, nước ta có những tôn giáo nào? Nói rõ sự phát triển của các tôn gíao đó.
-H: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? vai trò của chữ quốc ngữ trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam?
-H: Văn học nghệ thuật nước ta thời kì này phát triển như thế nào 
5.Dặn dò (1p)
-Học thuộc bài, làm bài tập cuối bài
-Soạn trước bài 24
-Lớp trưởng báo cáo.
-Kinh tế có sự khác biệt giữa đàng trong và đàng ngoài 
+Đàng ngoài ngừng trệ
+Đàng trong còn phát triển
-Việc buôn bán trao đổi hàng hóa rất phát triển
-Lắng nghe tích cực
-Đọc SGK mục 1
-Nho giao, phật giáo, Đạo giáo, sau thêm Thiên Chúa Giáo.
-Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
-Phật giáo, Đạo giáo đựơc phục hồi
-Các thế lực phong kiến tranh giành địa vị.
-Vua Lê trở thành bù nhìn.
-Hội làng: Là hình thức sinh họat phổ biến lâu đời trong lịch sử.
-Buổi biễu diễn võ nghệ tại các hội làng.....
-Hình thức phong phú nhiều thể lọai: đấu kiếm, đua ngựa, thi bắn cung tên 
-Biểu diễn nghệ thuật (3 người ở góc bên trái đang thổi kèn đánh trống) thể hiện nét vui tươi tinh thần lạc quan yêu đời.
-Thắt chặt tinh thần đòan kết 
-Giáo dục về tình yêu quê hương đất nước.
-Lời dạy người Dân một nước phải biết yêu thương, đòan kết giúp đỡ nhau. 
-Bắt nguồn từ Châu Au.
-Thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương tây theo thuyền buôn truyền bá đạo Thiên chúa.
-Không hợp với cách cai trị dân nên tìm cách ngăn cấm.
-Tiếp nhận thông tin
- Mục đích: truyền đạo
-Giai cấp phong kiến không sử dụng.
à giai cấp phong kiến bảo thủ, lạc hậu.
-HS thảo luận.
(Nhân dân ta không ngừng sửa đổi hòan thiện chữ Quốc ngữ nên chữ viết tiện lợi, khoa học, là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng trong văn học viết
-Tiếp nhận thông tin
-2 bộ phận: 
+ Văn học bác học.
+ Văn học dân gian.
-Văn học chữ nôm rất phát triển (truyện, thơ )
-Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình.
-Nền văn học dân tộc sáng tác bằng chữ nôm không thua kém bất cứ một nền văn học nào khác.
- Thể hiện ý chí tự lập, tự cường của dân tộc.
-Ca ngợi hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.
-Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ 
-HS đọc in nghiêng trong SGK
- Là người có tài, yêu nước thương dân, thơ văn mang tính triết lý sâu xa. Các tác phẩm của họ là di sản văn hóa dân tộc.
-Nhiều thể lọai phong phú: truyện Nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát.
-Nội dung: phản ánh tinh thần, tình cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động.
- Nét chạm trổ đơn giản, dứt khoát.
- HS trả lời dựa vào phần in nghiêng SGK.
- Phản ánh đời sống lao động cần cụ, vất vả nhưng đầy lạc quan.
- Lên án kẻ gian, nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người.
-Nho giao, phật giáo, Đạo giáo, sau thêm Thiên Chúa Giáo.
-Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
-Phật giáo, Đạo giáo đựơc phục hồi
- TK XVII, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền bá đạo.
-Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học và chở thành chữ quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
-Phong phú, đa dạng 
-Ghi nhớ.
1.Tôn giáo (12p)
- Nho giáo: được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
-Phật giáo, đạo giáo phục hồi.
-Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội thắt chặt tinh thần đoà kết và bồi dưởng tình yêu quê hương đất nước.
-1533 các giáo sĩ Bồ Đào Nha theo thuyền buôn đến truyền bá đạo thiên chúa ở nước ta.
-Hoạt động của đạo thiên chúa không phù hợp với cách cai trị của chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm.
2. Sự ra đời chữ quốc ngữ. (15p)
-TK XVII, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền bá đạo.
-Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học và chở thành chữ quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian (15p)
*Văn học:
-TK XVI-XVII văn học chữ hán chiếm ưu thế nhưng VH chữ nôm phát triển mạnh như bộ thiên nam ngữ lục.
-Nội dung: nói về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong XH
- Tiêu biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
*Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
* Nghệ thuật điêu khắc
+ Điêu khắc gỗ
+ Phật bà Quan Âm 
- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng phục hồi và phát triển.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................
.......................................................

File đính kèm:

  • docTuan 26 tiet 51.doc