Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Thị Hừng

I/ Mục đích yêu cầu :

1/ Kiến thức :

 - Biết được nguyên nhân; trình bày được các cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng

 - Trình bày được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

2/ Tư tưởng :

- Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội pkiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu

- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu

3/ Kỉ năng : Bồi dưỡng kỉ năng quan sát bản đồ, biết khai thác tranh ảnh lsử

II/ Phương tiện dạy học : Bản đồ thế giới

III/ Tiến trình dạy học :

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- XHPK Châu Âu được hình thành như thế nào? Đặc điểm của nền ktế lãnh địa ?

- Vì sao thành thị trung đại lại xuất hiện? Nền ktế lãnh địa có gì khác nền ktế thành thị?

3/ Bài mới :

Các thành thị trung đại ra đời thúc đã thúc đẩy sxuất ptriển, vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra, Nền ktế hàng hoá ptriển đã dẩn đến sự suy vong của chế độ pkiến và sự hình thành CNTB ở Châu Âu

 

doc62 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Thị Hừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
Hỏi : Chúng xúi giục Champa đánh lên với mục đích gì ?
- Giữa TK XI, nhà Tống gặp khó khăn: Nội bộ mâu thuẫn ,nhân dân khắp nơi đấu tranh, 2 nước Liêu- Hạ quấy nhiểu phía bắc 
- Để giải quyết tình trạng khó khăn trong nước nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam, phía bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc. 
Hoạt động 2: 2/ Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao.
Hỏi : Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào ?
Hỏi : Cho biết một vài nét về Lý Thường Kiệt?
Hỏi : Trước tình hình quân Tống như vậy, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương đánh giặc như thế nào ?
TL : Tiến công trước để tự vệ 
Hỏi : Nhận xét gì về chủ trương?
TL: độc đáo,sáng tạo
Giảng : Câu nói của Lý Thường Kiệt “ Ngồi yên đợi giặc  chặn thế mạnh của giặc “ thể hịên điều gì ?
TL: Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược 
GV sử dụng lược đồ trình bày diễn biến cuộc tấn công.
Hỏi : Mục đích việc yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình là gì ?
TL : Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ 
Hỏi : Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược ?
TL : Vì :
 + Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo đó là những nơi quân Tống tập trung lực lượng, lương thực vũ khí để xâm lược Đại Việt 
 + Khi hoàn thành mục đích, quân ta về nước
Hỏi:Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?
TL : Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống 
a) Chuẩn bị của ta:
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, tổ chức kháng chiến, quân đội được mộ thêm và tăng cường canh phòng, luyện tập. Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham- pa.
b) Diễn biến:
- 10/1075, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công châu Ung.
c) Kết quả
Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước.
4/ Củng cố :
+ Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ?
+ Nhà Lý đã dùng cách nào để đối phó trước âm mưu của nhà Tống ?
5/ Dặn dò :Học thuộc bài cũ và soạn bài mới trước khi đến lớp
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 8
Tiết 16
BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TÔNG (1075- 1077)
II- GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076- 1077)
NS: 8/10/2011
NG: 12/10/2011
I/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức :
+ Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
+ Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.
2/ Tư tưởng : 
+ Hiểu được công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
3/ Kĩ năng : 
+ Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. 
II/ Phương tiện dạy học: 
 + Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076- 1077.
II/ Tiến trình dạy học 
1/ Ổn định 
2/ Bài cũ: + Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ?
 + Trước âm mưu xâm lược của quân Tống triều Lý đã làm gì ?
3/ Bài mới :
Hoạt động 1: 1/ Kháng chiến bùng nổ
Mục tiêu: + Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
 +Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống
 + Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tấn công xâm lược nước ta của quân Tống
Hoạt động dạy học
Ghi bảng
Hỏi : Từ khi rút quân khởi thành Ung Châu Lý Thường Kiệt đã làm gì ?
Hỏi : Dựa vào sgk miêu tả phòng tuyến?
Hỏi : Tại sao Lý Thường Kiệt cho quân mai phục ở những vị trí chiến lược quan trọng ở biên giới và chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống?
TL: Vì :+ Dự đoán nơi quân xâm lược nhất định đi qua.
+ Đoạn sông này tuy ngắn nhưng nó án ngữ mọi con đường phía bắc chạy về Thăng Long.
Hỏi : Sau khi quân Tống thất bại ở Ung Châu nhà Tống đã làm gì ?
TL: Cho quân xâm lược Đại Việt 
GV: sử dụng lược đồ trình bày cuộc tấn công của quân Tống vào nước ta.
+ Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các đia phương ráo riết chuẩn bị bố phòng 
+ Chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống Tống.
+ Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.
+ 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống.
+ Quân ta chặn đánh, đến bờ bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị chặn lại. Quân thủy cũng bị ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến vào hổ trợ cho cánh quân bộ.
Hoạt động 2: 2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
Mục tiêu: +Ghi nhớ những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.
 + Hiểu được công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
 + Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. 
*Dùng lược đồ để miêu tả trận chiến đấu :
Hỏi : Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc ?
TL: Vì :+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa hai nước 
 + Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo nền hoà bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. 
Hỏi : Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
TL : 
+Cách tấn công 
+ phòng thủ 
+ Cách kết thúc chiến tranh 
Hỏi : Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu ? 
Hỏi : Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì ?
Hỏi : Nêu công lao to lớn của Lý Thường Kiệt.
- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến, nhưng bị quân ta đẩy lùi.
- Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to.
- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước.
* Ý nghĩa cuộc kháng chiến:
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc 
+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
+ Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
4/ Củng cố : 
+ Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để lập phòng tuyến ?
+ Trình bày diễn biến trận chiến Như Nguyệt bằng lược đồ ?
5/ Dặn dò :Học thuộc bài củ và soạn bài mới trước khi đến lớp
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 9
Tiết 17
BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
NS: 15/10/2011
NG: 18/10/2011
I/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức :
+ Trình bày được những chuyển biến về kinh tế thời Lý (nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương ngiệp)
2/ Tư tưởng : 
+ Khâm phục ý thức vương lên trong công cuộc xây dựng đất nước độclập của dân tộc ta thời Lý
3/ Kĩ năng : 
+ Quan sát và khai thác kiến thức từ kênh hình. 
II/ Phương tiện dạy học: Các tranh ảnh mô tả các hoạt động ktế thời Lý (nếu có)
II/ Tiến trình dạy học 
1/ Ổn định 
2/ Bài cũ: + Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt bằng lược đồ ?
+ Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lsử của chiến thắng này ?
3/ Bài mới :
Hoạt động 1: 1/ Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
Mục tiêu: + Trình bày được sự chuyển biến về kinh tế nông nghiệp thời Lý. Nguyên nhân của sự phát triển nông nghiệp.
Hoạt động dạy học
Ghi bảng
Khẳng định : Nông nghiệp :là ngành ktế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý 
Hỏi : Ruộng đất trong nước thuộc quyền sở hữu của ai?
Giảng :Thực tế, ruộng đất đều chia cho nông dân canh tác. Hằng năm, nhân dân các địa phưong theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua. Tuy nhiên trong thời Lý sự phân hoá ruộng đất diễn ra khá mạnh. Vua lấy một ít đất công để làm nơi thờ phụng, tế lễ  Vua Lý rất quan tâm đến sxuất nông nghiệp 
HS đọc phần in nghiêng 
Hỏi : Trong lễ tịch điền nhà vua tự cày cấy mấy đường thể hiện điều gì ?
TL: Để khuyến khích nhân dân sxuất 
Hỏi : Những biện pháp nhà Lý khuyến khích sản xuất nông nghiệp? 
Hỏi : Kết quả của những biện pháp đó?
Hỏi :Tại sao nông nghiệp thời Lý ptriển mạnh như vậy ?
TL : + Nhà nước quan tâm đến sxuất nông nghiệp 
 + Nhân dân chăm lo sản xuất 
Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sx nông nghiệp
- Tổ chức lễ cày tịch điền
- Khuyến khích khai hoang
- Đào kênh mương, đắp đê phòng lụt.
- Cấm giết trâu bò
 Nhiều năm được mùa.
Hoạt động 2: 2/ Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Mục tiêu: + Trình bày được sự chuyển biến về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý. 
 + Khâm phục ý thức vương lên trong công cuộc xây dựng đất nước độclập của dân tộc ta thời Lý
 + Quan sát và khai thác kiến thức từ kênh hình.
Giảng : Nông nghiệp phát triển tạo đk cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ptriển 
HS đọc phần in nghiêng
Hỏi : Nội dung trong đoạn in nghiêng trên cho thấy nghề thủ công nào ptriển? 
Hỏi : Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc nhà Tống ?
TL: Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước 
Giảng : Ngoài việc dệt, có nhiều nghề thủ công khác
Hỏi: Kể tên một số nghề thủ công? 
HS nhận xét về các hình đồ gốm tráng men 
Giảng : Bên cạnh đó, thợ thủ công Đại Việt đã tạo nên nhiều công trình nổi tiếng như : vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền  
Hỏi:Bước ptriển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì ?
TL : Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kỉ thuật ngày càng cao 
Giảng : Việc buôn bán trong ngoài nước càng được mở mang ptriển 
Vùng biên giới hải đảo giữa hai nước đã được chính quyền 2 bên cho lập nhiều chợ để buôn bán 
HS đọc phần in nghiêng 
Giảng : Vân Đồn thuộc Qninh là một hải đảo, nơi thương nhân nước ngoài thường đến buôn bán 
Hỏi : Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa ?
TL : Thể hiện ý thức cảnh giác tự vệ đối với nhà Tống 
Hỏi : Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế ở thời Lý?
Hỏi : Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì ?
TL : Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền ktế tự chủ phát triển
a) Thủ công nghiệp:
- Nghề dệt, làm đồ gốm, xd cung điện, nhà cửa 

File đính kèm:

  • docsu 7 theo chuan ktkn.doc
Giáo án liên quan