Giáo án Lịch sử 7 - Mai Thị Lan Anh

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

-Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản < lãnh="" chúa="" và="" nông="" nô="">.

-Hiểu khái niệm “Lãnh địa phong kiến” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

-Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?

-Kinh tế trong thành thị khác với kinh tế lãnh địa ra sao?

2.Tư tưởng:

-Thông qua những sự kiện cụ thể bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ CHNL sang xã hội phong kiến.

3.Kĩ năng:

-Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến .

-Biết tận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội CHNL sang xã hội phong kiến.

II.Thiết bị dạy học.

 - Chuẩn bị bản đồ Châu Âu thời phong kiến, một số tranh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại, những tư liệu đề cập đến chế độ chính trị, kinh tế, xã hội trong các lãnh địa phong kiến.

III.Tiến trình dạy- học.

1.Giới thiệu bài mới.

- Giáo viên sơ lược giới thiệu sgk sử 7.

 - LS XH loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học LS lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và của VN nói riêng trong thời kì cổ đại. Ở lớp 7, chúng ta sẽ tiếp tục được học 1 thời kỳ mới: thời kì trung đại. Ở bài đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự hình thnàh và phát triển của xã hội PK ở châu Âu

 

doc180 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Mai Thị Lan Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã được học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV.
-Rèn luyện kĩ năng hệ thống kiến thức lịch sử. Kĩ năng nhớ sự kiện lịch sử thông qua các bài tập.
 -Giáo dục thái độ học tập đúng đắn, sự yêu ghét sự đánh giá khách quan các sự kiện lịch sử và niềm tự hào dân tộc.
II.Thiết bị và tư liệu:
-Học sinh ôn tập kĩ ở nhà.
-Giáo viên chuẩn bị 1 số bài tập trắc nghiệm cho học sinh làm.
III.Tiến trình ôn tập.
1.ễ̉n định lớp.
2. Kiểm tra 
- Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta như thế nào ?
3.Giới thiệu nội dung ôn:
 Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XIV.
4. Hoạt động của thầy- trò.
Câu 1. Lập bảng thống kê :các triều đại phong kiến Việt nam từ thế kỉ X-XIV, thời gian, các cuộc kháng chiến chống xâm lược, các thành tựu văn hoá, khoa học của các triều đại đó, gương tiêu biểu.
Triều đại, T.Gian 
Kháng chiến
Gương mặt tiêu biểu
Thành tựu văn hoá, khoa học
Lĩnh vực kinh tế
Ngô 938-968
Kháng chiến chống Nam Hán 938
Ngô Quyền
Đặt nền móng cho nền độc lập.
Quy định triếu nghê phẩm phục, phân cấp...
Chú trọng kinh tế nông nghiệp, đê điều...
Đinh 968-979
Dẹp loạn 12 sứ quân
Đinh Bộ Lĩnh 
-Tiếp tục xây dựng cải cách chính quyền trung ương ruộng đất làng xã là chủ yếu.
Xây cung điện, đúc tiền.
-Kinh đô Hoa Lư.
Tiền Lê 979-1009
Kháng chiến chống Tống 981
Lê Hoàn
-Ruộng thuộc sở hữu làng xã nhân dân nhận ruộng nộp tô thuế.
-Vua tổ chức cày tịnh điền.
-Xây dựng 1 số xưởng thủ công nhà nước.
-Dựng kinh đô Hoa Lư tráng lệ.
-Giáo dục chưa phát triển.
-1 số nhà sư mở lớp học.
Lý 1009-1225
Kháng chiến chống Tống 1075;1076;1077
Lý Công Uẩn Lý Thường Kiệt 
-Ruộng sở hữu của vua nhân dân được chia ruộng đất công- nộp tô thuế.
+Ruộng đất được chia cho con cháu.
+Ruộng lấy làm nơi thờ phụng xây chùa.
+Khuyến khích khai hoang phát triển, đào kênh, mương.
-Thủ công nghiệp, thương nghiệp rất phát triển
-1070 Xây dựng văn miếu.
-1075 Mở khoa thi đầu.
-1076 Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên nước ta.
-Đạo phật rất phát triển, các nhà sư được trọng dụng.
-Kiến trúc: Chùa 1 cột.
+Rồng thời Lý-> nét độc đáo nền văn hoá Thăng Long.
Trần 1226-1400
Kháng chiến chống Mông Cổ 1258 
-Kháng chiến chống Mông- Nguyên 1285 -Kháng chiến chống Mông- Nguyên lần III.1287-1288.
Trần thủ Độ.
Trần Hưng Đạo
Trần Khánh Dư
Trần Nguyên Đán
Trần Bình Trọng...
Thầy giáo Chu Văn An
Sử học Lê Văn Hưu
Thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
-Kinh tế nông nghiệp: Khẩn hoang, mở rộng S, đắp đê .
->Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp kinh tế phát triển nhanh chóng.
-Thủ công nghiệp phát triển nhiều ngành nghề. Tổ chức nhà nước, tổ chức truyền thống.
->làng nghề, phường nghề.
-Thương nghiệp:
Hoạt động tấp nập, chợ mở ở nhiều nơi, chợ Vân Đồn, trung tâm Thăng Long sầm uất.
Trao đổi với nước ngoài.
-Tín ngưỡng, phong tục cổ truyền phổ biến, đạo phật rất phát triển.
-Nho giáo phát triển.
-Văn học chữ Hán, Nôm có tác phẩm: Hịch tướng sĩ
Phò giá về kinh.
Phú sông Bạch Đằng.
-Tổ chức thi thường xuyên.
-Đề ra cơ quan chuyên viết sử .
-Y học, khoa học.
+Súng thần cơ .
-Kiến trúc: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.
Hoàng Thành...
*Củng cố: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài.
*Dặn dò: Về nhà ôn toàn bộ nội dung đã ôn tập chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kì 1
 Tiết 36:
kiểm tra học kì 1
I. Mục tiêu:
 Qua bài kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về kiến thức dã học trong học kì 1
 Rèn kĩ năng viết bài tren lớp, biết lựa chọn hệ thống kiên sthức và phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
	- GV hướng dẫn HS cách ôn tập để làm bài kiểm tra.
	- Đề bài (do Phòng Giáo dục ra đề và đáp án)
	- HS ôn kiến thức đề làm bài.
III. Tiến trình kiểm tra:
	*ổn định lớp.
	*Nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trình bày.
	*Phát đề kiểm tra.
	*Cuối giờ : Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
Ngày soạn...........................
 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
 Tiết 37 I.Thời Kì ở miền tây Thanh Hoá .
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.
-Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa.
2.Tư tưởng:
-Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trẫi.
3.Kĩ năng:
-Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.
II.Thiết bị, tư liệu dạy học.
-Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
-Bia Vĩnh Lăng, chân dung Nguyễn Trãi.
III.Tiến trình tiết dạy:
ổn định lớp :
 2. Bài mới :
Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ đặt ách cai trị lên đất nước ta, chúng đề ra chính sách áp bức bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng dã man. Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ và các quý tộc Trần bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa mới đã xuất hiện ở Lam Sơn- Thanh Hoá được đông đảo nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa trải qua các giai đoạn phát triển đầy khó khăn gian khổ cuối cùng...
 3. Dạy- học bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
*Nội dung chính: Trình bày vài nét về Lê Lợi và Nguyễn TrãI là những người lãnh đạo khỡi nghĩa.
HS:Đọc sgk giáo viên giới thiệu qua về Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
?Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi.
GS:Ông nói “ ta dấy quân đánh giặc không phải vì tham phú quý mà vì...không chịu thần phục quân giặc”.
GV:Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa người tìm đến tham gia với nghĩa quân và trở thành quân sư tài ba cho cuộc khởi nghĩa đó là Nguyễn Trẫi.
?Nguyễn Trãi là người như thế nào?
GV:Là con Nguyễn Phi Khanh đỗ tiến sĩ thời Trần làm quan cho nhà Hồ, bị giam lỏng ở thành Đông Quan sau đã trốn theo nghĩa quân Lam Sơn.
? Căn cứ đầu tiên của nghĩa quân ở đâu.
?Vì sao Lê Lợi chọn căn cứ Lam Sơn-
Thanh Hoá.
GV:Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi, nơi có địa thế hiểm yếu, là nơi giao lưu của các dân tộc: Thái, Mường.Là nơi giao lưu giữa đồi núi và thung lũng tại đây nghĩa quân có thể toả đi xuống đồng bằng trước mặt hoặc rút lên núi bảo toàn lực lượng.
GV:Kể về hội thề Lũng Nhai...
?Vì sao hào kiệt khắp nơi về tụ nghĩa.
GV:Giảng+sgk; lược đồ.
?Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của nghĩa quân lúc đó.
GV:Cơm ăn sớm tối không đủ hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính chỉ có vài ngàn, khí giới chỉ một tay không.
*Nội dung chính: Tường thuật được diễn biến cuộc khỡi nghĩa
? Những năm đầu của cuộc khỡi nghĩa như thế nào?
GV:Giặc bao vây quyết bắt chủ tướng Lê Lai cải trang+ 500 quân cảm tử cứu chúa.
?Em có suy nghĩ gì về tấm gương hy sinh cứu chủ của Lê Lai?
HS trả lời.
GV:Kể về gđ Lê Lai để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi phong ông là công thần hạng nhất và căn dặn con cháu trước khi làm giỗ cho Lê Lợi phải làm giỗ cho Lê Lai trước vì vậy sau này nhân dân có câu 21 Lê Lai 22 Lê Lợi. .
?Trong lần rút lên núi Chí Linh lần 3 quân ta đã gặp khó khăn gì?
-> Khó khăn.
?Tại sao quân Minh chấp nhận hoà hoãn.
 .
?Em hãy sử dụng lược đồ giới thiệu những hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu.
1.Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
-Lê Lợi sinh 1385 trong gia đình hào trưởng là người yêu nước thương dân, cương trực, khẳng khái, có uy tín lớn, có tấm lòng hào hiệp-> quyết tâm đánh giặc.
-Nguyễn Trãi: học rộng, tài cao giàu lòng yêu nước, thương dân.
-Căn cứ : Lam Sơn- Thanh Hoá.
-Đầu 1416 Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề Lũng Nhai.
-Ngày 2/1/1418 (2 tết) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.
2.Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
-Những năm đầu: Lực lượng yếu thiếu lương thực, khí giới.
->Giặc bao vây, tấn công->rút lên núi Chí Linh lần 1 .
-1421, 10 vạn quân Minh lại tấn công
 -> rút lên núi lần 3.
-5/1423 Lê Lợi quýêt định hoà hoãn với quân Minh.
-Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công.
->Cuộc khởi nghĩa từ đây bước sang một giai đoạn mới.
 4. Củng cố, dặn dò:
	- Yêu cầu học sinh nêu lại vài nét về Lê Lợi và Nguyễn Trãi
 - Làm bài tập ở sách bài tập
 - Trả lời các câu hỏi cuối bài
 - Hướng dẫn đọc mục II
 + Kế hoạch giải phóng Nghệ An như thế nào?
 + Diễn biến cuộc khỡi nghĩa từ năm 1424 - 1426.
----------------------------------------------------
Ngày soạn.............................
Tiết 38
II.Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá 
và tiến quân ra Bắc .
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
 - Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 đến cuối 1425.
 - Qua đó thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này.
 - Từ chỗ bị động, đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá, nghĩa quân đã đi đến chỗ làm chủ cả một vùng rộng lớn miền Trung và bao vây thành Đông Quan.
2.Tư tưởng:
 - Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
3.Kĩ năng:
 - Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
 - Nhận xét các nhân vật lịch sử qua cuộc khởi nghĩa.
 - Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
II.Thiết bị và tư liệu dạy học.
 - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
III.Tiến trình dạy- học.
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
?Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418-1823.
?Tại sao quân Minh chấp nhận hoà hoãn với Lê Lợi.
3.Giới thiệu bài mới.
 - Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải khó khăn lớn, lương thực, vũ khí thiếu thốn. Bị bao vây tấn công dồn dập, đường tiếp tế lương thực bị cắt đứt,
Lê Lợi đã quyết định hoà hoãn với quân Minh, đây là thời kì tận dụng thời gian để chuẩn bị tích luỹ lương thảo, khí giới chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa mới. Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công, ta chuỷên địa bàn hoạt động...
4. Dạy- học bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
GV:Sau thời gian hoà hoãn giặc trở mặt tấn công. Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An.
? Nguyễn Chích là người như thế nào? Vì sao ông đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
HS trả lời theo sgk
GV:Nguyễn Chích người yêu nước quê Nghệ An thông thạo đường lối, đất rộng, người đông, giàu truyền thống, sự ủng hộ của nhân dân...
GV:Dùng lược đồ giới thiệu.
 “Miền

File đính kèm:

  • docgiao an Lich su 7(43).doc