Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 5 - Nguyễn Văn Vui

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.

- Nền tảng kinh tế và các giai cấp trong xã hội phong kiến.

- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

2. Kĩ năng: Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết.

3. Tư tưởng: Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời kì phong kiến.

II. Phương tiện dạy học:

- Phiếu thảo luận, bảng phụ, bảng tóm tắt những nét chung về xã hội phong kiến.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày sự phát triển thịnh vượng của Cam pu chia thời phong kiến?

* Bài tập: Hoàn thành bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử chính của Lào.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 5 - Nguyễn Văn Vui, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2012
Tuần : 5, tiết PPCT: 9 
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.
- Nền tảng kinh tế và các giai cấp trong xã hội phong kiến.
- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
2. Kĩ năng: Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết.
3. Tư tưởng: Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời kì phong kiến.
II. Phương tiện dạy học:
- Phiếu thảo luận, bảng phụ, bảng tóm tắt những nét chung về xã hội phong kiến.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày sự phát triển thịnh vượng của Cam pu chia thời phong kiến?
* Bài tập: Hoàn thành bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử chính của Lào.
Thời gian
Sự kiện lịch sử
- ....................................
Nước Lạn xạng thành lập
- ....................................
 Thời kì thịnh vượng của Lạn xạng
- TK XIII – TK XIX
....................................................................................................
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 
 ? Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông có gì giống và khác nhau?
( giống: đều sống nhờ vào nông nghiệp là chủ yếu. 
 Khác: Ở phương Đông nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn, còn ở phương Tây nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến)
- GV:Chuẩn xác kiến thức ghi bảng.
? Nêu các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông?
? Hình thức bóc lột của chế độ phong kiến ? Em hãy giải thích hình thức bóc lột này?( địa tô – giao ruộng đất và thu tô thuế)
* Hoạt đông 3: 
? Hầu hết các quốc gia phong kiến đều xây dựng nhà nước theo chế độ nào ? ( chế độ quân chủ)
Nhóm thảo luận theo từng bàn: Chế độ quân chủ ở phương Đông và châu Âu có điểm gì khác nhau cơ bản?
Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV: kết luận ghi bảng.
- Ở phương Đông chế độ quân chủ tập quyền từ thời cổ đại, ở phương Tây phân quyền đến thế kỷ XV mới tập quyền.
1. Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến: 
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (Phương Đông) hay các lãnh địa (Phương Tây).
- Xã hội:
+ Phương Đông: 2 giai cấp chính là địa chủ và nông dân.
+ Châu Âu: 2 giai cấp chính là lãnh chúa và nông nô.
- Phương thức bóc lột: địa tô.
2. Nhà nước phong kiến:
- Các quốc gia phong kiến đều theo chế độ quân chủ.
- Bộ máy nhà nước do vua 
đứng đầu.
4.Củng cố:
Hãy so sánh những nét chính về xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu theo mẫu:
(gọi 2 HS lên bảng, mỗi em 1 cột)
XH PK phương Đông
XH PK châu Âu
Nhận xét
Cơ sở kinh tế
Xã hội(các giai cấp cơ bản)
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, lập lại bảng so sánh vào vở.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn lại các bài đã học để chuẩn bị làm bài tập lịch sử.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 13/9/2012
Tuần : 5, tiết PPCT: 10 
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
 ( Phần lịch sử thế giới )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh nắm lại một số kiến thức cơ bản đã học ở phần lịch sử thế giới
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành , quan sát lược đồ cho học sinh.
3. Tư tưởng: Giáo dục tinh thần tự giác trong học tập công việc...
II. Phương tiện dạy học
- Bảng phụ và các tài liệu có liên quan
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Cơ sở kinh tế, xã hội của xã hội phong kiến?
3. Làm bài tập 
*Một số câu hỏi trắc nghiệm
1. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
a. Tăng lữ, quý tộc và nông dân
b. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
c. Chủ nô và nô lệ
d. Địa chủ và nông nô
2. Ai là người tìm ra châu Mĩ ? 
a. Va-xcô đơ Ga-ma	c. Ma-gien-lan
b. Cô-lôm-bô	d. A-me-ri-gô
3. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cở sở nào?
a. Các thành thị trung đại 
b. Thu vàng, bạc, hương liệu từ Ấn Độ đến Phương Đông
c. Sự phá sản của chế độ phong kiến
d. Vốn và công nhân làm thuê
4. Nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng là gì? 
a. Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội
b. Đề cao khoa học tự nhiên
c. Đề cao giá trị con người
d. Cả ba câu trên đều đúng
5. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm nào?
a. Năm 221 TCN	 b. Năm 222 TCN
c. Năm 231 TCN d. Năm 232 TCN
6. Chế độ ruồng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường được gọi là?
a. Chế độ công điền	b. Chế độ tịch điền
c. Chế độ quân điên	d. Chế độ lĩnh canh
7. Kinh Vê- đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?
a. Đạo phật	b. Đạo Bà La Môn và đạo Hinđu
c. Đạo hồi	d. Đạo thiên chúa
8. Các bộ tộc Lào tập hợp và thống nhất thành quốc gia vào thời gian nào?
a. Năm 1350	b. Năm 1351
c. Năm 1352	d. Năm 1353
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
1. Các quốc gia ĐNÁ có một nét chung về điều kiện tự nhiên đó là? (chịu ảnh hưởng của 
khí hậu gió mùa)
2. Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân ĐNÁ đã biết sử dụng kim loại gì? (sắt)
3. Vương quốc Cham-pa được hình thàh ở vùng nào của ĐNÁ? (Trung bộ Việt Nam)
4. Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ĐNÁ vào khoảng thời 
gian nào? (Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII)
5. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của vương quốc nào hiện nay? ( Mi-an-ma)
6. Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia ĐNÁ đều trở thành thuộc địa của CNTD
 phương Tây, trừ nước nào? ( Thái Lan)
7. Quốc gia nào có lịch sử lâu đờ và phát triển nhất ĐNÁ thời cổ-trung đại? ( Cam-pu-chia)
8. Người Khơ-me thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì? ( Chân Lạp) 
9. Chủ nhân đầu tiên sống trên đất Lào là tộc người nào? ( Lào thơng)
10. Vương quốc Lạn Xạng bước vào thời kì thịnh vương ở các thế kỉ nào? ( TK XV- 
TK XVII).
* Hoàn thiện bảng thống kê theo mẫu đã cho
1. Nêu những thành tựu về mặt Văn hóa ở Ấn Độ? 
Các lĩnh vực
Các thành tựu
 1. Chữ viết
 2. Bộ kinh khổng lồ
 3. Văn học
 - Thể loại
 - Các tác phẩm nổi tiếng
4. Củng cố, dăn dò
Ngày tháng năm 2012
- Ôn lại những kiến thức trọng tâm đã học
- Hoàn thiện tiếp các bảng thống kê
- Đọc trước bài mới
 IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGA su 7tuan 5.doc