Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2011-2012 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về kiến thức :

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu , cơ cấu xã hội ( bao gồm hai giai

- cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô )

- Hiểu khái niệm Lãnh địa Phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa

- Hiểu được thành thị Trung đại xuất hiện như thế nào

- Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị trung đại

2. Tư tưởng :

Bồi dưỡng nhận thức cho Hs về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến

3. Kĩ năng :

- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến

 

doc69 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2011-2012 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI TRẦN
ššš&›››
I . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Giúp học sinh nắm được: sau các cuộc kháng chiến chống Mông _ Nguyên, Đại việt phải trải qua nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội
Nhờ những chính sách của nhà Trần và tinh thần lao động cần cù của nhân dân, nền kinh tế, xã hội được phục hồi và phát triển nhanh chóng, văn hoá-giáo dục, khoa học kĩ thuật đều đạt được nhiều thành tựu rực rỡ , Đại việt ngày càng cường thịnh
2. Tư tưởng :
Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương
Niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
3. Kĩ năng :
So sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử 
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC :
Tranh ảnh đồ gốm thời Trần
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Cuộc xâm lược nước ta lần ba của nhà Nguyên có gì khác so với hai lần trước? Ý nghĩa của chiến thắng Vân đồn?
Trình bày diễn biến tận Bạch đằng. Nêu điểm độc đáo của Trần Hưng đạo trong trận Bạch đằng lần này (So với Ngô Quyền )
3. Giảng bài mới :
I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
Những chính sách của nhà Trần nhằm phát triển nông nghiệp sau chiến tranh?
Kết quả?
Tình hình phát triển thủ công nghiệp thời Trần?
Kể tên những nghề thủ công phát triển nhất lúc bấy giờ?
Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp thời Trần ( so với thời Lý)?
Sự phát triển thương nghiệp thời Trần biểu hiện qua những sự kiện nào?
Vì sao mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng nền kinh tế thời Trần vẫn nhanh chóng được phục hồi và phát triển ?
Thời Trần có các tầng lớp xã hội nào?
BỊ TRỊ
Nông dân
Thợ thủ công, thương nhân
Nông nô, nô tỳ
THỐNG TRI
Vua, vương hầu quý tộc
Quan lại
Địa chủ
Sự phân hoá các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có nét gì khác so với thời Lý?
Gv hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ phân hoá các tầng lớp trong xã hội
Tình hình kinh tế sau chiến tranh
Nông nghiệp: nhanh chóng phục hồi và phát triển 
Công cuộc khẩn hoang lập làng được mở rộng, đê điều được củng cố
Thủ công nghiệp: rất phát triển 
Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng gồm : dệt,chế tạo vũ khí, đóng thuyền ..
Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phát triển như: làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng 
Hình thành các làng nghề, trình độ kĩ thuật được nâng cao
Thương nghiệp:
Chợ mọc lên ở nhiều nơi; Thăng long trở thành trung tâm kinh tế của cả nước
Việc trao đổi buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh.
Tình hình xã hội sau chiến tranh:
Vương hầu quý tộc: có nhiều quyền lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền
Địa chủ: có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô
Nông dân: chiếm đa số gồm nông dân cày ruộng công và tá điền
Thợ thủ công, thương nhân: tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng ngày càng đông
Nông nô, nô tì :là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ:
Gv phân biệt cho học sinh khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo. Nó là một mảng quan trọng trong đời sống văn hoá của các dân tộc
Kể tên một vài tín ngưỡng trong nhân dân?
Thời Trần tôn giáo nào phát triển nhất?
Vì sao Nho giáo ngày càng phát triển ?
Kể tên các loại hình sinh hoạt văn hoá phổ biến thời Trần?
Đặc điểm của nền văn học thời Trần?
Kể tên một vài tác phẩm nổi tiếng thời Trần?
Cho biết sự phát triển của giáo dục thời Trần so với thời Lý?
Em có nhận xét gì về sự phát triển khoa học kĩ thuật thời Trần? dẫn chứng?
Những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? (qua hình 37,38 trang 73 SGK)
Đời sống văn hoá:
Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân như thờ cúng tổ tiên, thờ cá anh hùng dân tộc
Cùng với đạo Phật, Nho giáo ngày càng phát triển 
Các loại hình văn hoá như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng  rất phổ biến
Văn học:
Bao gồm văn học chữ Hán và chữ Nôm
( Hịch tướng sĩ, Phú sông Bạch đằng ..)
Giáo dục và khoa học kĩ thuật:
Quốc tử giám được mở rộng, ở các Lộ, phủ đều có trường công; các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều
Lập Quốc sử viện : biên soạn bộ Đại việt sử kí
Một số tác phẩm nổi tiếng về quân sự, y học, thiên văn học
Chế tạo được súng, đóng thuyền lớn 
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
Nhiều công trình nổi tiếng như: tháp Phổ minh, thành Tây đô, cung Thái thương hoàng
Hình Rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm, tượng đá trên các lăng mộ
CỦNG CỐ:
Nêu một vài dẫn chứng về sự phát triển của văn học, giáo dục, khoa học kĩ thuật thời Trần?
Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần?
DẶN DÒ:
Học bài, làm bài tập 5 (trang 63 sách THLS)
Chuẩn bị bài mới : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
Tiết: 30 - 31
Tuần: 15 - 16
Ngày soạn:...
Ngày dạy:
BÀI 16
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
ššš&›››
I . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Cuối thế kỉ XIV nền kinh tế Đại việt bước vào giai đoạn suy thoái, đời sống nhân dân đói khổ, xã hội rối loạn => phong trào nông dân nô tì nổ ra khắp nơi.
Điều đó chứng tỏ vương trều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của những cải cách của Hồ Quý Ly
2. Tư tưởng :
Thấy được sự sa đọa của tầng lớp vương hầu quý tộc cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội. Bởi vậy cần phải thay thế nhà Trần để xã hội phát triển 
Có thái độ đúng đắn về phong trào nông dân nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : một người có tư tưởng cải cách để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ
3. Kĩ năng :
So sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử 
Biết đánh giá một nhân vật lịch sử
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC :
Lược đồ “ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu dẫn chứng về sự phát triển của văn học, giáo dục, khoa học kĩ thuật thời Trần.
Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần?
3. Giảng bài mới :
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
Sau một giai đoạn phát triển về mọi mặt, từ nửa sau thế kỉ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
Những nguyên nhân làm cho tình hình kinh tế ngày càng sa sút?
Việc nền kinh tế không còn phát triển nữa sẽ kéo theo những bất ổn về mặt xã hội, đòi hỏi chính quyền phải có những biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh.
Thái độ của Vương hầu , quý tộc Trần trước tình hình trên?
Nhà Trần đã giải quyết mối quan hệ với Cham pa và Tống ra sao?
Thái độ của nhân dân trước tình hình trên?
Kể tên các cuộc đấu tranh trong thời gian này?
Tình hình kinh tế
Từ nửa sau thế kỉ XIV nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp => nhiều năm mất mùa, đói kém
Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp => đời sống nông dân ngày càng cực khổ
Tình hình xã hội
Vua quan ăn chơi sa đoạ, triều chính bị lũng đoạn
Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham pa và những yêu sách của nhà Minh
Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Từ giữa thế kỉ XIV nông dân nô tì nổi dậy khởi nghĩa:
Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344)
Khởi nghĩa Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ (1379 )
Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (1390)
Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái (1399)
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
GV tóm tắt tiểu sử cũng như những đặc điểm tiêu biểu nhất của Hồ Quý Ly trước khi tiến hành công cuộc cải cách.
Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
Hồ Quý Ly tiến hành những cải cách nhằm cứu vãn , khôi phục tình hình đất nước trước một tình thế khó khăn về mọi mặt, chính vì vậy ông phải tiến hành cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực; điều này chứng tỏ ông là một nhà cải cách đại tài
Về chính trị?
Kinh tế- tài chính?
Xã hội?
Văn hoá-giáo dục?
Quân sự?
Gv phân tích tác dụng & ý nghĩa của từng cải cách trên từng lĩnh vực
Ý nghĩa của những cải cách trên?
Vì sao những cải cách trên lại không đạt được kết quả như yêu cầu đề ra?
Nhà Hồ thành lập (1400)
Năm 1400 Hồ Quý Ly phế truất nhà Trần lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại ngu => nhà Hồ thành lập
Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Về chính trị:cải tổ hàng ngũ võ quan, quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền
Kinh tế-tài chính :phát hành tiền giấy, ban hành chính sách Hạn điền
Xã hội: chính sách Hạn nô
Văn hoá-giáo dục: sủa đổi chế độ thi cử, học tập; dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm
Quân sự: tăng cường củng cố quânsự và quốc phòng
Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
Chứng tỏ Hồ Quý Ly là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước
Hạn chế sự tập trung ruộng đất của quý tộc địa chủ, làm suy yếu thế lực của nhà Trần, tăng ngồn thu và quyền lực của nhà nước
Một số cải cách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa giải quyết được những yêu cầu của nhân dân
CỦNG CỐ:
Trình bày tóm tắt những cải cách của Hồ Quý Ly.
Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly?
DẶN DÒ:
Học bài, làm bài tập 7, 8 ( trang 68 sách THLS)
Chuẩn bị bài mới : ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
Tiết: 32
Tuần: 16
Ngày soạn:...
Ngày dạy:
BÀI 17
ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
ššš&›››
I . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ
Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại việt thời Lý, Trần, Hồ
2. Tư tưởng :
Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
3. Kĩ năng :
Sử dụng lược đồ
Phân tích tranh ảnh, trả lời câu hỏi
Lập bảng thống kê
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC :
Lược đồ nước Đại việt thời Lý, Trần, Hồ
Lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông-Nguyên
Tranh ảnh về các thành tựu văn hoá nghệ thuật thời Lý-Trần
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly..
Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách đó?
3. Giảng bài mới :
Cho học sinh điền vào các biểu mẫu theo từng chủ đề:
THỜI GIAN, SỰ KIỆN
THỜI LÝ
THỜI TRẦN
Niên đại mở đầu và kết thúc
Vua sáng lập
Tên nước:
Kinh đô
Kháng chiến chống xâm lược:
Tên danh tướng tiêu biểu:
Tên chiến thắng tiêu biểu:
1009-1226
Lý Công Uẩn
Đại Việt
Thăng long
Tống (1075-1077)
Lý Thường Kiệt
Ung châu, Phòng tuyến Như nguyệt
1226-1400
Trần Cảnh 
Đại việt
Thăng long
Ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên
Trần Quốc Tuấn
Bạch đằng
Những thành tựu tiêu biểu
Các lĩnh vực
Thời Lý
Thời Trần
Về kinh tế
Nông nghiệp:
Thủ công nghiệp:
Thương nghiệp
Nông nghiệp:
Thủ công nghiệp:

File đính kèm:

  • docSu 7 2011 2012.doc