Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh.

- Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất dân tộc, chống âm mưu chia cắt lãnh thổ.

3- Kĩ năng:

- Tập xác định vị trí, địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện trên bản đồ.

- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ Việt Nam.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Ngày soạn: 07 / 02 / 2011
Tiết: 47
Ngày dạy: 10 / 02 / 2011
Bài 22
Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
(Thế kỉ XVI – XVIII)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh.
- Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất dân tộc, chống âm mưu chia cắt lãnh thổ.
3- Kĩ năng:
- Tập xác định vị trí, địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện trên bản đồ.
- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ Việt Nam.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân thế kỉ XVI?
- Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào nông dân thế kỉ XVI?
* Giới thiệu bài mới:
Phong trào nông dân thế kỉ XVI chỉ là bước mở đầu cho sự chia cắt kéo dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến thống trị.
II- Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
1- Chiến tranh Nam- Bắc triều.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Sự suy yếu của nhà Lê thể hiện như thế nào?
? Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều?
- GV giới thiệu về Mạc Đăng Dung.
- GV sử dụng lược đồ chỉ rõ vị trí lãnh thổ Nam triều và Bắc triều.
? Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam - Bắc triều?
- GV tường thuật sơ lược diễn biến của cuộc chiến tranh.
? Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta?
? Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?
? Kết quả của cuộc chiến tranh?
- Triều đình phong kiến rối loạn, các phe phái liên tục chém giết nhau.
- Năm 1227, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc àBắc triều.
- Năm 1533, Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoáà Nam triều.
- Do mau thuẫn giữa nhà Lê và nhà Mạc.
+ Năm 1570, rất nhiều người bị bắt lính, bắt phu.
+ Năm 1572 ở Nghệ An, mùa màng bị tàn phá, hoang hoá, bệnh dịch...
- Cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn PK-nông dân khổ cực.
* Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều:
- Năm 1227, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc àBắc triều.
- Năm 1533, Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoáà Nam triều.
* Chiến tranh Nam - Bắc triều:
- Hai tập đoàn phong kiến đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm, chiến trường kéo dài từ Thanh – Nghệ ra bắc, gây nhiều đau khổ cho nhân dân. đén năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên cao bằng, chiến tranh Nam – Bắc triều chấm dứt.
- Hậu quả: gây tổn thất lớn về người và của, đất nước bị chia cắt.
2- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Sau chiến tranh Nam - Bắc triều, tình hình nước ta có gì thay đổi?
- GV dùng lược đồ xác định vị trí vùng Thuận Quảng.
? Nêu rõ mối quan hệ giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn?
- GV dùng lược đồ tường thuật diễn biến cơ bản cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
GV đọc 2 câu ca dao trong SGK.
? Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
? Tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
? Em có nhận xét gì về tính hình chính trị- xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI- XVII?
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền. Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
- Mâu thuân giữa 2 thế lực à chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
- Hậu quả: chia cắt đất nước Đàng Trong và Đàng Ngoài, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc.
- Phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị giữa 2 thế lực phong kiến.
- Chính trị – XH không ổn định do chính quyền luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực.
*Nguyên Nhân:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền. Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyenx Uông bị đầu độc chết, Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
-> Từ đó hình thành thế lực họ Nguyễn.
* Diễn biến.
- Đầu TK XVII chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
- Từ 1627 đến 1672 họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần không phân thắng bại. Vùng đất Quảng Bình – Hà Tĩnh trở thành chiến trường.
- Không tiêu diệt được nhau 2 bên lấy Sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước, kéo dài đến TK XVIII.
* Hậu quả: 
- Chia cắt đất nước Đàng Trong và Đàng Ngoài, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc.
- Đàng Ngoài Trịnh Tùng xưng vương xây phủ chúa bên cạnh triều Lê -> vua Lê- chúa Trịnh.
- Đàng trong chúa Nguyễn.
* Củng cố bài học:
? Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài?
? Bài học lịch sử rút ra từ cuộc nội chiến ở các thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nội dung hai cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh Nguyễn cùng với hậu quả của nó.
- Đọc và chuẩn bị bài 23 “ Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI- XVIII” tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 47.doc
Giáo án liên quan