Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Năm học 2012-2013

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS nắm được:

 - Sau các cuộc kháng chiến quyết liệt chống quân xâm lược Mông – Nguyên, Đại Việt phải trải qua nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội.

 - Nhờ những chính sách, biện pháp tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta, nền kinh tế, xã hội của Đại Việt được phục hồi và phát triển nhanh chóng; văn hoá, giáo dục, khoa học – kĩ thuật đều đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, quốc gia Đại Việt ngày một cường thịnh.

 2. TT:

 Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.

 3. RLKN:

 Giúp HS làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 Tranh ảnh đồ gốm thời Trần.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút

 3. Bài mới: ( 2 phút)

 a, Giới thiệu: Sau chiến tranh nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế, văn hóa, và đã đạt được những thành tựu gì?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 28, Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:14
Tiết:28
Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
 THỜI TRÂN
S :12/11/2012 
G: 22/11/2012
I SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS nắm được: 
	- Sau các cuộc kháng chiến quyết liệt chống quân xâm lược Mông – Nguyên, Đại Việt phải trải qua nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội.
	- Nhờ những chính sách, biện pháp tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta, nền kinh tế, xã hội của Đại Việt được phục hồi và phát triển nhanh chóng; văn hoá, giáo dục, khoa học – kĩ thuật đều đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, quốc gia Đại Việt ngày một cường thịnh. 
	2. TT:
	Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
	3. RLKN:
	Giúp HS làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	Tranh ảnh đồ gốm thời Trần.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Sau chiến tranh nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế, văn hóa, và đã đạt được những thành tựu gì?
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tình hình kinh tế sau chiến tranh. ( 20 phút)
- KT:Sự phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
 KN:-Nhận xét, so sánh để thấy sự phát triển.
GV: Kinh tế thời Trần gồm những ngành nào?
 - Nhà Trần đã thi hành những chính sách nào để phát triển nông nghiệp? Cụ thể thực hiện những chính sách đó thế nào?
 - Ai được phong đất? Những đất đó là đất nào? Ngoài ra còn có ruộng đất của ai?
 - So với thời Lý, thời Trần có ruộng tư như ntn? Tại sao phát triển nhanh?
Þ Nhận xét chung về nông nghiệp?
H: Thủ công nghiệp thời Trần ra sao? Vì sao nó phát triển như vậy?
HS: Nhận xét kênh hình 35, 36.
 - Ngoài nghề thủ công truyền thống còn có ngành nghề nào mới?
 - Nhận xét về TCN thời Trần?
 - Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển kéo theo ngành nghề nào?
 GV: Mô tả thêm hai nghề chế tạo sung và đóng thuyền
H: Em có nhận xét gì về nghề thủ công thời Trần
GV: Chuyển ý nông nghiệp, thủ công nghiệp kéo theo sự phát triển của thương nghiệp.
 - Thương nghiệp phát triển ra sao? 
 - Thăng Long và Vân Đồn thời kì này ntn?
 - Nhận xét chung tình hình thương nghiệp thời Trần?
GV: Chốt lại mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nhờ sự quan tâm của nhà nước nên kinh tế thời Trần nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
HĐ2: Tình hình xã hội sau chiến tranh. ( 5 phút)
GV: Cho HS đọc SGK.
GV Gợi ý cho HS Nghiên cứu SGK
 - Thời Trần có mấy giai cấp? Có những tầng lớp nào?
 - Em hãy so sánh xã hội thời Lý với xã hội thời Trần rồi rút ra nhận xét?
GV: Các tầng lớp như nhau nhưng khác nhau về mức độ tài sản, cách thức bóc lột. Số địa chủ tăng lên, số nông nô và nô tì cũng tăng lên.
1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh 
 a. Nông nghiệp : 
- Nông nghiệp .
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước .
- Vương hầu, lập “điền trang.”
- Vua ban ruộng “thái ấp” cho quý tộc.
- Nhà Trần có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất.
 + Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng.
 + Đê điều được củng cố
 - Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
 b. Thủ công nghiệp : rất phát triển
- Nhà nước trực tiếp quản lí gồm những ngành nghề. Như: gốm tráng men, dệt vải lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển 
- Trong nhân dân:Các nghề thủ công cổ truyền phát triển như: gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in
- Các sản phẩm làm ra càng nhiều, trình độ kĩ thuật càng cao.
 c. Thương nghiệp : 
- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.
- Thăng Long và Vân Đồn là hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh :
- Hướng dẫn cho học sinh đọc sách giáo khoa. 
	4. Củng cố: ( 3 phút)
	- Trình bày tình hình kinh tế nhà Trần sau chiến tranh?
	- So với thời Lý nền kinh tế nươc ta có bước phát triển như thế nào
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
 	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài bài 15 :phần II .Sự phat triển văn hoá
 - Soạn bài theo câu hỏi SGK 
 + Những nét sinh hoạt văn hoá phổ biến thời Trần
 + Tình hình văn học thời Trần-Vì sao văn học thời Trần phát triển
 + Thành tựu KH-KT, kiến trúc và điêu khắc

File đính kèm:

  • doctiet 28, bai 28.doc
Giáo án liên quan