Phương pháp dùng dụng cụ trực quan trong dạy học môn lịch sử lớp 7

1/ Ý nghĩa khoa học:

Như chúng ta được biết, con đường nhận thức ngắn nhất sẽ là con đường “ Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, do đó phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “ Con đường” nhận thức này chính là các “ Dụng cụ trực quan ”.

Đặc biệt trong phương hướng dạy học mới hiện nay, “ Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, tư duy khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “ Dụng cụ trực quan ”, chính vì thế mà “ Dụng cụ trực quan ” đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, và phong phú.

2/ Ý nghĩa thực tiễn:

Xuất phát từ tình hình thực tế đất nước, đặc biệt là trước công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như vũ bão, việc chỉnh lý chương trình giáo dục và thay đổi nội dung sách giáo khoa là một vấn đề rất cấp thiết và vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà cả nước ta đã ra sức thực hiện việc thay đổi chương trình giáo dục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục, bỡi lẽ:

“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Là một trong những phương pháp đặc trưng đối với bộ môn Lịch sử, đó là phương pháp “ Sử dụng dụng cụ trực quan ” trong giảng dạy.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dùng dụng cụ trực quan trong dạy học môn lịch sử lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, và phong phú.
2/ Ý nghĩa thực tiễn:
Xuất phát từ tình hình thực tế đất nước, đặc biệt là trước công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như vũ bão, việc chỉnh lý chương trình giáo dục và thay đổi nội dung sách giáo khoa là một vấn đề rất cấp thiết và vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà cả nước ta đã ra sức thực hiện việc thay đổi chương trình giáo dục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục, bỡi lẽ:
“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Là một trong những phương pháp đặc trưng đối với bộ môn Lịch sử, đó là phương pháp “ Sử dụng dụng cụ trực quan ” trong giảng dạy. 
Từ thực tế cho thấy chuẩn bị “ Dụng cụ trực quan ” làm dụng cụ trực quan là một công tác rất khó khăn, và rất công phu như: 
+ Sử dụng “Dụng cụ trực quan” như thế nào để đảm bảo tính trực quan, tính khoa học.
+ Sử dụng “ Dụng cụ trực quan ” như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy Lịch sử lại là một vấn đề càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là vấn đề của mỗi người giáo viên Lịch sử đã và đang quan tâm hiện nay, với hy vọng nghiên cứu kỹ “ Phương pháp sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy Lịch sử 7” sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới, và việc thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn như mong muốn.
II. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
1/ Tình hình sử dụng các dụng cụ trực quan đối với việc dạy học trước đây:
- Trước đây, đa số các trường đều thiếu thốn về cơ sở vật chất, nghèo nàn về các thiết bị dạy học đối với bộ môn Lịch sử, chỉ có một số loại đơn giản: Lược đồ, sơ đồ, bản đồ, ...v.v.
- Theo quan niệm giáo dục lạc hậu trước đây cho rằng dụng cụ trực quan là phương tiện cần thiết để giáo viên truyền thụ kiến thức mới, dụng cụ minh hoạ cho các kiến thức đã truyền đạt, còn đối với học sinh chỉ có tác dụng chấp nhận và ghi nhớ.
- Theo phương pháp sử dụng này thì dụng cụ trực quan chưa phát huy hết vai trò của mình, đôi khi chưa thể hiện được tính trực quan và tính khoa học của nó, giờ dạy Lịch sử sẽ rơi vào những hạn chế sau:
+ Giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.
+ Các kiến thức Lịch sử do giáo viên cung cấp học sinh sẽ không hiểu sâu, nhớ kỹ bằng chính các em tự nhận thức.
+ Các nguồn trí thức từ dụng cụ trực quan chưa thực sự hấp dẫn đối với các em. Do đó không gây hứng thú học tập, không có khả năng phát triển tư duy.
+ Chưa tạo cho học sinh các kỹ năng Lịch sử quan trọng như: Đọc, chỉ, bản đồ, phân tích các sự kiện ... 
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình giáo dục mới ở bộ môn Lịch sử, thiết bị các trường học đã trang bị khá đầy đủ các loại dụng cụ trực quan, chủ yếu là các loại sau:
- Hình vẽ, tranh, ảnh.
- Mô hình.
- Bản đồ, biểu đồ.
Đối với các loại phương tiện này thì người giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử cần có phương pháp sử dụng như thế nào.
1/ Đối với hình vẽ, tranh, ảnh:
a) Đối với hình vẽ: 
Có thể là hình vẽ được giáo viên chuẩn bị trước, ( như hình vẽ minh hoạ các sự kiện lịch sử , ...)
 Đối với hình vẽ: Ta cần cho học sinh tiến hành theo các bước sau:
- Đọc tên và cho biết các sự kiện lịch sử trên hình vẽ .
- Tìm hiểu mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, địa phương diễn ra sự kiện đó. 
Rút ra nguyên nhân, ý nghĩa, bài học lịch sử từ sự kiện đó.
b) Tranh ảnh Lịch sử :
- Đối với giáo viên: Tham khảo sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến tiết dạy để minh hoạ trên lớp.
- Đối với học sinh: Ngoài việc làm bài tập và học ở nhà, học sinh sưu tầm trên sách báo, những tranh ảnh có liên quan đến bài học.
* Cách sử dụng có hiệu quả:
- Đọc tên bức tranh, xác định xem bức tranh đó thể hiện điều gì ? Ở đâu ? 
- Tường thuật lại diễn biến của sự kiện lịch sử.
- Rút ra được nguyên nhân ý nghĩa và bài học lịch sử. Từ đó giáo dục lòng yêu nước, biết ơn các anh hùng của dân tộc.
2/ Mô hình:
Dùng những vật liệu đơn giản để tạo ra những hiện vật, những sự kiện lịch sử đơn giản để minh hoạ cho tiết dạy càng sinh động hơn.
Giáo viên giới thiệu mô hình đang sử dụng, mô hình là vật tượng trưng cho sự kiện lịch sử nào? .
Dùng câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát, trả lời tìm ra các sự kiện lịch sử. Ví dụ: Trong mô hình Cảnh Thoát Hoan thua chạy. Giáo viên đặt câu hỏi: Thoát Hoan phải thua chạy chui vào ống đồng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ mấy và diễn ra vào năm nào ? 
+ Từ mô hình giáo viên giúp học sinh hiểu và nắm chắc các kiến thức Lịch sử ...
3/ Bản đồ, lược đồ:
a) Bản đồ: 
Việc học lịch sử nhất thiết phải có bản đồ: “ Có bản đồ là có Lịch Sử ”. Vậy học Lịch Sử nhất thiết phải có bản đồ. Bản đồ vừa là phương tiện giúp các em khai thác kiến thức và là nguồn tri thức Lịch Sử phong phú, nội dung Lịch Sử đã được mã hoá trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ bản đồ. 
- Thông qua việc sử dụng bản đồ giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện được các kỹ năng bản đồ. 
- Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, sự kiện Lịch sử được thể hiện trên bản đồ là gì.
- Hiểu bản đồ, đọc được bản chú giải để biết được cái mà người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng các ký hiệu gì ? Bằng màu sắc gì ? ...
- Xác định vị trí, phương hướng của các địa điểm trên bản đồ.
- Cao hơn nữa giáo viên hướng dẫn học sinh biết dựa vào bản đồ, kết hợp với các kiến thức Lịch Sử để thuyết minh bắng cách: Phân tích, so sánh, giải thích các mối quan hệ sự kiện Lịch Sử có liên quan.
“ Mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ ”.
b) Lược đồ:
Trong giảng dạy Địa lý có nhiều loại lược đồ nhưng đối với môn Lịch Sử 7 thì các em mới chỉ làm quen với một số loại lược đồ như: “ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba chống quân Mông Nguyên.Chiến thắng Bạch Đằng, Khởi nghĩa Lam Sơn ” vv.
- Đối với loại lược đồ này ta cần cho học sinh nắm được yếu tố nào được thể hiện trên lược đồ. 
- Đặc điểm của các yếu tố qua lược đồ.
- Thông qua lược đồ giúp học sinh nhận xét, phân tích.
- Bước đầu tập cho học sinh xây dựng được các lược đồ thể hiện quân và dân ta chống giặc ngoại xâm qua các thời kì lịch sử.
Với loại phương tiện này người giáo viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, và cơ bản là phải hướng dẫn, chỉ đạo tốt cho học sinh mới lĩnh hội chắc về kiến thức. 
IV. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN:
1/ Phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học để lựa chọn dụng cụ trực quan cho thích hợp, không nên dùng quá nhiều dụng cụ trực quan cho một tiết dạy.
2/ Phải có phương phương pháp thích hợp đối với mỗi loại dụng cụ trực quan ( Như đã nêu ở trên).
3/ Trước khi sử dụng cần phải giải thích: Dụng cụ trực quan này nhằm mục đích gì? Giải quyết vấn đề gì ? Nội dung gì trong bài học.
4/ Đảm bảo tính trực quan, rõ ràng, có tính thẩm mỹ, cần chú ý tới quy luật nhận thức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Không nên sử dụng dụng cụ trực quan quá cũ nát, các hình vẽ cẩu thả...
5/ Biết vận dụng, sử dụng dụng cụ trực quan tới các phương pháp dạy học khác: như phương pháp đặt vấn đề, phương pháp mô tả, phương pháp thuyết minh, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải. vv..cho nhuần nhuyễn, nhằm đạt hiệu quả cao. 
* Điểm khác biệt với phương pháp sử dụng dụng cụ trực quan trước đây là giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Lịch Sử qua các dụng cụ trực quan, đồng thời qua việc sử dụng dụng cụ trực quan ta phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về Lịch Sử, Địa Lý cần thiết: Kỹ năng sử dụng bản đồ, sử dụng tranh vẽ, biểu đồ, kỹ năng thu thập tư liệu qua sách tham khảo...
V. KẾT QUẢ:
Qua việc áp dụng phương pháp sử dụng dụng cụ trực quan ở chương trình Lịch Sử 7, tôi nhận thấy có được những kết quả và khả quan như sau:
- Phần lớn các em đã có ý thức học tập bộ môn và có phương pháp học tập tốt.
- Các em đã hiểu rõ và nắm chắc các khái niệm, các sự kiện Lịch Sử cơ bản trong chương trình Lịch Sử 7.
- Đại bộ phận các em đã hình thành được một số kỹ năng Lịch Sử đơn giản, hiểu, đọc, nhận biết và chỉ bản đồ.
- Cơ bản là các em biết quan sát tranh ảnh, hình vẽ để rút ra kiến thức cần nắm, biết phân tích bản đồ. 
- Cơ bản là các em biết tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức Lịch Sử, các sự kiện, móc thời gian Lịch Sử, từ đó các em, biết liên hệ thực tế.
* Kết quả cụ thể:
Nhờ dụng cụ trực quan nên đa số các em có ý thức chuẩn bị tốt sách, vở, dụng cụ bộ môn. 
+ 100% học sinh có sách giáo khoa, sách bài tập thực hành, sách tham khảo.
+ 90% học sinh thích học bộ môn Lịch sử
Qua áp dụng thực tế ở trường THCS Lâm Ngư Trường, riêng đối với môn Lịch sử lớp 7 đã đạt được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TB trở lên
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
7
42
16
38,1
25
59,5
1
2,4
41
97,6
VI . KẾT LUẬN :
- Dụng cụ trực quan là phương tiện không thể thiếu được trong hoạt động dạy học . Bằng những dụng cụ trực quan sinh động, giáo viên sử dụng phương pháp tốt nhất giúp học sinh tự khai thác, lĩnh hội kiến thức nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập. 
- Những dụng cụ trực quan khi sử dụng trong giảng dạy cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đặc biệt là những dụng cụ trực quan tạo ấn tượng, giúp học sinh khắc sâu, nhớ kỹ, tái hiện lại những kiến thức đã học . 
- Về phương pháp sử dụng: phải sử dụng tinh tế, khéo léo phải đảm bảo tính trực quan, vừa đảm bảo tính khoa học. Điều đáng lưu ý là dụng cụ trực quan dù sinh động đến đâu cũng không thể giúp học học tốt, nếu thiếu sự chỉ đạo tận tình của giáo viên bộ môn. Vậy với cương vị là người hướng dẫn, giáo viên phải luôn tác động đến ý thức học tập của các em, phải khơi dậy trong các em sự tìm tòi, ham hiểu biết, sẵn sàng khám phá khoa học ./. 
 Khánh 

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem su 7(1).doc
Giáo án liên quan