Đề cương ôn tập Lịch Sử 7

I. Lịch sử thế giới trung đại

1. Đông Nam Á phong kiến

- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước.

- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên:

+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai mua rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ,quả.

2. Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến:

- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và làm một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn ( Phương Đông) hay các lãnh địa ( Phương Tây).

- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, họ giao cho nông dân hay nông nô sản xuất

3. Xã hội phong kiến gồm những giai cấp cơ bản nào?

- Xã hội phong kiến gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (Phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông dân (Phương Tây)

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch Sử 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thành Ung Châu và nhanh chóng rút về nước. 
	Đây là một chủ trương hết sức độc đáo, táo bạo và sáng tạo, trong binh pháp gọi là “tiên phát chế nhân” (đánh trước để khống chế kẻ thù). Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Cuộc tiến công diễn ra rất nhanh chỉ nhằm vào các căn cứ quân sự, kho tàng, quân lương mà quân Tống chuẩn bị để tiến hành cuộc xâm lược. Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.
	3. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 (1076 - 1077) của quân dân Đại Việt?
	Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng các tuyến phòng thủ ở các vị trí hiểm yếu, chiến lược gần biên giới phía Bắc (nơi ta dự đoán quân giặc nhất định sẽ phải đi qua). Đặc biệt là tuyến phòng thủ chủ yếu trên bờ Nam sông Như Nguyệt.
	Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong (bờ Bắc là Bắc Giang, bờ Nam là Bắc Ninh ngày nay). Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp bằng đất, cao, vững chắc; bên ngoài còn có mấy lớp giậu tre dày đặc. Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy trực tiếp đóng giữ phòng tuyến quan trọng này. 
	Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.
	Tháng 1 - 1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống. Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân thủy của chúng cũng bị chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ.
	Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt để tiến xuống phía Nam, nhưng bị quân ta đẩy lùi. Quân Tống chán nản, tuyệt vọng, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to.
	Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp nhận ngay và rút về nước. Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc đáo: để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm hòa bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.
III. Nước Đại Việt dưới thời Trần:
	1. Trình bày những nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần được thành lập?
	Từ cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII, nhà Lý suy yếu: vua quan ăn chơi xa hoa, bất lực, không chăm lo đến đời sống nhân dân; kinh tế khủng hoảng, mất mùa làm nhân dân li tán, đói khổ, bất mãn và nổi dậy khởi nghĩa. Các thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lẫn nhau càng làm cho nhà Lý thêm suy yếu. 
	Lý Huệ Tông không có con trai, chỉ có hai người con gái. Công chúa cả Thuận Thiên, gả cho Trần Liễu, con trưởng của Trần Thừa. Người con gái thứ hai là Chiêu Thánh, rất được Lý Huệ Tông yêu mến và lập làm Thái tử. Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh và vào ở trong chùa Chân Giáo.
	Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh làm chồng và sau đó nhường ngôi cho Trần Cảnh, triều Lý chấm dứt, triều Trần thay thế. Một cuộc đảo chính không đổ máu đã thành công.
	Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần thành lập, thay nhà Lý quản lí đất nước là việc làm cần thiết để ổn định tình hình chính trị, xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước.
	2. Nêu và nhận xét về những điểm mới và khác trong việc xây dựng bộ máy chính quyền, quản lí, điều hành đất nước thời Trần so với thời Lý?
	Nhà Trần xây dựng chính quyền mới dựa theo cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã.
	Tuy nhiên, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được tổ chức hoàn chính và chặt chẽ hơn thời Lý. Đó là:
	- Ở triều đình có thêm chức danh Thái thượng hoàng (vua cha) cùng với con cai quản đất nước (trong thời gian đầu khi con mới lên ngôi).
	- Bộ máy hành chính ở triều đình và các địa phương được tổ chức quy củ và đầy đủ hơn như: có thêm nhiều cơ quan quản lí nhà nước về các mặt như: Quốc sử viện, Thái y viện, Hà sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...; cả nước được chia lại thành 12 lộ; các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp.
	Điều đó chứng tỏ nhà Trần đã quan tâm hơn đến nhiều mặt hoạt động của đất nước và năng lực quản lí được nâng cao.
	Bên cạnh đó là việc nhà Trần rất quan tâm đến pháp luật như ban hành bộ luật mới mang tên “Quốc triều hình luật” (nội dung giống như bộ luật Hình thư thời Lý nhưng được bổ sung thêm). Luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. Đồng thời có những biện pháp để tăng cường và hoàn thiện cơ quan pháp luật như thành lập Thẩm hình viện, là cơ quan chuyên việc xét xử kiện cáo.
	Những việc làm trên đã làm cho pháp luật nhà nước được thực hiện nghiêm minh; góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc củng cố vương triều nhà Trần, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
	3. Nêu những chủ trương và biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Trần trong việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
	Nhà Trần đã có những chủ trương và biện pháp tích cực, tiến bộ trong việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng:
	Quân đội thời Trần, gồm có cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua) và quân ở các lộ; ở làng xã có hương binh; ngoài ra còn có quân của các vương hầu. Bố trí tướng giỏi, quân đông ở những vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc. Đó là cách tổ chức rất chặt chẽ và chuyên nghiệp với tinh thần chủ động và cảnh giác cao, tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa quân chủ lực và quân địa phương trong luyện tập và phòng thủ.
	Quân đội được tuyển và huấn luyện theo chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh trong dân), “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông); coi trọng học tập binh pháp và huấn luyện võ nghệ. Việc binh lính luân phiên tại ngũ và về làm ruộng, vừa bảo đảm việc huấn luyện đội quân thường trực lại vừa bảo đảm phát triển kinh tế.
	Với chủ trương: lấy đoản binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết “tướng sỹ một lòng phụ tử”, đoàn kết quân dân, khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc... cùng cách tổ chức, huấn luyện nói trên, nhà Trần đã xây dựng được một đội quân tinh nhuệ, củng cố vững chắc sức mạnh quốc phòng, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
	4. Trình bày những nét chính sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần?
	Kinh tế: + Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc, đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. Nhờ vậy nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
	+ Thủ công nghiệp: do nhà nước trực tiếp quản lí, rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề: làm đồ gốm, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
	+ Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các làng xã. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường. Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển, nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
	Văn hóa:
	+ Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc...
	+ Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển, có địa vị cao và được trọng dụng.
	+ Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: ca hát, nhảy múa, hát chèo, các trò chơi... vẫn được duy trì, phát triển.
	+ Nền văn học (bao gồm cả chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc phát triển rất mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt như: Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu...
	Giáo dục và khoa học - kĩ thuật:
	+ Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
	+ Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời. Y học có Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng.
	+ Về khoa học, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần công và đóng các loại thuyền lớn.
	Nghệ thuật:+ Kiến trúc điêu khắc thời Trần không huy hoàng như thời Lý nhưng cũng có những công trình quan trọng như tháp mộ của vua Trần Nhân Tông trước chùa Phổ Minh ở Tức Mặc (Nam Định) xây năm 1310, thành Tây Đô ở Thanh Hóa (1397).
	+ Âm nhạc thời Trần có chịu ảnh hưởng của Cham-pa. Chiếc trống cơm rất thịnh hành thời ấy nguyên là nhạc khí của Cham-pa. Đó là loại da dán hai đầu bằng cơm nghiền, được dùng để hòa cùng với dàn nhạc trong các dịp lễ Tết.
	+ Hát chèo đã manh nha từ thời này và tiếp tục phát triển.
	II. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII).
	1. Em biết gì về sức mạnh của quân Mông - Nguyên và âm mưu, quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng?
	Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Với một lực lượng quân sự hùng mạnh và hiếu chiến, quân Mông Cổ đã liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước, gieo rắc nỗi kinh hoàng, sợ hãi khắp châu Á, châu Âu.
	Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích, chúng quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía Nam Trung Quốc.
	Năm 1279, Nam Tống bị tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị (năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên). 
	Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Cham-pa. Sau khi chiếm được Cham-pa, quân Nguyên cố thủ ở phía Bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt.
	Sau hai lần xâm lược Đại Việt thất bại, vua Nguyên ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công Nhật Bản, tập trung mọi lực lượng kể cả ý đồ đánh lâu dài, tấn công Đại Việt lần thứ ba để trả thù. Cuối tháng 12 năm 1287, 30 vạn quân thủy, bộ tiến đánh Đại Việt. 
	2. Trước âm mưu và hành động của giặc Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
	Cuối năm 1257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, 

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 MỚI.doc
Giáo án liên quan