Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 12, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. KT: Giúp HS hiểu:

 - Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh.

 - Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh cho đại bại.

 2. TT:

 - Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập,

 - Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành lại độc lập .

 3. RLKN: Vẽ sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời câu hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - GV: Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ).

 - GV và HS: Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa Đông Nam Á .

 - Tài liệu sơ lược về lịch sử Đông Nam Á.

 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 5 phút)

 - Cho HS nêu tên các sứ quân và chỉ các địa điểm đóng quân ở lược đồ

 - Câu 1,3 / 28 SGK.

 3. Bài mới: ( 2 phút)

 a, Giới thiệu: Đất nước thống nhất , nhà Đinh tiếp tục củng cố nền độc lập tự chủ ra sao?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 12, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:07
Tiết:12
Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ
S: 25/09/2012 
G: 02/10/2012 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT: Giúp HS hiểu:
	- Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
	- Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh cho đại bại.
	2. TT:
	- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập,
	- Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành lại độc lập .
	3. RLKN: Vẽ sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời câu hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết. 
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- GV: Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á (hoặc bản đồ các quốc gia cổ).
	- GV và HS: Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa Đông Nam Á .
	- Tài liệu sơ lược về lịch sử Đông Nam Á.
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
	- Cho HS nêu tên các sứ quân và chỉ các địa điểm đóng quân ở lược đồ 
	- Câu 1,3 / 28 SGK.
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu:	Đất nước thống nhất , nhà Đinh tiếp tục củng cố nền độc lập tự chủ ra sao? 
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Nhà Đinh xây dựng đất nước ( 7 phút)
 -KT: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh – Ý nghĩa cuả những việc làm đó
- KN: Phân tích công lao của Đinh Bộ Lĩnh:
H: Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? 
HS: Đọc phần in nghiêng SGK/28 và phân tích về vùng đất Hoa Lư. Xem ảnh Hoa Lư.
H: Năm 970 Đinh Bộ Lĩnh còn làm gì?
 - Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
 - Nhà Đinh còn làm những việc gì để xây dựng đất nước? Ý nghĩa những việc làm đó?
HS: Thảo luận nhóm / Báo cáo: Nước ta độc lập lâu dài, ngang hàng không lệ thuộc TQ.
GV: Kết luận: Nền độc lập, tự chủ tiến thêm 1 bước –Giáo dục lòng biết ơn vua Đinh, liên hệ CS đối ngoại hiện nay.
HĐ2: Nhà Đinh xây dựng đất nước. ( 11 phút)
-KT: Nắm tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
- KN:Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước
H: Cuối 979, triều đình nhà Đinh xảy ra biến cố gì? Triều đình tồn tại bao lâu? Mấy đời vua? (13 năm (968 - 980) và 2 đời vua)
H: Nhân cơ hội đó, nhà Tống đã làm gì?
 - Trong hoàn cảnh đất nước như vậy, có sự kiện gì xảy ra?
HS: Đọc phần in nghiêng SGK và phân tích.
GV: Nêu những việc làm sau khi lên ngôi của Lê Hoàn?
 + Tổ chức nhà nước?
 + Về hành chính? 
 + Về quân đội?
HS: Đọc SGK M2. Thảo luận nhóm / Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê.
GV: Em hãy so sánh tổ chức chính quyền thời Đinh –Tiền Lê với thời Ngô?
HS Bộ máy nhà nước tương đối hoàn chỉnh hơn.
GV: Phân tích và so sánh cho HS thấy rõ và chốt lại
Bộ máy nhà nước thời Đinh- tiền Lê tương đối hoàn chỉnh. Đại diện cho bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền thời phong kiến.
HĐ3: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
 ( 12 phút).
-KT: Ghi nhớ nét chính về diễn biến, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống
-KN: Trình bày diễn biến theo lược đồ
- Ghi nhớ công lao của Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu độc xây dựng đất nước
HS: Đọc qua phần diễn biến trong SGK/30.
GV: Lê Hoàn đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ntn?
GV: Nêu diễn biến cuộc k/c chống Tống của Lê Hoàn.
GV và HS: Tường thuật trên bản đồ.
H: Kết quả ? Ý nghĩa của cuộc kháng chiến là gì?
GV: Giảng thêm: Sau chiến tranh chấm dứt Lê Hoàn đặt quan hệ bình thường lại với TQ.
GV: Giảng thêm: Sau chiến tranh chấm dứt Lê Hoàn đặt quan hệ bình thường lại với TQ.
H: Công lao của Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và xây dựng đất nước?
HS : Trả lời
GV:Lê Hoàn tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước 
 - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
 - Niên hiệu: Thái Bình. 
 - Tiến hành:
Phong vương cho các con.
Cử các tướng lĩnh nắm các chức vụ chủ chốt.
Xây dựng cung điện, đúc tiền .
Nghiêm trị những kẻ phạm tội.
Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống
 - Ý nghĩa: Khẳng định nền độc lập, tự chủ thêm 1 bước, Xây dựng chủ quyền của quốc gia
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê :
 - Cuối 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại.
 - Nhân cơ hội, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta.
 - Giới thiệu về Lê Hoàn ( SGK)
Þ Lê Hoàn (Lê Đại Hành) được suy tôn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến → nhà Tiền Lê thành lập, niên hiệu Thiên Phúc.
 - Tổ chức chính quyền:
 Thái sư
Vua
 Quan văn
Đại sư
Quan võ
 + TW: 
 Các phủ 
 + Hành chính địa phương:
z
Cả nước có 10 lộ
 Phủ và châu
 - Quân đội: gồm 10 đạo và 2 bộ phận (Cấm quân và quân địa phương).
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
 - Diễn biến: SGK/30.
 - Kết quả: Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết tại trận.
 - Ý nghĩa: 
 + Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
 + Chứng tỏ khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc.
	4. Củng cố: ( 6 phút)
	- Câu 1 / 31 SGK.
	- Cho HS tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn trên bản đồ.
	5. Dặn dò: ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài 9 (tt ): Soạn bài theo câu hỏi SGK.
	 6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 12, bai 12.doc