Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS Yên Thành

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản :

 -Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

-Hiểu khái niệm “Lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

-Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị trung đại.

 2. Kỹ năng:

 -Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Giáo dục:

-Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ

-Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 

doc135 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS Yên Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG I VÀ II
Ngày soạn: 11- 12
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
-Củng cố kiến thức cơ bản về dân tộc thời lý, Trần, Hồ
-Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
2. Kỹ năng: Phân tích tranh ảnh, trả lời câu hỏi. Lập bảng thống kê
3. Giáo dục: Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niết ơn tổ tiên.
B. CHUẨN BỊ: 
GV: Lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần
	:Lược đồ kháng chiến chống Tống- Mông –Nguyên.
	:Bảng thống kê
HS: Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
I. Ổn định:
II. Bài cũ: Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly và tác dụng của nó?
III bài mới: 
 Triển khai bài:
GV: Thời Lý - Trần nhân dân ta đã đương đầu với những cuộc kháng chiến nào? Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến?
HS: Tái hiện lại kiến thức đã học
GV: Kể tên những tấm gương chỉ huy tiêu biểu mà em nhớ?
HS:Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Trần Quốc Tuấn, Tông Đản, Hoằng Chân...
GV: Em có nhận xét gì về tinh thần chống giặc của nhân dân ta?
1.Đường lối chống giặc
-Kháng chiến chống Tống: Chủ động đánh địch buộc chúng phải đánh theo cách dánh của ta
-Kháng chiến chống Mông – Nguyên: “Vường không nhà trống”
-Tấm gương tiêu biểu:Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn...
2.Nguyên nhân thắng lợi:
+Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các tướng lĩnh
+Sự ủng hộ của nhân dân
IV. Củng cố: 
1.Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1009-1407?
2.Những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc thế kỷ XI, XIII.
3.Dựa vào đâu để có thẻ nhận định: Thời Lý - Trần, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn minh rực rỡ, gọi là văm minh Đại Việt?
V. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi sgk
 Lập bảng thống kê những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHNT
CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ(THẾ KỶ XV - ĐẦU THẾ KỶ XVI)
BÀI 18: Tiết 32: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV
Ngày soạn: 15-12
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
-Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt.
-Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
2. Kỹ năng: Sử dụng lược đồ, đánh giá công lao nhân vật lịch sử.
3. Giáo dục: Lòng căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc. Vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa.
B. CHUẨN BỊ: 
GV: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa thế kỷ XV
HS: Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
I. Ổn định:
II. Bài cũ: 
III bài mới: 
1. Giới thiệu: Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hang loạt chính sách nhằm làm thay đổi tình hình đất nước. Tuy nhiên một số chính sách đã không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. Vậy khi nhà Minh tiến hành xâm lược nước ta cuộc kháng chiến của Nhà Hồ diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Triển khai bài:
GV: Vì sao nhà Minh kéo vào xâm lược nước ta?
HS: Mượn cớ khôi phục lại nhà Trần
GV: Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại?
HS:Vì không được toàn dân tham gia
GV: Hãy nêu các chính sách cai trị của nhà Minh?
HS: Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ
Đặt ra hang trăm thứ thuế
Bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu hủy sách quý, đem về TQ
GV: Em hãy nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
HS: Các chính sách đó vô cùng thâm độc, tàn bạo.
GV: Dùng lược đồ trình bày 2 cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
HS: Tường thuật lại
GV:Các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì?
HS: Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghiã được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1.Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ. 
-Quân Minh mượn cớ nhà Hồ cướp ngôi để xâm lược nước ta
-Tháng 1-1407, quân Minh chiếm Đông Đô và thành Tây Đô.
-Cha con Hồ Quý Ly bị bắt.
2.Chính sách cai trị của nhà Minh
-Chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, sát nhập vào Trung Quốc.
-Kinh tế: Đặt ra hang trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em đem về TQ
-Văn hóa: Thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân. Bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình
3.Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần
a.Khởi nghĩa Trần ngỗi
-Tháng 10-1407 Trần Ngỗi lên làm minh chủ
-12-1407 nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô cô
-1409, cuộc khởi nghĩa thất bại
b.Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng
-Năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang Đế.
-Khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu
-Năm 1413, cuộc khpởi nghĩa thất bại
IV. Củng cố: 
1.Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của Nhà Hồ chống quân minh xâm lược?
2.Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
3.Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó?
V. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi sgk
 Ôn lại kiến thức đã học để làm bài tập lịch sử.
Tiết 33 	BÀI TẬP LỊCH SỬ
Ngày soạn: 19/12
AMỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học ở chương II và chương III để thực hiện các dạng bài tập nhằm củng cố kiến thức về: nước ta thời Lý - Trần.
2. Kỹ năng: Nhận dạng làm các bài tập lịch sử
3. Giáo dục: Lòng tự hào truyền thống lịch sử dân tộc
B.CHUẨN BỊ:
	GV: Bài tập 
	HS: Ôn lại kiến thức, làm bài tập 
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
I. Ổn định:
II. Bài mới: 
	Hướng dẫn học sinh làm 1 số bài tập trắc nghiệm sau: 
 1.Mông Cổ đánh nước ta nhằm mục đích:
a.Chiếm hẳn Đại Việt làm bàn đạp tấn công các nước ĐNA
b.Chỉ mượn Đại Việt làm bàn đạp chiếm xong Nam Tống sẽ rút về.
c.Chiếm Đại Việt làm bàn đạp tấn công Nam Tống, xâm lược toàn bộ Trung Quốc.
2.Quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại vì?
a.Quân kỵ của Mông Cổ mạnh nhưng không chuyển sang được Đại Việt để đánh.
b.Địa hình nước ta phức tạp không như những vùng hoang mạc, bằng phẳng nên không phát huy được kỵ binh.
c.Quân giặc chủ quan coi thường Đại Việt là nước nhỏ.
d.Sự quyết tâm của vua quan nhà Trần và sự đoàn kết chiến đấu của quân dân Đại Việt.
3.Chọn câu đúng hoặc sai vào ô trống.
a. 12/1278 quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 3
b. Trận Vân Đồn quân Nguyên đã giành thế chủ động
c. Chiến thắng Vân Đồn đã tạo thời cơ để quân dân nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân xâm lược.
d. Chiến thắng Bặch Đằng đánh sập ý đồ của nhà Nguyên đối với nước ta
e. Chiến thắng Bạch Đằng đã tiêu diệt toàn bộ cánh quân thủy của nhà Trần
Hãy đánh dấu vào những câu sau đây mà em cho là đúng
4.Nho giáo nhà Trần phát triển mạnh vì:
a. Đạo Phật kém phát triển
b. Nho giáo phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước
c. Nhân dân thời Trần yêu nho giáo hơn phật giáo
d. Cả 3 ý trên
5.Văn học thời Trần phát triển mạnh vì?
a. Nhà Trần đào tạo được nhiều nho sĩ trí thức giỏi
b.J Ba lần kháng chiến thắng lợi với những trận thắng vang dội là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ.
c. Cả 2 ý trên
6.Giáo dục thời Trần phát triển để:
a. Dạy con em con lại, phục vụ cho mục đích thống trị
b. Dạy con em nhân dân
c. Đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
d. Cả 3 ý trên
7.Đường lối chống giặc: Nhà Trần, Nhà Hồ
Đường lối kháng chiến
Nhà Trần
Nhà Hồ
III Hướng dẫn làm bài:
 1.c
2.b,c,d
3.c,d
4.b
5.c
6.d
7.Nhà Trần: có đường lối đúng đắn được nhân dân ủng hộ
Nhà Hồ không được lòng dân, không dược nhân dân ủng hộ
IV.Dặn dò: Xem trước bài cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thời kỳ ở miền Tây Thanh Hóa nghĩa quân chiến đấu gian khổ như thế nào?
 Bài 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427)
Tiết 34 I. THỜI KỲ Ở MIẾN TÂY THANH HÓA (1418 – 1423)
Ngày soạn:25/12
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Cuụoc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hóa dần dần phát triển trong cả nước.
-Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủu uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
2.Tư tưởng:
Giáo dục truyền thống bất khuất và lòng tự hào dân tộc
3.Kĩ năng:
Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử, nhận xét các sự kiện lịch sử, nhân vật tiêu biểu
B.CHUẨN BỊ
GV:Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam sơn, Lược đồ tiến quân ra bắc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
HS:Xem trước bài, trả lời câu hỏi sgk
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
I.Ổn định:
II.Bài cũ: Trình bày cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh? Nêu rõ nguyên nhân thất bại của nhà Hồ?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu: Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng thất bại, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã vùng lên mạnh mẽ trước hết ở miền núi phía tây Thanh Hóa.
2.Triển khai bài: 
 GV: Giới thiệu bia Vĩnh Lăng và những lời lẽ do Nguyễn Trãi ghi tiểu sử Lê Lợi.
GV:Em hãy cho biết một vài nét về tiểu sử Lê Lợi?
HS:Là hào trưởng có uy tín, yêu nước, cương trực, khảng khái, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
GV:Câu nói của ông thể hiện điều gì?
HS:Thể hiện ý thức tự chủ
GV:Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ?
HS: Lam Sơn thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa
GV:Nguyễn Trãi là người như thế nào?
HS:Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao, có lòng yêu nước.
GV:Đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy nghĩa quân tổ chức hội thề Lũng Nhai. Đầu năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
GV:Trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn gì?
HS:Lực lượng còn non yếu, lương thực thiếu thốn.
GV:Trước tình hình đó nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây?
HS:Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi
GV:Em có suy nghĩ gì về gương hy sinh của Lê Lai?
HS:Đó là gương hy sinh về mình để cứu minh chủ.
GV:Tại sao Lê Lợi tạm hòa với quân Minh?
HS:Tránh cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian củng cố lực lượng.
 1.Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
-Lê Lợi là người có uy tín, yêu nước thương dân.
-Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao, giàu lòng yêu nước.
-Năm 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.
-Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
2.Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
-Năm 1418 nghĩa quân đã ph

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 7.doc
Giáo án liên quan