Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS hiểu được:

 - Âm mưu xâm lược nước ta thời đó của nhà Tống là bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

 - Cuộc tiến công, tập kích sang đất Tống (Giai đoạn thứ nhất – 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng của ta.

 - Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.

 2. TT: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.

 3. RLKN: Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Bản đồ Đại Việt thời Lý – Trần.

 - Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý (nếu có).

 - Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.

 2. Bài cũ: ( 5 phút)

 - BTTN:

 - Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với nước ta? Nhà Lý đã đối phó như thế nào?

 - Trình bày diễn biến trận tập kích vào đất Tống của nhà Lý?

 3. Bài mới: (2 phút)

 a, Giới thiệu: Sau khi hoàn thành mục đích tập kích vào đất Tống nhà Lý tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài hôn nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:09
Tiết:16
Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077) (tt)
S: 06/10/2012 
G:16/10/2012 
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS hiểu được:
	- Âm mưu xâm lược nước ta thời đó của nhà Tống là bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
	- Cuộc tiến công, tập kích sang đất Tống (Giai đoạn thứ nhất – 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng của ta.
	- Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.
	2. TT: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.
	3. RLKN: Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
	- Bản đồ Đại Việt thời Lý – Trần.
	- Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý (nếu có).
	- Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
	- BTTN:
	- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với nước ta? Nhà Lý đã đối phó như thế nào?
	- Trình bày diễn biến trận tập kích vào đất Tống của nhà Lý? 
	3. Bài mới: (2 phút)
	a, Giới thiệu: Sau khi hoàn thành mục đích tập kích vào đất Tống nhà Lý tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài hôn nay.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Kháng chiến bùng nổ. ( 15 phút)
KT:- Chuẩn bị đối phó của nhà Lý
- Miêu tả phòng tuyến Như Nguyệt, tác dụng của nó.
-KN:Tường thuật diễn biếntrên bản đồ.
 - GD:- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt.
H: Trong khi rút khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì? Nêu cụ thể?
 - Sử dụng lược đồ → giải thích những khu vực bố phòng.
 - Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?
HS: Đọc in nghiêng SGK và trả lời.
HS:Dự đoán nơi quân xâm lược nhất định đi qua, sông như nguyệt ngắn nhưng án ngữ mọi con đường phía Bắc chạy về Thăng Long.
H: Sau thất bại nhà Tống đã làm gì?
HS: Đọc diễn biến SGK/41.
GV: Tường thuật diễn biến trên lược đồ.
Kết quả như thế nào?
HS nêu kết quả
GV: Chốt lại chuển ý sang phần 2.
HĐ2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. ( 15 phút)
- Nắm diễn biến cuộc chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt- Ý nghĩa của cuộc kháng chiên
 - Trình bày diễn biến cuộc chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt.
- GD truyền thống nhân đạo, công lao và tài năng của Lý Thường Kiệt.
GV: Cho HS đọc phần diễn biến trận chiến SGK/41,42 GV: Tường thuật trên lược đồ.
HS: Tường thuật lại trên lược đồ.
GV và HS: Cùng miêu tả tường thuật xuất xứ và phân tích bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt → ý nghĩa.
H: Kết quả cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt?
 - Tại sao trên đà thắng lợi, Lý Thường Kiệt không tấn công mà đề nghị “giảng hoà với giặc” → Giáo dục HS.
 - Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân ta?
 - Chiến thắng quân Tống mang ý nghĩa gì đối với nhân dân ta?
HS: Tiến hành thảo luận trình bày kết quả trên bảng phụ. Các nhóm nhận xét bổ sung
GV: Chuẩn xác kiến thức→ Giáo dục HS tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt, tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta.
1. Kháng chiến bùng nổ:
 a, Sự chuẩn bị của nhà Lí:
 -Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng chu đáo ở biên giới phía Bắc, mạn Đông kênh và cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
 b, Diễn biến:
 - Cuối 1076 quân Tống cử một đạo quân lớn xâm lược Đại Việt theo hai đường thuỷ bộ.
 + Đường bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy 10 vạn quân tinh nhuệ vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn vào nước ta.
 + Đường thuỷ do Hoà mâu dẫn đầu vượt biển vào tiếp ứng.
 - Tháng 1/1077: Đạo quân bộ từ Lạng Sơn tiến xuống.
 - Nhà Lý cho đánh nhiều trận nhỏ, cản bước tiến của địch.
 - Lý Kế Nguyên mai phục và chặn đánh bại quân thuỷ của địch.
 - Kết quả: Quân Tống không lọt sâu vào nước ta buộc phải đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
 a, Diễn biến: 
 - 1077 quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt để tiến xuống phía Nam nhưng bị quân ta đẩy lùi.
 - Quân Tống phòng ngự, chán nản chết dần chết mòn.
 - Cuối năm 1077, Lí Thường Kiệt bất ngờ bất ngờ phản công đánh vào doanh trại của giặc.
 b, Kết quả: 
 - Quân Tống thua to, khó khăn.
 - Lí Thường Kiệt chủ động giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận và rút quân về nước.
 c, Nguyên nhân thắng lợi:
 - Sự đoàn kết, anh dũng trong chiến đấu của nhân dân ta.
 - Sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt.
 d, Ý nghĩa lịch sử: 
 - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
 - Bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước.
 - Nhà Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
 4. Củng cố: ( 6 phút) 
	- BTTN:
 - Kháng chiến bùng nổ như thế nào?
 - Tường thuật cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt trên lược đồ. 
 - Ý nghĩa cuộc kháng chiến? Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt qua hai giai đoạn kháng chiến.
 5. Dặn dò: (2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
 - Chuẩn bị bài: ôn lại các kiến thức học từ đầu năm đến tiết 16 để tiết 17 ôn tập: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
 6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 16, bai 16.doc