Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Thu Quí

1. Mục tiêu:

a.Kiến thức: Học sinh nắm được nhà Tống có công thống nhất Trung Quốc sau hơn nữa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách ổn định đất nước.

-Sự thành lập nhà Nguyên và các chính sách của nhà Nguyên, Thanh.

-Tìm hiểu về văn hoá nghệ thuật của Trung Quốc thời PK.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích sự kiện.

c.Thái độ: Giáo dục truyền thống yêu nước bảo vệ đất nước, tinh thần hợp tác, bè bạn láng giềng.

2. Chuẩn bị:

a.GV:Bản đồ Trung Quốc hoặc bản đồ Châu Á, bảng phụ.

b. HS:SGK, bảng phụ, câu hỏi soạn.

3.Phương pháp dạy học:Tường thuật, diễn giảng, trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số

4.2 Kiểm tra bài cũ:

*Câu 1(10đ):

-TN(3đ):Xã hội PK Trung Quốc được hình thành vào thời gian nào?

A.Thế kỉ III TCN thời Tần (chọn)

B.Thế kỉ I TCN thời Tần

C.Thế kỉ II TCN thời Hán

D.Thế kỉ III TCN thời Hán

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Thu Quí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Tiết 5
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
(Tiếp theo)
Bài 4:	
1. Mục tiêu:
a.Kiến thức: Học sinh nắm được nhà Tống có công thống nhất Trung Quốc sau hơn nữa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách ổn định đất nước.
-Sự thành lập nhà Nguyên và các chính sách của nhà Nguyên, Thanh.
-Tìm hiểu về văn hoá nghệ thuật của Trung Quốc thời PK.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích sự kiện.
c.Thái độ: Giáo dục truyền thống yêu nước bảo vệ đất nước, tinh thần hợp tác, bè bạn láng giềng.
2. Chuẩn bị:
a.GV:Bản đồ Trung Quốc hoặc bản đồ Châu Á, bảng phụ.
b. HS:SGK, bảng phụ, câu hỏi soạn.
3.Phương pháp dạy học:Tường thuật, diễn giảng, trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ:
*Câu 1(10đ):
-TN(3đ):Xã hội PK Trung Quốc được hình thành vào thời gian nào?
A.Thế kỉ III TCN thời Tần (chọn)
B.Thế kỉ I TCN thời Tần
C.Thế kỉ II TCN thời Hán
D.Thế kỉ III TCN thời Hán
-Tự luận (7đ):Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Hán?
(TL:-Đối nội:Xoa ùbỏ pháp luật hà khắc của thời Tần, giảm tô thuế và sưu dịch cho dân, khuyến khích cày cấy, khẩn hoang để phát triển sản xuất.(5đ)
-Đối ngoại:Xâm lược Triều Tiên và các nước phía Nam (2đ)
*Câu 2(10đ):
-TN(3đ): Xã hội PK Trung Quốc có những giai cấp chính nào?
A.Lãnh chúa và nông nô
B.Tư sản và vô sản
C.Địa chủ và nông dân lĩnh canh (chọn)
-Tự luận(7đ):Nêu chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường?
(TL:Đối nội:Củng cố hoàn thiện bộ máy nhà nước, cử người thân tín cai quản các địa phương, mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài (4đ) 
-Giảm thuế, thực hiện phép quân điền (2đ)
-Đối ngoại:Mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược (1đ)
4.3 Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Giới thiệu bài: Lịch sử PK Trung Quốc diễn ra liên tục. Cuối thời Đường tình cảnh đất nước Trung Quốc rất rối loạn => các triều đại liên tục lên thay, đó là các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
GV:Sau thời Đường, Trung Quốc bị chia cắt trong hơn nữa thế kỉ, nhà Tống lên thay, đất nước được thống nhất lại nhưng không còn thịnh vượng như trước nữa.
? Chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Tống như thế nào?
GV mở rộngvà liên hệ: Về đối ngoại nhà Tống vẫn mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược phía Bắc và phía Nam. Nước ta có cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt.
? Nhà Nguyên được thành lập như thế nào?
HS:Vua Hốt Tất Liệt của Mông Cổ đem quân tiêu diệt nhà Tống lập nên nhà Nguyên.
? Chính sách cai trị của nhà Nguyên như thế nào?
*GV diễn giảng:Người Mông Cổ có địa vị cao nhất còn người Hán có địa vị thấp kém bị cấm đoán đủ thứ như: Cấm mang vũ khí, cấm luyện võ, cấm ra đường, cấm họp chợ ban đêm
? Với chính sách cai trị như vậy nhân dân có thái độ gì?
HS:Do sự bóc lột nặng nề, sự phân biệt đối xử làm mâu thuẫn dân tộc gay gắt => các cuộc đấu tranh.
GV chốt lại: Sự thành lập nhà Minh là kết quả của các cuộc đấu tranh do Chu Nguyên Chương lãnh đạo.
GV tường thuật trên lược đồ: Nhà Nguyên tồn tại đến 1368 thì bị lật đổ, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, chưa được bao lâu thì nhà Minh cũng bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo. Nghĩa quân của Lý Tự Thành vừa vào Bắc Kinh chưa kịp ăn mừng chiến thắng thì phải rút khỏi thành do quân Mãn Thanh tràn xuống chiếm toàn bộ Trung Quốc lập nên nhà Thanh (1644-1911) nhà Thanh tồn tại khá lâu (từ giữa TK XVII-đầu TK XX)
HS đọc đoạn”Cuối thời Minh.Bắc Kinh”
? Biểu hiện suy yếu của thời Minh-Thanh ?
HS vua quan lo ăn chơi đục khoét dân, bắt dân nộp tô thuế, lao dịch nặng nề.
GV liên hệ giáo dục:Thời Nguyên cũng mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược. Ở nước ta có 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên của vua tôi nhà Trần và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống quân Thanh dưới triều Nguyễn => tinh thần chống giặc bảo vệ biên cương của quân dân Đại Việt trải qua nhiều thế hệ.
¤ HS thảo luận nhóm:Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa được hình thành như thế nào?
HS:Các xưởng thủ công, các thương cảng lớn như xưởng dệt Tô Châu, Tùng Giang, Xưởng làm đồ sứ Cảnh Đức. Thương cảng lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
GV chốt lại:Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành ngay trong lòng chế độ PK thối nát.
*GV : Suốt hàng ngàn năm lịch sử văn hoá Trung Quốc có nhiều thành tựu ảnh hưởng sâu rộng đến các nước láng giềng như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-si-a..
? Kể những thành tựu lớn về tư tưởng, văn học, sử học ở Trung Quốc ?
GV giảng mở rộng: Nho Giáo PK Trung Quốc đề cao quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ thể hiện rõ trong Tam cương, Ngũ thường
-Tam cương:-Quân thần cương GV giải thích
-Phu thê cương
-Phụ tử cương	
-Ngũ thường:Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
¤ HS thảo luận nhóm:
-Nhóm 1:Tìm tác giả tác phẩm văn học.
-Nhóm 2:	sử học.
-Nhóm 3:Tìm những phát minh khoa học kĩ thuật.
-mhóm 4:nhận xét bài của nhóm bạn.
GV nhận xét tuyên dương
GV giảng thêm về các bộ tiểu thuyết này, trích đọc một đoạn thơ Đường.
? Về sử học?
Bộ sử kí của Tư Mã Thiên là bộ sách có giá trị ghi lại toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thời nguyên thủy trở về sau.
HS quan sát hình 15
? Em có nhận xét gì về cách trang trí hoa văn trên đồ sứ ? cách trang trí đó biểu hiện trình độ người Trung Quốc như thế nào?
GV nêu thêm: Nghề giấy phát minh ở thời Hán, la bàn, thuốc súng phát minh ở thời Tống
Liên hệ giáo dục: những công trình nghệ thuật của TQ có ảnh hưởng rất lớn đến các công trình kiến trúc của Việt Nam => nó thể hiện nét tương đồng của nền văn hoá Phương Đông chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn nét văn hoá của dân tộc.
ỉ Sơ kết bài học:Lịch sử PK Trung Quốc hình thành sớm,trải qua các triều đại, đã đạt được một số thành tựu văn hoá KHKT tiêu biểu. Họ đã để lại cho đời sau những công trình văn hoá độc đáo có ảnh hưởng lớn đến khu vực châu Aù nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
4/ Trung Quốc thời Tống –Nguyên:
a.Thời Tống:
-Xoá bỏ các thứ thuế và sưu dịch, mở công trình thủy lợi, khuyến khích thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt lụa
 Phát minh ra la bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết, kĩ thuật đóng thuyền có bánh lái
b.Thời Nguyên: 
-Thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc: Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền; người Hán có địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ
5/ Trung Quốc thời Minh-Thanh:
-Thời Minh-Thanh: thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa như nhiều xưởng dệt, gốm chuyên môn hóa, có nhiều nhân công làm việc.
6/ Văn hóa khoa học kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến:
-Tư tưởng:- Nho Giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp PK.(Khổng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư)
-Văn học: Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ Đến thời Minh- Thanh xuất hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí
-Sử học: Bộ sử kí của Tư Mã Thiên, Bộ Hán thư, Đường thư , Minh Sử.
-Khoa học kĩ thuật:Phát minh nghề giấy, in, la bàn, thuốc súng.
-Nghệ thuật kiến trúc: với nhiều công trình độc đáo như Cố cung, những bức tượng phật sinh động
4.4 Củng cố và luỵên tập:
*TL: Chính sách cai trị ủa nhà Tống và nhà Nguyên có gì khác nhau?
(-Tống:Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất như xoá bỏ miễn giảm các thứ thuế, mở mang công trình thuỷ lợi, khuyến khích phát triển một số ngành thủ công nghiệp.
-Nhà Nguyên:Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa người Hán với người Mông cổ.người Mông cổ có địa vị cao hưởng mọi đặc quyền, còn người Hán ở địa vị thấp kém bị cấm đoán đủ thứ.
-Có sự khác nhau:nhà Tống của người Trung Quốc còn nhà Nguyên là do người Mông Cổ thống trị Trung Quốc)
TN:Thời Minh Thanh mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thể hiện ở điểm nào?
A.Nông nghiệp phát triển
B.Nhiều xưởng thủ công ra đời
C.Nhiều thương cảng mọc lên
D.Đưa quân xâm chiếm các nước để mở rộng lãnh thổ.
Đ.Câu B,C,D đúng. (chọn)
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Về học bài và làm bài tập 6,7,8,9,10/10,11
-Chuẩn bị bài 5 “Aán Độ thời PK”
-Soạn:-Sự hình thành các vương triều Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn.
-Sơ lược những nét chính về văn hoá Aán Độ.
5/ RÚT KINH NGHIỆM:	

File đính kèm:

  • docBAI 5TRUNG QUOC THOI PHONG KIENTT.doc