Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Xuyến

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Âm mưu bành trướng của nhà Minh đối với Đại Việt

- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho hs kĩ năng lược thuật sự kiện lịch sử.

- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử.

3. Thái độ:

 Giáo dục truyền thống yêu nước ý chí bất khuất của dân tộc, vai trò của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích .

 

doc90 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Xuyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong kiến Đàng Ngoài đã làm cho đời sống nhân dân khổ cực.
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu Đàng Ngoài.
2.Kĩ năng :
	 - Phân tích, đánh giá.
- Sử dụng lược đồ.
3.Thái độ :
- Sự căm ghét đối với bọn quan lại xấu xa.
- Tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta.
B.Chuẩn bị :
-GV : Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
-HS : Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi trong bài mới.
C.Phương pháp:
Vấn đáp, phân tích, đánh giá,
D.Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài)
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV : Chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII như thế nào ?Những dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó ?
HS : 
- Vua Lê bù nhìn
- Chúa Trịnh ăn chơi phung phí tiền của.
- Quan lại hành hạ đục khoét nhân dân.
GV : Dẫn đoạn in nghiêng ở SGK để minh hoạ.
GV : Sự mục nát chính quyền họ Trịnh gây ra những hậu quả gì?
GV : Dẫn các đoạn in nghiêng SGK để minh hoạ.
GV :Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ.
GV : Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu Đàng Ngoài ?
GV : Chỉ trên lược đồ.
GV : Tường thuật.
GV : Tại sao các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài đều bị thất bại.
1. Tình hình chính trị.
- Giữa thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp.
- Nông nghiệp đình đốn, thiên tai, mất mùa, đói kém, phiêu tán.
-Công thương nghiệp sa sút.
-Đời sống nhân dân cực khổ.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.
- Nguyễn Dương Hưng (1737)
- Lê Duy Mật (1738 -1770) ở Thanh Hoá - Nghệ An.
- Nguyễn Danh Phương ở Tam Đảo(1740-1751)
- Nguyễn Hửu Cầu (1741-1751), từ Đồ Sơn Hải Phòng lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long -> Lam Sơn -> Thanh Hoá, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở Sơn Nam.
* Kết quả: Đều thất bại.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta.
- Làm cho chính quyền họ Trịnh nhanh chóng sụp đỗ.
4.Củng cố :
1. Cho học sinh dùng lược đồ xác định lại các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ?
2. Khoanủatòn câu trả lời em cho là đúng về nguyên nhân dẫn đến sự suy sụp của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Trong.
a. Vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh ăn chơi phung phí.
b. Quan lại hoành hành đục khoét nhân dân.
c. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ mạnh mẽ.
5. Dặn dò : 
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc và trả lời các câu hỏi bài 25: Phong trào Tây Sơn
E.RKNBD:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy : / / 2011
 Tiết: 52
 Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
 I . KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Sự suy yếu của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và những hậu quả gây ra.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Trong đỉnh cao là khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
`	 - Những hành tựu to lớn của khởi nghĩa nông dân Tây Sơn từ 1771 đến 1789.
2. Kỹ năng:
 	- Phân tích, đánh giá, sử dụng lược đồ.
3.Thái độ:
	 - Căm ghét bọn quan lại xấu xa,
- Tinh thần sức mạnh quật khởi của nhân dân ta trong việc chống lại áp bức bóc lột.
	 - Lòng biết ơn, ngưỡng mộ anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
B. Chuẩn bị:
-GV: Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn.
-HS: Đọc trước và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, nhận xét, phân tích, đánh giá, tường thuật bản đồ.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài ở thế kỷ XVIII?
- Dùng lược đồ xác định các cuộc khởi nghĩa nông đân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Học sinh đọc.
 Vào giữ thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào? Những dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó?
HS: Quan lại được tuyển bằng tiền.
Quan lại chia bố kéo phái tiêu biểu Trương Phúc Loan.
Chúa Nguyễn ăn chơi phung phí tiền của.
GV: Dùng các tư liệu SGK để minh hoạ.
? Sự suy yếu của chính quyền họ Nguyễn gây ra những hậu quả gì cho đời sống các tầng lớp nhân dân.
GV: Em biết gì về chàng Lía? Em có nhận xét gì về khởi nghĩa chàng Lía
GV: Khởi nghĩa chàng Lía thất bại nhưng có ý nghĩa gì ?
GV: Tại sao anh em Tây Sơn chọn vùng Tây Sơn thượng đạo làm căn cứ nghĩa quân?
(thảo luận)
GV: Anh em Tây Sơn đó làm gì để xây dựng căn cứ Tây Sơn thượng đạo?
GV: Dùng lược đồ trình bày?
GV: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia như vậy.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong suy yếu.
- Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất. 
- Chế độ thuế khoá phức tạp và nặng nề. Đời sống nhân dân rất cực khổ.
-Khởi nghĩa chàng Lía nổ ra ở Truông Mây (Bình Định)
* Kết quả: Bị dập tắt.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Năm 1771 Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lập căn cứ Tây Sơn thượng đạo.( )
- Tây Sơn hạ đạo ( )
- Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo.
4. Củng cố:
* Khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng về nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong thế kỉ XVIII?
a. Chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong suy yếu .
b. Quan lại cường hào kết bè kéo phái, đàn áp bốc lột nhân dân và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
c. Trương Phúc Loan chuyên Quyền.
d. Đời sống nhân dân hết sức cực khổ, bất bình oán giận chính quyền họ Nguyễn .
e. Địa chủ cường hào lấn đất của nông dân.
5. Dặn dò:
Trả lời các câu hỏi cuối mục 1.
Đọc và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong ,mục 2, xem lược đồ 57, 58 SGK.
E. RKNBD:
........................................................................................................................................................................................................................................................
----------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tiết 53: 
 BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỂN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM.
A.Mục tiêu
1.Kiến thức:
Sự suy yếu của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và những hậu quả nó gây ra.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Trong đỉnh cao là khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
`	 - Những hành tựu to lớn của khởi nghĩa nông dân Tây Sơn từ 1771 đến 1789.
2. Kỹ năng: - Phân tích, đánh giá, sử dụng lược đồ. 
3.Thái độ: Căm ghét bọn quan lại xấu xa,
- Tinh thần sức mạnh quật khởi của nhân dân ta trong việc chống lại áp bức bóc lột.
	 - Lòng biết ơn, ngưỡng mộ anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
B. Chuẩn bị:
-GV: Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm. Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
-HS: Học thuộc bài cũ. Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK 
C.phương pháp: vấn đáp, tường thuật, phân tích, đánh giá
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Nguyên nhân nào đẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Trong ở thế kỷ XVIII?
 3.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài.
	2.Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Dùng lược đồ tường thuật .
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã làm gì?
?Tại sao Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh?
*GV: Dùng lược đồ tường thuật.
Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa?
HS: - Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
Ở giữa có cù lao Thái Sơn.
Có các con rạch.
 Thuận lợi đặt phục binh.
* GV tường thuật bản đồ diễn biến, kết quả
GV: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa gì?
1. Lật đỗ chính quyền họ Nguyễn.
- 9/1773 Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.
- 1774 Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến BìnhThuận
- Hoà hoãn với quân Trịnh.
- Tiêu diệt quân Nguyễn.
- 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ( 1785)
- Giữa năm 1784 quân Xiêm kéo về Gia Định.
- Cuối năm 1784 quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- 1/1785 Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa.
* Kết quả:
- Quân Xiêm bị đánh tan tác.
* Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân, thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.
4. Củng cố:
- Dùng lược đồ tường thuật quá trỡnh lật đổ của chính quyền họ Nguyễn 	của Tây 	Sơn?
- Dùng lược đồ tường thuạt chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
5. Dặn dò:
	1. Trả lời các câu hỏi cuối bài?
	2. Đọc và trả lời các câu hỏi mục III bài 25.
E.RKNBD:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------
Ngày soạn : / / 2011
Ngày dạy: / / 2011
 Tiết: 54 
 Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
III. TÂY SƠN LẬT Đæ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Sự suy yếu của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và những hậu quả gây ra.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Trong đỉnh cao là khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
`	 - Những thành tựu to lớn của khởi nghĩa nông dân Tây Sơn từ 1771 đến 1789.
2. Kỹ năng: - Phân tích, đánh giá, sử dụng lược đồ. 
3.Thái độ: Căm ghét bọn quan lại xấu xa,
- Tinh thần sức mạnh quật khởi của nhân dân ta trong việc chống lại áp bức bóc lột.
	 - Lòng biết ơn, ngưỡng mộ anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
B. Chuẩn bị:
 -GV: Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa lật đổ các thế lực phong kiến.
	-HS: Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
C. Phương pháp: Vấn đáp, tường thuật, phân tích, đánh giá.
D.Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
 - Dùng lược đồ tường thuật chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ? ý nghĩa?
	3. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV dùng lược đồ tường thuật.
? Vì sao Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa “Phò Lê diệt Trịnh”? 
- Tập hợp nhân dân.

File đính kèm:

  • docGA LICH SU 7-KI II.doc
Giáo án liên quan