Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1-36 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ. Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng lược đồ, phân tích tranh ảnh, trả lời câu hỏi, lập bảng thống kê.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Lược đồ nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ

 Kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên, tranh ảnh các thành tựu VH, NT thời Lý, Trần.

2.Học sinh: Sưu tầm tư liệu

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

1. Ổn định TC: (1 phút)

 Lớp 7B: .

 

doc100 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1-36 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây nên đóng quân đợi cánh quân thủy ứng cứu. Trong khi đó, thủy binh địch bị đánh tan tác, không thể tiến sâu vào tiếp ứng cho đồng bọn.
Hoạt động: (13 phút)
- Phương pháp: Nêu vđề, thuyết trình, trực quan
- Kỹ thuật: Động não, 	
GV: Chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ cho quân đóng bè vượt sông. Quân Lý phản công bất ngờ, mãnh liệt, đẩy chúng quay trở về bờ bắc.
- Mỏi mắt chờ đợi mà không thấy quân thủy trong khi lương thảo ngày một vơi, bệnh dịch xuất hiện à quân Tống đóng bè lớn tấn công lần 2. LTK thấy rõ được chỗ yếu của giặc: Bè lớn di chuyển chậm, liền cho quân bắn tên, đá làm giặc không kịp trở tay, chết hàng loạt. Quân Tống rơi vào tình trạng vô cùng khốn đốn. => Quá thất vọng, Quách Quỳ lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém” và ra lệnh cho quân phòng ngự. Trong khi đó, để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ, LTK sai người giả tiếng thần nhân đọc bài thơ bất hủ: “Nam quốc sơn hà”.
? Bài thơ phản ánh nội dung gì? Tác dụng?
-> Bài thơ được nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức mạnh quyết chiến, quyết thắng cho quân ta. Quân giặc sợ hãi chán nản khiến cho Quách Quỳ phải hạ lệnh cho các tướng sĩ "Ai còn bàn đánh sẽ chém".
GV: Nhân cơ hội giặc đang hoang mang, đang đêm, LTK mở trận quyết chiến, đánh thẳng vào doanh trại của chúng à giặc bị bất ngờ, hốt hoảng, thua to.
=> LTK quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo “giảng hòa”.
? Vì sao đang ở thế thắng mà LTK chủ trương giảng hòa?
-> Không làm tổn hại danh dự nước lớn.
+ Giữ mối quan hệ bang giao hòa hiếu vì mục đích của ta là hòa bình.
? Vì sao nhân dân ta giành thắng lợi? 
->
? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh của LTK?
-> Cách tiến công chủ động.
+ Cách phòng thủ: Chọn điểm quyết chiến, kết hợp đánh quân sự và tâm lý.
+ Cách kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa.
? Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi này?
->
1. Kháng chiến bùng nổ:
* Phía Đại Việt:
- Các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống.
* Phía nhà Tống:
- 1076, tiến hành xâm lược ĐV theo 2 đường:
 + Cánh chủ đạo là đường bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy.
 + Đường biển tiếp ứng cho Hòa Mâu dẫn đầu.
à Kế hoạch hợp quân thủy bộ không thành.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
a. Diễn biến:
- Quách Quỳ nhiều lần tấn công nhưng bị quân ĐV phản công quyết liệt.
- Cuối 1077, ta tập kích bất ngờ ban đêm, địch thua to.
b. Kết quả:
- Ta chủ động giảng hòa, quân Tống rút về nước.
c. Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết và anh dũng chiến đấu của nhân dân ĐV.
- Sự chỉ huy tài tình, kiệt xuất của LTK.
d. Ý nghĩa:
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc.
- Củng cố nền độc lập, tự chủ.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược ĐV.
4. Củng cố: (5 phút)
- Trình bày diễn biến cuộc chiến trên sông Như Nguyệt.
	- Đánh giá vai trò của LTK?
5. Hướng dẫn VN: (1 phút)
- HS học và làm bài tập lịch sử.
	- Chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 17
Bài 12. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Dưới thời Lý nền KT nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định: diện tích đất đai được mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
- Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển.
2. Kĩ năng:
- Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích , lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hoá dân tộc cho HS.
- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đất nước độc lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
- Tranh ảnh trong SGK. Sưu tầm thêm một số tranh ảnh tư liệu cần thiết khác.
2.Học sinh: trar lơif các câu hỏi trong SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:.. 
2. KT Bài cũ: (5 phút)
? Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt bằng lược đồ?
? Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi?
? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?
3. Bài mới :
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, đất nước được thanh bình. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta chứng minh. Người Việt không chỉ giỏi trong chiến đấu chống xâm lược mà còn rất sáng tạo, anh hùng trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế. Nhân dân thời Lý đã đạt được những bước phát triển về KT như thế nào?
HĐ THẦY - TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hoạt động: (15 phút)
- Phương pháp: Nêu vđề, thuyết trình, trực quan
- Kỹ thuật: Động não, 	
GV Khẳng định: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
? Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hĩu của ai?
-> Của nhà vua.
Giảng: Thực tế, ruộng đất đều do nông dân canh tác. H»ng n¨mHHằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua.Tuy nhiên, trong xã hội thời Lý, sự phân hoá ruộng đất diễn ra khá mạnh. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ...
- Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK:
? Trong lễ tịch điền nhà Vua tự cầy mấy đường thể hiện điều gì?
-> Để khuyến khích nhân dân sản xuất.
? Những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp?
-> Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê, phong lụt.
-> Ban hành luật cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Giảng: Do vậy, dưới thời nhà Lý nhiều năm mùa màng bội thu.
? Tại sao N2 thời Lý phát triển mạnh như vậy?
-> Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Nhân dân chăm lo sản xuất.
Giảng: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Hoạt động: (15 phút)
- Phương pháp: Nêu vđề, thuyết trình, trực quan
- Kỹ thuật: Động não, 	
Gọi HS đọc phần in nghiêng SGK.
? Nội dung trong đoạn in nghiêng trên cho thấy nghề thủ công nào phát triển?
-> Nghề dệt.
? Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống?
-> Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước.
Giảng: Ngoài nghề dệt, có nhiều nghề thủ công khác: chăn tằm ươm tơ, nghề gốm, xây dựng đền đài cung điện... đó là các nghề dân gian. Ngoài ra các nghề: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều phát triển.
- Cho HS xem các hình đồ gốm tráng men.
- Yêu cầu HS nhận xét về chúng.
Giảng: Bên cạnh đó, bàn tay người thủ công Đại Việt đã tạo dụtn nhiều công trình nổi tiếng như: vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền...(sưu tầm: tranh ảnh về các công trình trên).
? Bước phát triển mới của TCN thời Lý là gì?
-> Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kỹ thuật ngày càng cao.
Giảng: Thương nghệp: Việc buôn bán trong ngoài nước càng được mở mang phát triển. Vùng biên giới hải đảo giữa hai nước đã được chính quyền 2 bên cho lập nhiều chợ để trao đổi buôn bán.
- Gọi HS đọc phần chữ nhỏ in nghiêng.
? Việc thuyền buôn nước ngoài vào nước ta phản ánh điều gì? 
->
? Thương cảng Vân Đồn có vai trò gì?
Giảng: Vân Đồn thuộc Quảng Ninh là một hải đảo, nơi thương nhân nước ngoài thường đến buôn bán.
? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng b
iên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa? 
-> Thể hiện ý thức cảnh giác, tự vệ đối với nhà Tống.
? Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì?
-> Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:
 - Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của vua, do nông dân canh tác.
- Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Thủ công nghiệp có rất nhiều ngành nghề tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao.
- Hoạt động trao đổi buôn bán ở trong và ngoài nước diễn ra rất mạnh.
- Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận tiện với thương nhân nước ngoài.
4. Củng cố: (5 phút)
? Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
? Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp?
5. Hướng dẫn VN: (1 phút)
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Trả lời các câu hỏi phần in đậm màu xanh phần II tiếp theo.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 18
Bài 12. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thời Lý có sự phân hoá mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
- Văn hoá giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hoá Thăng Long.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tôc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Lý.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:.. 
2. KT Bài cũ: (5 phút)
? Nhà Lý đã l

File đính kèm:

  • docgiao an tiet 136 chuan KTKN 2010.doc