Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 5, Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Lê Thị Phương
1.MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:
a. Kiến thức.
- Học sinh cần nắm được tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Điều kiện tự nhiên của vùng địa. Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp (điều này khác với điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông).
- Những đặc điểm và nền tảng kinh tế, cơ cấu thể chế nhà nước Hy Lạp và Rôma cổ đại.
- Những thành tựu lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây.
b. Kĩ năng.
Học sinh bước đầu thấy rõ mối quan hệ logic giữa điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ở mỗi khu vực.
c. Thái độ.
Học sinh cần thấy rõ hơn sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp.
Giáo án Lịch sử 6 – GV Lê Thị Phương- THCS Sốp Cộp Ngày soạn: 10/9/2010 Ngày giảng: 6A:.../9/2010 6B:.../9/2010 6C:.../9/2010 Tiết 5 Bài 5. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY 1.MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể: a. Kiến thức. - Học sinh cần nắm được tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây. - Điều kiện tự nhiên của vùng địa. Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp (điều này khác với điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông). - Những đặc điểm và nền tảng kinh tế, cơ cấu thể chế nhà nước Hy Lạp và Rôma cổ đại. - Những thành tựu lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây. b. Kĩ năng. Học sinh bước đầu thấy rõ mối quan hệ logic giữa điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ở mỗi khu vực. c. Thái độ. Học sinh cần thấy rõ hơn sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp. 2/ CHUẨN BỊ: a.GV: Soạn giáo án, lược đồ, tài liệu liên quan. b.HS: SGK, chuẩn bị bài. 3/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: a. Kiểm tra bài cũ:(5') * Câu hỏi: 1. Kể tên những quốc gia cổ đại phương Đông và xác định vị trí của quốc gia này trên lược đồ các quốc gia cổ đại? 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm có những tầng lớp nào? Tầng lớp nào là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội? * Đáp án: 1. Các quốc gia cổ địa phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ ( HS Xác định vị trí các quốc gia này trên lược đồ). 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp: Quý tộc. nông dân và nô lệ; nông dân; tầng lớp nông dân là lực lượng lao động chủ yếu trong XH. b. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông, hôm nay các em sẽ được biết sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Tây. Vậy sự hình thành của những quốc gia này như thế nào, có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Tây? Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: hướng dẫn HS xem bản đồ thế giới và xác định ở phía Nam âu có 2 bán đảo nhỏ vươn ra Địa Trung Hải. Đó là bán đảo Ban Căng và Italia. Nơi đây, vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hy Lạp và Rôma. ? Các quốc gia cổ đai phương Đông ra đời từ bao giờ? ? Hãy so sánh với thời gian hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông? GV: GV dùng lược đồ : Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây" và yêu cầu ? Địa hình của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây có gì khác nhau? GV hướng dẫn HS trả lời: ? Ở những quốc gia này địa hình và đất đai có những đặc điểm gì? Thuận lợi cho việc trồng những loại cây gì? ? Vậy kinh tế chính của các quốc gia này là gì? ? Em hiểu thế nào là ngoại thương? GV: giải thích thêm: Các quốc gia này bán: những sản phẩm luyện kim, đồ gốm, rượu nho, dầu Ô liu cho Lưỡng Hà, Ai Cập ( Giao lưu với nhau...) - Mua lương thực. - Kinh tế chủ yếu của các quốc gia này là công thương nghiệp và ngoại thương. - Họ giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán đường biển. GV: Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trên lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ( Cảnh thuyền đi lại tấp nập). GV: gọi một HS đọc mục 2 trang 15 SGK. ? Với nền kinh tế đó, xã hội đã hình thành giai cấp nào? ? Giai cấp này họ là ai và là những người có vị thế như thế nào trong xã hội? ? Ngoài chủ nô còn có giai cấp nào nữa? Cuộc sống của họ ra sao? Họ bị chủ nô đối xử như thế nào? GV: giải thích thêm: Nô lệ bị coi như một thứ hàng hóa, họ bị mang ra chợ bán, không được quyền lập gia đình, chủ nô có quyền giết nô lệ. . Nô lệ bị đối xử rất tàn nhẫn. GV: Ở Hi Lạp, lao động chân tay được coi là lao động " bẩn thỉu", chỉ "xứng đáng với nô lệ". Có những chủ nô trong nhà nuôi hàng nghìn nô lệ hàng ngày cho thuê lấy tiền; lại có những chủ nô nuôi nhiều nữ nô lệ để sinh con, như một hình thức kinh doanh... Nô lệ là lực lượng lao động chủ yếu. Trong các lĩnh vực rất nhiều nô lệ tài giỏi nhưng họ chỉ được coi là những " công cụ biết nói" và là tài sản riêng của chủ nô. Họ không có quyêd có gia đình và tài sản riêng; chủ nô có toàn quyền, kể cả giết nô lệ. ? Bị đối xử tàn nhẫn như vậy họ đã làm gì? GV: Nhấn mạnh: Năm 73 - 71 TCN đã nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn của nô lệ thu hút hàng vạn người tham gia, đó là cuộc khởi nghĩa Xpáctacút ở Rôma-> Ý nghĩa của cuộc khởỉ nghĩa này. GV: gọi HS đọc mục 3 trang 15, 16 SGK. ? Em hãy cho biết xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? ? Xã hội cổ đại phương Tây gồm có những giai cấp nào? GV sơ kết: GV giải thích thêm: Các quốc gia này dân tự do và quý tộc có quyền bầu ra những người cai quản đất nước theo hạn định. + Ở Hy Lạp, "Hội đồng công xã" hay còn gọi là "Hội đồng 500" là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia (như Quốc hội ngày nay) có 50 phường, mỗi phường cử ra 10 người điều hành công việc trong 1 năm (chế độ này có từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ V). + Đây là chế độ dân chủ chủ nô không có vua. + Rô ma (có vua đứng đầu). GV: Kết luận 1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây (12') * HS: Khoảng thiên niên kỉ I TCN - Các quốc gia Hy Lạp và Rôma hình thanh trên hai bán đảo Ban Căng và (khoảng thiên niên kỉ I TCN) * HS: Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sau các quốc gia cổ đại phương Đông. * HS: - Địa hình của các quốc gia cổ đại phương Tây không giống các quốc gia cổ đại phương Đông. - Các quốc gia cổ đại phương Tây không hình thành ở 2 lưu vực các con sông lớn, nông nghiệp không phát triển. * HS: Đi lại khó khăn, ít đất trồng trọt (đất khô, cứng) chỉ thích hợp cho việc trồng các cây lâu năm (nho, ô liu) lương thực phải nhập ở nước ngoài. Hy Lạp, Rôma được biển bao quanh, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh, hải cảng tự nhiên. Ngoại thương phát triển. - Địa hình đi lại khó khăn, đất đai bạc mầu; phù hợp cho việc trồng những loại cây như: Nho, Ô liu... * HS: Công thương nghiệp và ngoại thương . * HS: Dựa vào phần cuối trang SGK. - Ngành công thương nghiệp và ngoại thương phát triển. 2. Xã hội cổ đại Hy Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào? (15') * HS: Đọc. * HS: Chủ nô * HS: Chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền giàu và có thế lực chính trị. Họ là chủ nô. - Chủ nô: Giầu có và có thế lực. * HS: Nô lệ. Họ sống cực nhọc,, hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô. - Nô lệ: Sống cực nhọc, phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô. * HS: Họ đã đấu tranh. 3. Chế độ chiếm hữu nô lệ(10') * HS: - Đứng đầu nhà nước là vua (có quyền lực tối cao); sau vua là quý tộc (quan lại); - Nông dân công xã (đông đảo nhất) họ là lao động chính nuôi sống xã hội; - Nô lệ. * HS : Chủ nô và nô lệ. - Xã hội Hy Lạp và Rôma gồm 2 giai cấp chính là chủ nô và nô lệ. - Xã hội chủ yếu dựa vào lao động của nô lệ. Họ bị bóc lột tàn nhẫn, bị coi là hàng hoá. -> xã hội đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ. - Thể chế chính trị: Hi Lạp nền dân chủ được duy trì; Rô ma theo thể chế quân chủ. c. Củng cố, luyện tập: ( 2') GV hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi cuối bài: 1. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ? 2. Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ? d. HD HS học ở nhà: (1') Xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây trên bản đồ thế giới. Học thuộc các câu hỏi cuối bài. So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (sự hình thành, sự phát triển về kinh tế và thể chế chính trị).
File đính kèm:
- Su 6(2).doc