Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Hs hiểu được những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ:

- Nâng cao kĩ thuật mài đá.

- Phát minh kĩ thuật luyện kim.

- Phát minh nghề nông trồng lúa nước.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động.

3- Kĩ năng:

Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế.

B - THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Hộp phục chế hiện vật.

- Lược đồ Việt Nam

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Ngày soạn: 30 / 10/ 2010
Tiết: 11
Ngày dạy: 03 / 11/ 2010
 Chương II
Thời đại dựng nước : văn lang - âu lạc 
Bài: 10
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Hs hiểu được những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ:
- Nâng cao kĩ thuật mài đá.
- Phát minh kĩ thuật luyện kim.
- Phát minh nghề nông trồng lúa nước.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động.
3- Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế.
B - Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Hộp phục chế hiện vật.
- Lược đồ Việt Nam
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
C -Tiến trình tổ chức dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Nêu những chuyển biến trong ĐS vật chất, xã hội, tinh thần của người nguyên thuỷ thời HB- BS- HL?
-? Nêu nhận xét chung về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta?
* Bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
Cuộc sống của NNT ổn định hơn ở các mái đá. Có phải nước ta chỉ có rừng núi? con người từng bước từ hang động di cư xuống các thung lũng ven sông, suối...Cuộc sống mới rộng rãi hơn, dân số phát triển hơn đã kích thích con người phải cải tiến c2 ị là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
-Hoạt động 2: 
+. Mục tiêu: HS nắm được trình độ sản xuất , công cụ của người Việt cổ.
1 - Công cụ sản xuất được cải tiến hơn?
- Hướng dẫn HS đọc SGK (từ đầu->cư trú)
-? Việc người nguyên thuỷ mở rộng vùng cư trú nói lên điều gì?
- HS quan sát H28- H29.
-? Quan sát rìu đá Hoa Lộc và Phùng Nguyên thấy chúng có hình dáng như thế nào? Bề mặt và lười rìu ra sao?
-? So với lưỡi rìu Hoa Lộc, kĩ thuật chế tác rìu đá Phùng Nguyên có sự tiến bộ như thế nào? Sự tiến bộ đó có tác động như thế nào đến sản xuất?
- HS quan sát H30.
-? Quan sát H30 em thấy trong hình có những hiện vật gì? Những hiện vật đó chứng tỏ điều gì? Những hoa văn trên đồ gốm chứng tỏ điều gì?
-? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó?
- HS đọc: trả lời
- Đòi hỏi công cụ lao động tốt, địa bàn sinh sống ở chân núi, thung lũng ven khe suối và cả đồng bằng đòi hỏi CC lao động phải sắc bén.
- Rìu đá Hoa Lộc (Thanh Hoá )có vai, được mài nhẵn, có dáng hình vuông hoặc hình chữ nhật, dễ cầm, thuận tiện làm việc.
- Rìu đá Phùng Nguyên (Phú Thọ) có hình dáng nhỏ hơn, vuông vắn, cân xứng, mài nhẵn toàn bộ, lưỡi mỏng, sắc, có thể làm nhiều việc. 
=> Chứng tỏ kĩ thuật chế tác cao hơn.
- HS quan sát: trả lời:
- Công cụ xương sừng nhiều hơn, xuất hiện chì lưới bằng đất nung.
- Nhiều loại hình đồ gốm như bính, vò, vại , bát đĩa...được trang trí hoa văn.
=> Từ trình độ kĩ thuật chế tác công cụ và làm đồ gốm con người đã tiến thêm một bước căn bản- phát minh ra thuật luyện kim.
-Hoạt động 3: 
+. Mục tiêu: HS nắm được và nghi nhớ người Viẹt cổ đã phát minh ra thuật luyên kim.
2 - Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
GV: yêu cầu cuộc sống buộc con người phải tiếp tục nâng cao trình độ sản xuất của mình.
-? Theo em, làm đồ gốm cần những gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
-? Theo em, giữa nghề làm đồ gốm với kĩ thuật luyện kim có mối liên quan?
GV sơ kết: Từ làm gốm tìm thấy kim loại đồng. Người ta lọc quặng ra kim loại đồng, dùng đất làm khuôn đúc.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
-? Hãy kể tên các công cụ đầu tiên được tìm thấy?
GV: Từ đây con người đã tìm cho mình một thứ nguyên liệu mới để làm công cụ theo nhu cầu .
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
-? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào với người thời đó và cả người thời sau?
- GV kết luận- trích lời C. Mác: “Việc nấu chảy đồng, đồng nghĩa với việc nấu chảy xã hội nguyên thuỷ, đưa XH loài người sang XH có giai cấp, nhà nước”.
- Cần đất sét để nặn hình, sau đó nung khô.
- HS đọc đoạn 2.
- HS trả lời.
- Nghề làm đồ gốm phát triển à Phát minh ra thuật luyện kim. Đồ đồng xuất hiện đầu tiên ở Phùng Nguyên và Hoa Lộc
- HS đọc đoạn 4.
- HS trả lời theo SGK.
- Dẫn đến sự chuyển biến trong sản xuất. Công cụ SX kim loại dần thay thế công cụ bằng đá. Công cụ kim loại có ưu thế bởi độ cứng, đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
 => Công cụ kim loại sản xuất sắc bén hơn, chủng loại phong phú, phục vụ tốt cho đời sống
-> sản xuất phát triển
-Hoạt động 4:
+. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước.
3 - Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Yêu cầu HS đọc SGK.
-? Những dấu tích nào chứng tỏ thời đó đã có sự ra đời nghề nông trồng lúa nước?
- GV cho HS xem ảnh chụp dấu tích thóc lúa.
- GV nhấn mạnh: Phát minh nghề nông trồng lúa nước, thóc gạo trở thành lương thực chính của con người.
-? Theo em, cuộc sống của con người trước và sau khi nghề nông trồng lúa nước ra đời có sự thay đổi như thế nào?
-? Theo em vì sao con người có thể sống định cư ở các đồng bằng ven sông lớn?
- HS đọc.
- Những dấu tích đó là công cụ, đồ đựng, dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc lúa.
-> Nghề nông trồng lúa nước ra đời và trở thành cây lương thực chính ở nước ta.
- Con người có thể sống định cư lâu dài ở các đồng bằng ven các sông lớn.
 àTừ đây con người tự chủ được nguồn thức ăn của mình, họ không hoàn toàn dựa vào tự nhiên như trước nữa.
- Đất đai màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa nước, thuận lợi cho cuộc sống.
- Cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần.
* Củng cố bài học:
-? Trên bước đường sản xuất để nâng cao cuộc sống con người đã biết làm gì?
(Sử dụng ưu thế của đất đai; tạo ra 2 phát minh: thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước)
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc những chuyển biến trong kinh tế của cư dân NT.
- Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra 45 phút.

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc