Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 1 đến bài 31

A.PHẦN CHUẨN BỊ.

 I. Mục tiêu bài dạy.

 1. Kiến thức.

- Giúp HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm Cách mạng tư sản.

 2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng sử dụng tanh ảnh, bản đồ.

 3. Tư tưởng.

- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản. Nhận thức đúng về TBCN có mặt tiến bộ ( xã hội phát triển cao hơn xã hội phong kiến) và hạn chế của nó ( vẫn là chế độ bóc lột thay thế chế độ phong kiến).

 

doc251 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 1 đến bài 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp & công nghiệp quốc phòng.
HS
Quan sát H59. Nhà máy thuỷ điện Đơ-nhi-ép khởi công năm 1927. Là nhà máy thuỷ điện lớn nhất châu Âu thời đó.
GV
Các công trường xây dựng đều giống nhau từ lều bạt, nhà hầm,lán gỗ, xe ba gác vượt qua gió lạnh, bão tuyết trong vòng 5 năm họ đã xât dựng nhà máy thuỷ điện` Đơ-nhi-ép mà lúc đó các chuyên gia nước ngoài 
cho rằng phải mất ít nhất 8 năm mới xây dựng xong. Bằng đôi tay họ đã xây dựng lên những lò cao nhà máy, liên hợp luyện kim Ma-nhi-cô-goóc -> Năm 1932 sản xuất hàng triệu tấn thép, ngày 31.8.1935 người thợ mỏ A-xta-kha-nốp ở mỏ than Đơ-nhép-xcơ đã khai thác được 102 tấn than trong một ca gấp 14 lần định mức.
HS
 Quan sát H60. Máy kéo ở nông trại tập thể 
Năm 1936. Khi 2 nhà máy chế tạo máy kéo được xây dựng bước vào sản xuất ở Xta-lin-grát và Khắc- cốp hàng năm hơn 100.000 máy kéo được đưa về nông thôn.
?TB
 Nhân dân Liên Xô đã thực hiện kế hoạch 5 năm như thế nào ?
- Năm 1928- 1932, Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1. Năm 1933- 1937 kế hoạch 5 năm lần 2 đều hoàn thành trước thời hạn.
Gv
Liên Xô đang thực hiện công nghiệp hoá đất nước đạt nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt -> năm 1936 sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu châu Âu, thứ 2 thế giới sau Mĩ.
- Kết quả: 1936, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, nông nghiệp được tập thể hoá, cơ giới hoá có qui mô lớn.
?TB
Vế văn hoá, giáo dục, xã hội Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?
- Văn hoá, giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phổ cập tiểu học, khoa học tự nhiên và xã hội đều phát triển.
- Xã hội: xoá bỏ giai cấp bóc lột chỉ còn hai giai cấp công nhân, nông dân và tấng lớp trí thức mới XHCN
GV
Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3. Tháng 6 .1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để thực hiện cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
?G
Tình hình nước Nga trong những năm 1921- 1941 có những biến đổi như thế nào so với tình hình nước Nga những năm đầu thế kỉ XX ?
- Nước Nga đầu thế kỉ XX lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhiều nhà máy bị đóng cửa, công nhân bị thất nghiệp, số còn việc làm thì lao động vất vả trong điều kiện tồi tệ Còn đến thời kì này, nước Nga đã đạt 
được nhiều thành tựu rực rỡ trên tất cả mọi lĩnh vực.
GV
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công cuộc xây dựng CNXH một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng dã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm: thiếu dân chủ dẫn tới việc xử oan cho nhiều người, có tư tưởng nóng vội trong việc xây dựng CNXH.
 III. Hướng dân học bài và chuẩn bị bài mới (1’)
Học bài theo nội dung đã ghi cùng với SGK.
Nắm được nội dung chính sách kinh tế mới cùng công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1925- 1941.
Đọc trước bài Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Năm sơ lược nội dung các phần, trả lời câu hỏi các mục.
Ngày soạn:././ 2008 Ngày giảng: 8A:.// 2008 
 8B:.// 2008 
 8C:.// 2008 
 Chương II. 
Châu âu và nước mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
 Tiết 25. bài 17.
Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) ( 2 tiết)
A. Phần chuẩn bị.
 . I. Mục tiêu bài dạy.
 1. Kiến thức.
- Giúp HS nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939 về kinh tế văn hoá, chính trị, xã hội và phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1939 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản.
 2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, khả năng nhận thức, so sánh các sự kiện để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của sự kiện đó.
- Sử dụng bản đồ thế giới để hiểu biết những biến động lịch sử tác động đến lãnh thổ các nước như thế nào.
 3. Tư tưởng.
- Giúp các em nhận thức đầy đủ về sự phát triển phức tạp không ổn định của CNĐQ.
 II. Phần chuẩn bị.
 1. Giáo viên.
	 - Nghiên cứu SGK + SGV -> soạn bài.
	 - Bản đồ châu Âu sau CTTG I
	 2. Học sinh.
 	- Học bài cũ, đọc sách giáo khoa.
 B. Phần thể hiện khi lên lớp.
	 * ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
 	 8A:./.. Vắng:.
 	 8B:./.. Vắng:.
 	 8C:/... Vắng:
 I. Kiểm tra bài cũ. (4’)
* Câu hỏi: Hãy cho biết nội dung của chính sách kinh tế mới của Liên 
Xô ? tác dụng ?
*Đáp án- Biểu điểm:
 - (1đ’) Tháng 3. 1921, Đại hội Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện 
 chính sách kinh tế mới do Lê-nin khởi xướng. Nội dung cụ thể:
 + (2đ’) Huỷ bỏ chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực.
 + (2đ’) Thực hiện quyền tự do buôn bán, mở lại các chợ.
 + (2đ’) Cho phép các tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
 + (2đ’) Khuyến khích tư bản đầu tư kinh doanh ở Nga.
 - (1đ’) Tác dụng: nông nghiệp được phục hồi, các ngành kinh tế khác đều
 phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Đến năm 1925 nền kinh tế 
 đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh
* GV nhận xét, cho điểm:
 II. Dạy bài mới.
Giới thiệu bài (1’): Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) tình hình châu Âu cónhiều biến động phức tạp, tình hình kinh tế, chính trị các nước châu Âu sau CTTG I đều có nhiều thay đổi, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Âu dẫn đến sự thành lập Quốc tế Cộng sản
 ( GV ghi đầu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 I. Châu Âu trong những năm 1918- 1929
 1, Những nét chung ( 16’)
GV
Do hậu quả của CTTG I 1914- 1918 và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tình hình châu Âu có nhiều biến đổi xuất hiện nhiều quốc gia mới trên cơ sở tan rã của đế quốc áo- Hung và thất bại của Đức.
?TB
Em hãy cho biết sau CTTG I ở châu Âu đã xuất hiện những quôc sgia mới nào ?
- áo, Ba Lan, Tiếp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.
- Sau CTTG I một số quôc sgia mới được thành lập: áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.
GV
Treo bản đồ châu Âu sau CTTG I chỉ vị trí các quốc gia mới.
HS
Đọc từ “ trong những năm hết phần”
?TB
Thảo lận nhóm: Tình hình kinh tế, chính trị các nước châu Âu những năm đầu sau CTTG I như thế nào ?
- Trong những năm đầu cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế như Pháp là nước thắng trận nhưng tôn thất nặng nề 1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá thiệt hại 200 tỉ phrăng. ở Đức 1,7 triệu người chết mất hết thuộc địa, cắt 1/8 lãnh thổ cho các nước thắng trận và bồi thường những khoản chiến phí rát lớn.
- Chính trị khủng hoảng với một cao trào cách mạng bùng nổ ở châu Âu tiêu biểu ở Đức, Hing-ga-ri nền thống trị của giai cấp tư sản rơi vào tình trạng không ổn định.
- Từ 1918- 1923:
+ Kinh tế: các nước châu Âu bị suy sụp kinh tế.
. ở Pháp: tuy thắng trận nhưng tônt thất nặng 1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá, thiệt hại vật chất lên tới 200 tỉ ph.răng.
. Đức: bại trận 1,7 triệu người chết, mất hết thuộc địa, cắt 1/8 lãnh thỏ cho các nước thắng trận, bồi thường chiến tranh.
- Chính trị: nền thống trị giai cấp tư sản không ổn định
GV
?K
Nhưng bước sang những năm 1924- 1929 chính quyền tư sản các nước này đã đẩy lùi cao trào cách mạng bằng những thủ đoạn lừa bịp, chia rẽ, đàn áp. Chúng đã củng cố nền thống trị: về kinh tế phục hồi đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1924 sản lượng công nghiệp phát triển.
Qua bảng số lượng than thép của Anh, Pháp, Đức trong những năm 1920- 1929 em có nhận xét gì ?
- Sản lượng công nghiệp than, thép tăng nhanh nhất là Đức, Pháp, Anh.
- Từ 1924- 1929:
+ Kinh tế: từ 1924 sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.
+ Chính trị: chính quyền tư sản đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị.
Gv
Bất chấp mọi sự đàn áp cao trào cách mạng ở các nước vẫn diễn ra.
 2. Cao trào cách mạng 1918- 1923. Quốc tế 
 Cộng sản thành lập (20’).
Gọi HS đọc SGK từ đầu mục -> diễn ra ở Đức.
?TB
Trình bày những nét cơ bản về diễn biến cuộc cách mạng tháng 11năm 1918 ở Đức
- Đức là nứơc bại trận thiệt hại nặng nề về kinh tế, mất hết thuộc địa, 1/8 lãnh thổ bị chia cắt, bồi thường chiến tranh nên nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng mọi mặt -> Ngày 9.11.1918, tổng bãI công nổ ra ở Béc-lin sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động thủ đô, chế độ quân chủ bị lật đổ. Theo gương cách mạng Nga, các Xô Viết đại biểu công nhân,binh lính được thành lập ở nhiều nơi.
HS
Quan sát H61. Một đường phố ở Béc-lin trong cao trào cách mạng 1918- 1923.
?TB
Nêu kết quả của cách mạng ? Hạn chế ?
- Lật đổ chính quyền quân chủ, Vin-hem II chạy sang Hà Lan, thiết lập chế độ cộng hoà.
- Tuy mạng ý nghĩa tiến bộ so với chế độ quân chủ nhưng mọi thành quả cách mạng đều rơI vào tay giai cấp tư sản.
* Cao trào cách mạng 1918- 1923.
- ở Đức: 9.11. 1918, tổng bãI công nổ ra ở Béc-lin sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang -> Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ Cộng hoà tư sản -> Tháng 12.1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng.
Gv
Cao trào cách mạng còn dâng cao ở Hung-ga-ri và các nước châu Âu khác, nhiều Đảng Cộng sản ra đời: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri ( 1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh ( 1920), Đảng Cộng sản I-ta-li-a (1921)
- Cao trào cách mạng phát triển ở Hung-ga-ri và nhiều nước châu Âu khác, Đảng Cộng sản ra đời: ở Hung-ga-ri (1918), Pháp( 1920), Anh (1920), I-ta-li-a(1921)
Gọi HS Đọc từ “ sự phát triển -> hết”.
?TB
 Quốc tế Cộng sản ra đời trong hoàn cảnh 
nào ?
- Qua cao trào cách mạng thế giới nhiều Đảng Cộng sản ra đời đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo một đường lối đúng đắn triệt để với hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ngày 2.3.1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản được khai mạc ở Mát-xcơ-va và trở thành một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
* Quốc tế Cộng sản:
- Hoàn cảnh: do sự phát triển của phong trào cách mạng đòi hỏi có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng với hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
- Ngày 2.3 1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản khai mạc ở Mát-xcơ-va -> trở thành một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
?TB
Nêu quá trình hoạt động của quốc tế Cộng sản 

File đính kèm:

  • doclịch sử 8.doc
Giáo án liên quan