Giáo án Hóa học 10 - Bài 30: Axit Sunfuric - Muối Sunphat

a, Hs biết:

- Axít sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chấ chung của axit, nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là có tính oxi hóa mạnh

- Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân

- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp

b, Hs hiểu: Axít sunfuric đặc nóng có tính oxh mạnh gây ra bởi gốc SO42-, trong đó S có số oxh cao nhất ( +6)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 30: Axit Sunfuric - Muối Sunphat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 30:AXIT SUNFURIC-MUỐI SUNPHAT
I – Yêu cầu ( Mục tiêu bài học )
1 – Về kiến thức
a, Hs biết:
- Axít sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chấ chung của axit, nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là có tính oxi hóa mạnh
- Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân
- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp
b, Hs hiểu: Axít sunfuric đặc nóng có tính oxh mạnh gây ra bởi gốc SO42-, trong đó S có số oxh cao nhất ( +6)
2 – Về kỹ năng
Hs vận dụng: Viết pthh của các phản ứng trong đó H2SO4 đặc nóng oxh được cả kim loại hoạt động yếu.
II – Chuẩn bị
- Hóa chất: H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, Cu, Zn, Na2CO3, quỳ tím
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn
III – Phương pháp dạy học chủ yếu:
Đàm thoại nêu vấn đề - nghiên cứu vấn đề
IV –Tiến trình bài học:
Không hỏi bài cũ vì bài dài.
1. Bài mới
 Hoạt động gv
H đ của giáo viên và học sinh
I – Axít sunfuric
1. Tính chất vật lí:
- Lỏng, sánh nhu dầu, không màu, không bay hơi, dH2SO4 98% = 1.84 g/cm3 ( dH2O = 1 g/ cm3)
- H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt
→ Pha loãng axit đặc: rót từ từ axit vào nước
2 – Tính chất hóa học:
a, Dung dịch H2SO4 loãng: là axit mạnh → có đầy đủ 5 t/c của axit:
 1- Làm quỳ hóa đỏ
 2- Tác dụng với bazơ
 3- Tác dụng với oxit bazơ
 4- Tác dụng với kim loại > H
 5- Tác dụng với nhiều muối
Vd: H2SO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + 2H2O
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2↑
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2↑
b- Dung dịch H2SO4 đặc:
- Tính oxh mạnh
2Fe + 6H2SO4 đ → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Td với phi kim đưa phi kim về số oxh cao nhất
H2SO4 đặc thể hiện tính oxh của S+6 có tính oxh mạnh: tác dụng với hầu hết kim loại ( trừ Au, Pt ), nhiều phi kim ( C, S, P...) và nhiều hợp chất ( pứ TQ)
TQ:
K. loại + H2SO4 đặc Muối cao + SO2 (hoặc S, H2O) + H2O
Lưu ý: Fe, Al, Cr, bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội
- Tính háo nước
(C6H10O5)n 6n C + 5n H2O
Gỗ, giấy đen
→ dùng H2SO4 đặc làm khô khí
3- Ứng dụng:
Là chất quan trọng
(1)
4 – Sản xuất axit sunfuric: ( 3gđ )
 S 
 SO2 SO3 H2SO4
FeS2
Gđ (1):
S + O2 SO2
Gđ (1):
2SO2 + O2 2SO3
Gđ (3):
 SO3 + H2O → H2SO4
nSO3 + H2SO4 đ → H2SO4 n SO3
 Oleum
H2SO4 . n SO3 + n H2O → ( n + 1) H2SO4
II- Muối sunfat – Nhận biết ion sunfat
1- Muối sunfat:
- Muối trung hòa: muối sunfat
Vd: Na2SO4
- Muối hidrosunfat
Vd: NaHSO4
2 – Nhận biết ion sunfat:
Dùng dung dịch muối bari: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2.
Vd: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
 Trắng
 H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
 Trắng
- Gv: giải thích cách pha loãng axit, tại sao phải làm như vậy ?
- Hs: Do sự hòa tan axit tỏa nhiều nhiệt, mà axit có khối lượng riêng lớn nên nếu rót nước vào axit thì nước nằm phía trên mà chỉ 1 lượng nước rất nhỏ nên nhiệt tỏa ra làm sôi nước và kéo theo cả axit bắn ra ngoài. Nếu rót axit vào nước thì axit sẽ từ từ chìm xuống, nhiệt tỏa ra không đủ làm sôi nước
- Gv: Axít H2SO4 thuộc loại axit nào ?
- Hs: Là axit mạnh
- Gv: Nêu các tính chất của 1 axit ?
- Hs: -
- Gv: axit H2SO4 có thể hiện đầy đủ những tính chất đó không ?
- Hs: Vì đây là axit mạnh nên có đầy đủ các tính chất đó
- Gv: Lấy vd minh họa cho mỗi tính chất ?
- Hs:
- Gv làm TN đối chứng: cho Zn, Cu vào dd H2SO4 loãng, yêu cầu hs dự đoán hiện tượng sau đó làm TN.
- Gv làm TN với Na2CO3, yêu cầu hs đoán hiện tượng sau đó làm TN
- Gv làm TN Cu + H2SO4 đặc, thử khí thoát ra bằng giấy quỳ ẩm hoặc cánh hoa hồng yêu cầu học sinh viết ptpứ. Qua pứ này rút ra kết luận gì ? ( Viết pứ ở bảng nháp hoặc dưới bảng 1 chút trừ hàng để bổ sung tính oxh mạnh ) 
- Hs: H2SO4 đ có tính oxh mạnh vì oxi được kim loại yếu, vai trò oxh là của S+6, nó oxh được cả kl trước và sau H
- Gv: Chất khử tác dụng với H2SO4 thường bị đưa về số oxh cao nhất
- Gv lưu ý: H2SO4 đ ngoài tính oxh mạnh còn có tính axit.
- Gv làm TN dùng đũa TT viết lên tờ giấy → chữ viết hóa đơn do H2SO4 đ chiếm nước của hợp chất hữu cơ giải phóng C.
- Gv: H2SO4 đ do có tính háo nước nên khi rơi vào da sẽ gây bỏng nặng → lên án đánh ghen = axit gay hậu quả nặng nề
- Gọi học sinh đọc sách giáo khoa
- Gv giới thiệu thêm về giai đoạn này trong CN
Củng cố
1- Viết ptpứ của H2SO4 loãng với: Mg, MgCO3, Ba(OH)2, CuO, Fe2O3
2- Viết ptpứ của H2SO4 đặc nóng với : Mg, Al, Cu, Fe.
3- Phân biệt các dd: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, NaNO3

File đính kèm:

  • docbai 33axit sunfuricmuoi sunfat.doc