Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2007-2008 - khối 10 nâng cao

Câu 1. Tìm câu sai. Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn , theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:

A. Độ âm điện tăng dần B. Tính phi kim giảm dần

C. Tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần D.Tính kim loại tăng dần

Câu 2. Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A. Số khối B. Năng lượng ion hóa C. Số electron ngoài cùng D. Độ âm điện

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2007-2008 - khối 10 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH
	TỔ HÓA HỌC MÃ ĐỀ: H.101NC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2007-2008 - KHỐI 10 NÂNG CAO
Thời gian làm bài 50 phút. ( không kể thời gian phát đề ) 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Thời gian làm bài 15 phút)
Câu 1. Tìm câu sai. Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn , theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:
A. Độ âm điện tăng dần	B. Tính phi kim giảm dần
C. Tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần	D.Tính kim loại tăng dần
Câu 2. Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số khối	B. Năng lượng ion hóa	C. Số electron ngoài cùng	D. Độ âm điện
Câu 3. Hạt nhân nguyên tử X có 19 proton, nguyên tử Y có 17 proton. Liên kết hóa học giữa X và Y là:
A. Liên kết kim loại	B. Liên kết ion 
C. Liên kết cộng hóa trị có cực 	D. Liên kết cộng hóa trị không cực
Câu 4. Nguyên tử nhường hay nhận một hay nhiều electron sẽ trở thành 
A. Một ion	B. Một đồng vị	C. Một phân tử	D. Một chất điện li
Câu 5. Trong các hợp chất sau, lưu huỳnh có số oxi hóa +4 là dãy nào?
A. H2SO4, SO3, Na2SO3, KHSO3 	B. H2SO4, SO2, Na2SO3, KHSO3
C. H2SO4, SO3, Na2SO4, KHSO3	D. H2SO3, SO2, Na2SO3, KHSO3
Câu 6. Điện hóa trị của một nguyên tố trong các hợp chất ion được tính bằng:
A. Số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhận thêm 
B. Số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử nguyên tố khác
C. Số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường đi
D. Số điện tích của ion trong hợp chất
Câu 7. Hãy chọn phát biểu đúng :
A. Khi tham gia phản ứng với phi kim hoạt động hơn ,lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa ,số oxi hóa tăng từ 0 lên +4 hoặc +6
B. Khi tham gia phản ứng với hidro ,lưu huỳnh thể hiện tính oxihóa, số oxi hóa từ 0 tăng lên +2 
C. Khi tham gia phản ứng với hidro, lưu huỳnh thể hiện tính khử ,số oxi hóa từ 0 giảm xuống -2
D. Khi tham gia phản ứng với phi kim hoạt động hơn ,lưu huỳnh thể hiện tính khử ,số oxi hóa tăng từ 0 lên +4 hoặc +6
Câu 8. Cộng hóa trị của một nguyên tố trong phân tử được tính bằng :
A. Số liên kết hóa học của nguyên tử trong phân tử 	 B. Số electron hóa trị của nguyên tử
C. Số lớp electron của nguyên tử	 D. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
Câu 9. Một nguyên tử có tổng số electron thuộc các phân lớp p là 11. Công thức phân tử của hợp chất nguyên tố này với hiđro là:
A. HCl	B. H2S	C. HBr	D. HF
Câu 10. Chọn đáp án đúng. Các ion Na+, Mg2+, F- có điểm chung là:
A. Có cùng số electron	 B. Có cùng số nơtron	 
C. Có cùng số proton	 	 D. Không có điểm chung 
Câu 11. Chọn đáp án đúng. Số oxi hóa của nitơ trong các ion và phân tử NH4+, HNO3, NO2, N2O lần lượt là:
A. +5, +4, +1, -3	B. +4, +1, -3, +5	C. +4, +5, +1, -3	D. -3, +5, +4, +1
Câu 12. Cho phản ứng 3NO2 + H2O = 2HNO3 + NO . Sản phẩm của sự oxi hóa là
A. NO	B. HNO3	C. HNO3 và NO	D. NO2
HẾT
II. PHẦN TỰ LUẬN: Thời gian làm bài 35 phút. 
CÂU 1: (2 điểm )
Phát biểu định luật tuần hoàn . 
Xếp các nguyên tố có kí hiệu nguyên tử sau đây: , , , 
b.1) Theo thứ tự tính kim loại tăng dần.
b,2) Viết công thức hiđroxit của các nguyên tố trên và xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần.
CÂU 2: (2 điểm )
 a) Dựa vào cấu hình electron của : Na (Z = 11 ), F ( Z = 9 ), H (Z = 1 ); hãy biểu diễn qúa trình hình thành liên kết tạo nên phân tử NaF, HF.
 b) Xác định rõ loại liên kết hóa học trong mỗi phân tử.
CÂU 3:(3 điểm ) 
 Y là nguyên tố thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3 .
Mặt khác, Y tạo thành hợp chất với R có công thức R2Y trong đó R chiếm 59% về khối lượng .	
a) Xác định tên nguyên tố Y và R. 
b) Cho biết trong các phân tử YO3 và R2Y có loại liên kết gì ?
c) Biểu diễn qúa trình hình thành liên kết của R2Y và viết công thức electron, công thức cấu tạo của YO3, H2Y, H2YO4 
d) Nguyên tử của nguyên tố A có 3e ở lớp ngoài cùng. Hợp chất tạo bởi Y nói trên và A có tỉ lệ khối lượng như sau: %A : %Y = 18:32. Lập công thức của hợp chất này. 
Cho: Na =23, Mg =24, Al =27, Si =28, S =32, P =31, Cl =35,5, Zn =65, Fe = 56
HẾT
( HS không được dùng bảng tuần hoàn )
ĐÁP ÁN MÔN HÓA LỚP 10 NÂNG CAO
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
X
X
X
X
X
X
B
X
X
C
D
X
X
X
X
PHẦN TỰ LUẬN:
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
(2điểm)
a) Phát biểu đúng định luật tuần hoàn
b)
 b.1) Thứ tự tính kim loại tăng dần : Al, Mg, Ca, K
 b.2) Công thức hiđroxit đúng, thứ tự tính bazơ của hiđroxit giảm là : KOH, Ca(OH)2,Mg(OH)2, Al(OH)3
0,5 đ
0,5 đ
0,5 x 2 = 
2
(2điểm)
a)Qúa trình liên kết biểu diễn đúng 
b)Loại liên kết xác định đúng
0,5x2 = 1 đ
0,5x2 = 1 đ
CÂU 3 : (3điểm)
a) 1đ
YO3 à Y thuộc nhóm VIA 
Y thuộc chu kì 3 --> Y là lưu huỳnh
	R2Y là R2S
	%R = 59% à %S = 100% - 51% = 41%
Áp dụng : à 
à MR = 
Vậy R là natri
0,25
0,25
0,125
0,125
0,125
0,125
b) 0,25 đ
SO3 : LKCHT (LK phối trí) 	Na2S : LK ion
0,25
c) 1,25đ
* Sơ đồ hình thành liên kết trong Na2S :
	2Na 	 +	 S	à 2Na+	 + S2-
 [Ne] 3s1	[Ne] 3s2 3p4	 [Ne]	[Ne] 3s2 3p6
 	2Na+	 + S2- à Na2S
* công thức e, CTCT:
6 công thức ; 0,125 đ/công thức
0,25
0,25
0,75
d) 0,5đ
A có e ngoài cùng à công thức A với Y (S) là A2S3
Áp dụng công thức : à 
à MA = 
Vậy A là nhôm
0,125
0,125
0,125
0,125
---HẾT---

File đính kèm:

  • docHOA10NC.doc