Giáo án Hình học 6 tuần 21 Trường THCS xã Hiệp Tùng

I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Nhớ được về góc là gì? Góc bẹt là gì ? Nhận biết điểm nằm trong góc.

2. Kỹ năng: Vẽ được góc, đặt tên cho góc, đọc tên góc. Nhận biết được điểm nằm trong góc.

3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

1. Giáo viên: SGK, GA, thước đo góc, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.

2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng cách, vở ghi, SGK.

III. Phương pháp : Mô tả trực quan , thực hành

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:

1. Ổn định lớp: ( 1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 tuần 21 Trường THCS xã Hiệp Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/1/2014
Ngày dạy : 19/01/2014
Tuần: 21
Tiết : 16
§2.GÓC
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhớ được về góc là gì? Góc bẹt là gì ? Nhận biết điểm nằm trong góc.
2. Kỹ năng: Vẽ được góc, đặt tên cho góc, đọc tên góc. Nhận biết được điểm nằm trong góc.
3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận. 
II. Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: SGK, GA, thước đo góc, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng cách, vở ghi, SGK.
III. Phương pháp : Mô tả trực quan , thực hành
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)
Giáo viên
Học sinh
- HS1: 
+ Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
+ Thế nào là 2 nửa mặt phẳng đối nhau ?
+ Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O thuộc xy, chỉ rõ 2 nửa mp có bờ chung là xy.
- HS2: Vẽ 2 tia chung gốc Ox, Oy trong một số trường hợp.
- GV gọi 2 HS nhận xét bài làm của bạn.
HS1: trả lời như SGK – 72
HS vẽ hình, xác định trên hình.
HS 2: Vẽ hình 
3. Giảng bài mới: ( 29 phút)
ĐVĐ: Góc là gì?
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 ( 9 phút)
GV yêu cầu HS nêu lại định nghĩa góc
- GV nêu đỉnh, cạnh của góc, cách đọc tên góc, ký hiệu góc
- HS vẽ góc và ghi vào vở
- GV lưu ý: Đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn hai chữ bên cạnh
- Góc xOy ở hình 4b còn gọi là góc MON.
- GV quay lại hình kiểm tra của HS 1
- Hình này có góc nào không? Nếu có hãy chỉ rõ. Góc xOy có đặc điểm gì?
- GV: Góc xOy gọi là góc bẹt. Vậy góc bẹt là góc ntn? ta sang phần 2.
1. Góc:
Định nghĩa: SGK-73
+ O là đỉnh
+ Ox, Oy : Cạnh của góc.
+ Đọc là: Góc xOy hoặc góc yOx hoặc góc O.
+ Ký hiệu: .
 O
x
y
 Hình 4b
Hoạt động 2 ( 9 phút)
- GV ? Góc bẹt là góc có đặc điểm gì?
- HS nêu định nghĩa góc bẹt, đặt tên
- Nêu cách vẽ một góc bẹt trong thực tế.
- GV trên hình bài tập 8 có những góc nào? đọc tên?
- HS đứng tại chỗ trả lời
- GV để vẽ góc ta làm ntn?
2. Góc bẹt:
 x . y
 O
* Định nghĩa: SGK- 74
* Bài tập 8(SGK- 75)
Có 3 góc: ; ; 
Hoạt động 3 ( 6 phút)
- GV để vẽ góc ta vẽ lần lượt ntn?
- HS: Vẽ 2 tia chung gốc Ox và Oy
- GV nêu yêu cầu HS vẽ tia Ot nằm giữa hai tia Ox; Oy
- Trên hình có mấy góc? Đọc tên?
- GV: Để thể hiện rõ góc mà ta đang xét, người ta thường dùng các vòng cung nhỏ nối 2 cạnh của góc , để dễ phân biệt các góc chung đỉnh ta còn có thể dùng ký hiệu chỉ số : Góc O1; góc O2 …
3. Vẽ góc: 
- Góc chung đỉnh O như : và , còn được kí hiệu là Góc O1; góc O2
Hoạt động 4 : ( 5 phút)
- GV: ở góc xOy, lấy điểm M. Ta nói điểm M nằm bên trong góc xOy, Vẽ tia OM. Hãy nhận xét trong ba tia Ox, OM, Oy tia nào nằm giữa 2 tia còn lại?
- HS: tia OM nằm giữa 2 tia Ox, Oy
Vậy điểm M nằm bên trong góc xOy
- GV chú ý: Khi 2 cạnh của góc không đối nhau mới có điểm nằm trong góc.
4. Điểm nằm bên trong góc
- Điểm M nằm trong góc xOy
- Tia OM nằm trong góc xOy
4. Củng cố: ( 7 phút)
- HS nêu định nghĩa góc? định nghĩa góc bẹt?
- HS làm bài tập 6 sgk/75.
- GV phát phiếu học tập cho HS điền vào chỗ trống.
- GV gọi 2 đại diện nhanh nhất lên điền vào bảng phụ.
- GV thu và kiểm tra phiếu học tập của các nhóm khác.
Hs phát biểu
* Bài 6: SGK - 75
 Điền vào ô trống trong các phát biểu
a) …Góc xOy…đỉnh của góc… hai cạnh của góc
b) … S …SR, ST
c) … góc có hai cạnh là 2 tia đối nhau.
5. Hướng dẫn HS: ( 1 phút)
	- Học bài theo SGK.
	- Làm các bài tập 9, 10 sgk/75 và 7, 10 sbt/53
	- Tiết sau mang thức đo góc có ghi độ theo 2 chiều.
V. Rút kinh nghiệm:
Hiệp Tùng, ngày..... tháng ..... năm 2014
P.HT
Phan Thị Thu Lan

File đính kèm:

  • docTUAN 21.doc