Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 9 tiết 9: Khoan dung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS :

1. Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là khoan dung.

- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

- Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung.

2. Kĩ năng :

- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.

 - Kĩ năng tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung.

 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng thể hiện sự cảm thông/ chia sẻ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung.

3. Thái độ :

- Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

II. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ.

 - Động não, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Những câu chuyện, tình huống thể hiện lòng khoan dung.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới.

* Giới thiệu: Trong cuộc sống và trong quan hệ hàng ngày, nhiều khi chỉ vì một việc nhỏ hiểu lầm mà làm mất đi sự thiện cảm vốn có giữa con người với nhau. Vậy nguyên nhân là do đâu và làm thế nào để tránh được chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 9 tiết 9: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 - Tiết 9
Ngày soạn: 29/09 /2013 
 Bài 8 KHOAN DUNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS :
1. Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là khoan dung.
- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.
- Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung.
2. Kĩ năng :
- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.
	- Kĩ năng tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung.
	- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng thể hiện sự cảm thông/ chia sẻ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung.
3. Thái độ :
- Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
II. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ.
	- Động não, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Những câu chuyện, tình huống thể hiện lòng khoan dung.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
	1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới.
* Giới thiệu: Trong cuộc sống và trong quan hệ hàng ngày, nhiều khi chỉ vì một việc nhỏ hiểu lầm mà làm mất đi sự thiện cảm vốn có giữa con người với nhau. Vậy nguyên nhân là do đâu và làm thế nào để tránh được chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện "Hãy tha lỗi cho em"
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV cho HS đọc truyện.
- GV gợi ý HS thảo luận các câu hỏi:
? Thái độ của Khôi với cô giáo lúc đầu như thế nào?
- Thái độ của Khôi lúc đầu: Coi thường cô giáo.
? Về sau thái độ của Khôi thay đổi như thế nào?Vì sao có sự thay đổi đó?
- Thái độ của Khôi về sau: Hối hận, hối lỗi…
Vì nhận ra cô bị vết thương chiến tranh.
+? Sự hối lỗi của Khôi được thể hiện qua chi tiết nào?
Thể hiện:
+ Cúi đầu, rơm rớm nước mắt.
+ Giọng ngèn ngẹn.
+ Xin lỗi cô.
+? Em có nhận xét gì về việc làm của cô Vân và thái độ đối với Khôi?
- Cô Vân : Không để trong lòng mà bỏ qua lỗi lầm của Khôi.
+? Với việc làm của cô Vân cho ta thấy cô là người ntn?
g Cô có lòng khoan dung.
+? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?
Bài học: Nên tha thứ cho người khác khi họ nhận ra lỗi lầm.
1. Truyện đọc:
"Hãy tha lỗi cho em"
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Vậy em hiểu thế nào là Khoan dung?
_ GV mở rộng:
+ KD không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải sự nhẫn nhục.
- GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận tìm ra biểu hiện của KD:
+?Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn nhất là với bạn bè của mình? 
- Cần phải lắng nghe và hiểu người khác.
+?Làm thế nào để hợp tác nhiều hơn với các bạn ở lớp, trường?
+? Tại sao phải biết lắng nghe chấp nhận ý kiến của người khác?
- Ý kiến đó có lúc đúng mà ta phải học và làm theo.
+? Phải làm gì khi có hiểu lầm, bất hoà trong tập thể?
- Cùng nhau giải quyết, tránh gây mâu thuẫn căng thẳng.
+? Sự ganh ghét, định kiến, hẹp hòi chấp nhặt có hại như thế nào?
- Làm cho mối quan hệ giữa mọi người căng thẳng…
+? Khi bạn có khuyết điểm ta lên xử sự như thế nào?
- Làm thế nào (giải thích) để cho bạn hiểu ra lỗi lầm và sửa chữa.
+? Hãy kể vài việc làm ở tập thể lớp biểu hiện lòng khoan dung hoặc là thiếu khoan dung?
+? Khoan dung có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?
+ ? Theo em, để thể hiện lòng khoan dung với mọi người xung quanh, chúng ta cần phải làm gì ?
- GV có thể nêu một vài tình huống để HS liên hệ.
2. Nội dung bài học:
a.Khái niệm
+ Khoan dung là: 
- Rộng lòng tha thứ.
- Tôn trọng và thông cảm với người khác.
- Biết tha thứ khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b. Biểu hiện:
- Ân cần, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi; tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi; nhường nhịn bạn bè, em nhỏ; công bằng, vô tư khi nhận xét người khác...
c. Ý nghĩa:
- Đối với cá nhân: KD là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được người khác yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
- Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở lên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
d.Cách rèn luyện
- Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng mọi người.
- Cư xử với mọi người chân thành, rộng lượng, biết thông cảm và tha thứ, biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, không chấp nhặt, không định kiến hẹp hòi.
- Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập.
- GV sử dụng bảng phụ: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Hãy đánh dâú vào ô tương ứng và giải thích lí do:
a. Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn.
b. Khoan dung là nhu nhược.
c. Cần lắng nghe ý kiến của người khác.
d. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.
e. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan, đúng đắn.
g. Không nên chấp nhận tất cả mọi ý kiến quan điểm của người khác.
- GV giải thích câu ca dao, tục ngữ danh ngôn.
- GV cho HS làm bài tập b.
+ Gọi HS làm (ý đúng 1, 3, 5 ,7)
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đánh giá cho điểm.
3.Bài tập
4.Củng cố,dặn dò:
- HS đọc nội dung bài học.
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới : Bài 8 “Xây dựng gia đình văn hoá”.
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………
Ký duyệt tuần 9
Ngày

File đính kèm:

  • doc7 T9.doc