Giáo án Giáo dục công dân 7

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị.

* Kỹ năng:

+ Kĩ năng bài dạy : Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

+ Kĩ năng sống: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện & ý nghĩa của sống giản dị

+Kĩ năng so sánh ,tư duy phán đoán đối với những biểu hiện giản dị và thiếu giản dị.Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.

* Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

B. CHUẨN BỊ

 GV:- Soạn, nghiên cứu bài giảng.

- Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Phân tích , liên hệ thực tế, nhóm ,.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra: Sách vở của học sinh(2)

 III. Bài mới(38)

 Giới thiệu :Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.

 

doc122 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I một cách chính xác, rõ ràng.
 2. Kỹ năng: 
 Rèn luyện cho HS cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát.
 Giúp HS thực hành nhận biết, ứng xử đúng với các chuẩn mực đạo đức.
 3. Thái độ:
 Giúp HS có hành vi đúng và phê phán những biều hiện, hành vi trái với đạo đức.
B. Chuẩn bị: 
 1, GV: Soạn, nghiên cứu bài.
Câu hỏi thảo luận.
Tình huống.
 2, HS: - Xem lại các bài đã học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (Bảng tóm tắt các bài học Bài 7, 8, 9, 10, 11)
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: HS chơi trò chơi “Hái hoa”.
- HS hái hoa ( Trong các hoa đã viết các vấn đề đạo đức), chọn câu trả lời phù hợp.
1. Thế nào là sống giản dị?
2. Thế nào là trung thực?
3. ý nghĩa của trung thực?
4. Thế nào là đạo đức?
5. Thế nào là kỉ luật?
6. Thế nào là yêu thương con người? Vì sao phải yêu thương con người?
7. Thế nào là tôn sư, trọng đạo?
8. Em đã làm gì để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo?
9. Thế nào là đoàn kết tương trợ?
10. Thế nào là khoan dung?
11. Em đã rèn luyện như thế nào để có lòng khoan dung?
12. Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào? Em cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
13.Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình? Dòng họ?
14. Tự tin là gì?
15. Em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào?
- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV nhận xét cho điểm 1 số em.
Hoạt động 2: Nhận biết các biểu hiện của các chuẩn mực đạo đức đã học
- GV nêu các biểu hiện khác nhau của các chuẩn mực đạo đức, HS lần lượt trả lời 
đó là biểu hiện của chuẩn mực đạo đức nào .
Hoạt động 3: Giải bài tập tình huống
- SH thi giải quyết tình huống đạo đức.
1. Tiết kiểm tra Sử hôm ấy, vừa làm xong bài thì Hoa phát hiện ra Hải đang xem tài liệu. Nếu em là Hoa thì em sẽ làm gì?
2. Giờ ra chơi. Hà cùng các bạn nữ chơi nhảy dây ở sân trường, còn Phi cùng các bạn chơi đánh căng. Bỗng căng của Phi rơi trúng đầu Hà làm Hà đau điếng.
 Nếu em là Hà em sẽ làm gì?
- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, bản thân và xã hội.
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Là đức tính cần thiết và quý báu của con người. Sống trung thực đ nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh quan hệ xã hội, được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Quy định, chuẩn mực ứng xử giữa con người đ người, công việc, môi trường.
- Quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội buộc mọi người phải thực hiện.
- Quan tâm, giúp đỡ, làm điều tốt đẹp cho người khác.
-Là truyền thống quý báu của dân tộc.
- Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo, coi trọng và làm theo điều thầy dạy.
- Thông cảm, chia sẻ, có việc làm cụ thể giúp đỡ người khác.
- Thông cảm, tôn trọng, tha thứ cho người khác.
- Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
- Tin tưởng vào khả năng của bản thân.
- Chủ động trong công việc, dám tự quết định và hành động một cách chắc chắn.
- HS giải quyết tình huống.
IV. Củng cố:
 - GV khái quát các nội dung cần nhớ.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Ôn lại các bài đã học.
 - Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
E. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Tổ trưởng kí duyệt :
 ------------------------------------------ 
Ngày soạn : 4/12/ 2009
Ngày giảng : 7/ 12/ 2009
 	 Tiết 17:
 Thực hành ngoại khóa các vấn đề của 
 địa phương về Giáo dục bảo vệ môi trường
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nắm được thực trạng, nội dung của BVMT.
2. Kỹ năng: 
* Kĩ năng bài dạy:
- Giúp HS nhận biết được hiện tượng, tác hại của phá hoại MT. 
* Kĩ năng sống:
 - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tớch cực cỏc nội dung.
 - Kĩ năng trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng về mụi trường -> BVMT
3. Thái độ:
 Giúp HS có ý thức bảo vệ MT bằng chính các hoạt động của mình. 
B. Chuẩn bị: 
 GV: 
 - Soạn bài;nghiên cứu : Tài liệu GDBVMT trong môn GDCD
 - Thông tin, số liệu về MT thế giới, VN.
 - Phiếu HT.
 HS: 
 - Thu thập thông tin , hình ảnh về MT
C. Phương pháp :
 Thảo luận nhóm , đàm thoại ,....
D.Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Thế nào là tự tin? ý nghĩa của tự tin? Phải làm gì để có lòng tự tin?
 - GV kiểm tra bài tập: a, b, c, d của 5HS.
 - GV nhận xét bài tập ở nhà, ghi điểm cho HS.
III. Bài mới : (35’)Giới thiệu bài: 
GV nêu tính cấp thiết của vấn đề BVMT -> liên hệ để vào bài học
Hoạt động của gv-hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:- GV nêu câu hỏi:
? Theo em, thế nào là môi trường ?
Hoạt động 2? MT giữ vai trò như thế nào đối với đờì sống của con người ?
- HS trình bày ý kiến, thảo lụân. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng của MT Việt Nam hiện nay
Hoạt động 4: GV cho HS quan sát một số hình ảnh,thông tin về MT trên Tg và VN
1. Môi trường là gì ?
" MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, SX, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật" (Đ.3 Luật BVMT 2005)
2. Chức năng của MT :
A, MT là không gian sống cho con người và sinh vật
B, MT chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và SX của con người.
C, MT là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và SX.
D, MT là nơi lưu trữ và cung cấp thong tin cho con người.
3. Thực trạng của MT Việt Nam hiện nay 
a,Về đất đai:
b,Về rừng:
c, Về nước:
d,Về không khí
e,Về đa dạng sin học:
g, Về chất thải:
IV. Củng cố: (3’)
 ? Em hãy cho biết MT là gì ?
 ? Tình hình MT tại địa phương (xã, huyện, tỉnh ta)
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
 - Tiếp tục tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môi trường ở dịa phương cũng như cả nước để giờ sau thực hành tiếp.
E. Rút kinh nghiệm : 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng kí duyệt :
Ngày soạn :11/ 12/ 2009
Ngày giảng : 15/12/ 2009
 	Tiết 18:
Thực hành:
Giáo dục bảo vệ môi trường
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - HS hiểu được một số nét khái quát về thực trạng của MT ở Việt Nam và của địa phương (Tỉnh, huyện, xã, thôn).
2. Kỹ năng: 
* Kỹ năng bài dạy:
- Giúp HS biết một số giải pháp chủ yếu BVMT ở cấp độ tổng thể và kỹ năng ứng xử của bản thân ở chính gia đình, trường lớp, địa phương. 
* Kỹ năng sống:
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tớch cực cỏc nội dung.
- Kĩ năng trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng về mụi trường -> BVMT
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ MT hiện tại và cuộc sống của bản thân trong tương lai. 
B. Chuẩn bị: 
1. GV: 
- Soạn câu hỏi, bài tập phù hợp với HS
- Phiếu HT.
2. HS: Sưu tầm thông tin ở trường, lớp, địa phương
C. phương pháp:
 - Trực quan, thảo luận nhóm , đàm thoại,...
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức: (1’). 
II. Kiểm tra bài cũ: (2’) HS chuẩn bị vở, thông tin sưu tầm
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1 (2’) - GV đưa câu hỏi, bài tập lên bảng cho HS quan sát, làm vào vở:
Câu 1: Em hãy cho nhận xét về môi trường Việt Nam hiện nay.
Câu 2. Hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi, nghèo kiệt dinh dưỡng, ô nhiễm là do những nguyên nhân nào ?
Câu 3: Theo em, rừng có vai trò như thế nào đối với con người ?
Câu 4: Nguồn nước ở ViệtNam nhiều nơi bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào ?
Câu 5: Theo em, các khu đô thị, khu dân cư nông thôn của ta bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng là do đâu ?
Câu 6: ở xã, thôn em ở có tình trạng ô nhiễm MT không? Kể tên một số hiện tượng gây ô nhiễm đó.
Câu 7: Để xây dựng trường ta luôn xanh-sạch- đẹp, theo em học sinh chúng ta cần thực hiện những công việc cụ thể nào ?
Câu 8: Theo em, thế nào là sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên ?
Câu 9: Em hãy nêu 5 thói quen xấu hàng ngày gây lãng phí tài nguyên hoặc gây ô nhiễm môi trường mà HS trường ta hay mắc phải. Em hãy nêu biện pháp khắc phục các hiện tượng đó.
Hoạt động 2: GV thu bài (3')
Hoạt động 3: Giải đáp bài tập
- GV lần lượt gọi HS trả lời các câu hỏi vừa làm
- HS khác nhận xét
- GV nêu đáp án, KL.
Câu 1: Xuống cấp, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng.
Câu 2. Thoái hoá, khô hạn, sa mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, ngập úng, do chất thải, phân hoá học và chát độc hoá học.
Câu 3: Điều hoà khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và lưu giữ các nguồn gen quý
Câu 4: Nước thải CN, thủ CN, nước thải sinh hoạt chưa xử lý xả vào nguồn nước mặt; sử dụng hoá chất trong CN, NN-> nước ngầm bị ô nhiễm.
Câu 5: Nhà máy thải khói bụi; các phương tiện GT; các công trình XD.
Câu 6: (HS kể các hiện tượng ở địa phương ) VD: Vứt rác, chất thải bừa bãi; Đổ nước thải, chất thải CN vào nguồn nước; sử dụng phân hoá học quá mức; sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách hoặc dùng thuốc độc trừ sâu; Đốt rừng làm nương; Dùng thuốc nổ, chất hoá học đánh bắt cá.
Câu 7: HS cần: - Giữ gìn VS trường lớp sạch sẽ; - Trồng và chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh; - Tuyên truyền bằng nhiều biện pháp trong trường (Kịch, vẽ tranh, Thi làm đồ dùng tự chế từ VL phế thải, thi viết về chủ đề MT...); - Tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật; - Bố trí hợp lý các khu vệ sinh; -Trang trí làm đẹp các khu vệ sinh,...
Câu 8: Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên là: sống gần gũi, thân thiện; tôn trọng quy luật thiên nhiên, không làm điều có hại với thiên nhiên; biết khai thác hợp lý, khắc phục những tác hại cho thiên nhiên gây ra. 
Câu 9: Em hãy nêu 5 thói quen xấu hàng ngày gây lãng phí tài nguyên hoặc gây ô nhiễm môi trường mà HS trương ta hay mắc phải. Em hãy nêu biện pháp khắc phục các hiện tượng đó.
IV. Củng cố: (3’)
- GV cho HS thi hát các bài hát về chủ đề cây theo 2 dãy bàn. Mỗi bên luân phiên hát bài hát có tên một loài cây hoặc có từ "cây".Bên nào đến lượt kh

File đính kèm:

  • docgdcd7.doc
Giáo án liên quan