Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 8 : Đoàn kết, tương trợ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là đoàn kết , tương trợ. Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.

2. Kĩ năng:

- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự đoàn kết, tương trợ với mọi người.

 - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông/ chia sẻ trước khó khăn của người khác.

- Kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau.

3. Thái độ:

- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người ; sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.

 B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK,SGV,giáo án, Những câu chuyện về đoàn kết, tương trợ ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

2.HS: Chuẩn bị trước bài.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Trả bài kiểm tra 45’

 3. Bài mới.

*Giới thiệu GV đọc truyện'' Bó đũa''.

? Dụng ý của người cha là gì?

- Nhắc nhở các con cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau không được chia rẽ. Vậy đoàn kết ,tương trợ có ý nghĩa ntn, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện " Một buổi lao động

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 8 : Đoàn kết, tương trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
 Ngày soạn: 15/ 09/2013
Tiết 7 
KIỂM TRA 45’
( sổ kiểm tra đánh giá)
Ký duyệt tuần 7
Ngày:
TUẦN 8 
 Ngày soạn: / 09/2013
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là đoàn kết , tương trợ. Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.
2. Kĩ năng:
- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự đoàn kết, tương trợ với mọi người.
	- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông/ chia sẻ trước khó khăn của người khác.
- Kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau.
3. Thái độ:
- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người ; sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
 B. CHUẨN BỊ
	1. GV: SGK,SGV,giáo án, Những câu chuyện về đoàn kết, tương trợ ca dao, tục ngữ, danh ngôn.
2.HS: Chuẩn bị trước bài.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Trả bài kiểm tra 45’
	3. Bài mới.
*Giới thiệu GV đọc truyện'' Bó đũa''.
? Dụng ý của người cha là gì?
- Nhắc nhở các con cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau không được chia rẽ. Vậy đoàn kết ,tương trợ có ý nghĩa ntn, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện " Một buổi lao động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV cho HS đọc truyện.
- GV gợi ý HS thảo luận các câu hỏi:
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì?
- Khó khăn của lớp 7A:
+ Khu đất có nhiều mô đất cao.
+ Có nhiều rễ cây chằng chịt.
+ Lớp có nhiều bạn nữ.
? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, lớp trưởng 7B đã làm gì?
- Lớp trưởng 7B: Đề nghị cả 2 lớp cùng làm.
? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, thái độ của lớp trưởng 7A ra sao?
- Thái độ lớp trưởng 7A: Xúc động, vui sướng.
? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
® Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn.
? Hãy tìn những câu nói chứng tỏ 2 lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau?
- HS tìm trong truyện.
? Bài học rút ra qua câu chuyện?
Bài học: Đoàn kết giúp đỡ nhau sẽ giải quyết được nhiều khó khăn.
1. Truyện đọc:
“Một buổi lao động”
* Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
? Vậy em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?
- GV giúp HS phân biệt 2 khái niệm:
+ Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng.
+ Tương trợ: Giúp đỡ, hỗ trợ.
? Em hãy kể những việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
- VD: Nhân dân ta đoàn kết chống giặc Pháp, Mĩ xâm lược; HS học khá giúp bạn học yếu hơn mình; một tập thể lớp thân ái, hoà thuận, không có xích mích, bất hoà...
- GV đưa ra tình huống để HS thảo luận:
+ Tình huống: Nam và Hải ở cùng xóm và chơi với nhau rất thân, nhưng Hải học giỏi còn Nam học yếu. Vì vậy trong giờ kiểm tra Hải thường đáp giấy cho bạn. Hải nghĩ rằng làm như vậy mới thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ bạn bè trong lúc gặp khó khăn.
? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
+ Không, đó không phải thể hiện sự giúp đỡ mà chỉ làm cho bạn mình dựa dẫm, ỷ lại và ngày càng học yếu hơn mà thôi.
? Vậy đoàn kết tương trợ có ý nghĩa gì?
? Trái với đoàn kết tương trợ là gì?Lấy ví dụ?
- Trái đoàn kết, tương trợ là chia rẽ, ích kỉ, gây mất đoàn kết.
? Để thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ HS chúng ta cần phải làm gì ?
+ Lập kế hoạch giúp đỡ bạn có khó khăn trong học tập:
- Xác định bạn học yêu môn gì.
- Tìm hiểu nguyên nhân.
- Đề ra kế hoạch giúp bạn: Ngoài giờ học trên lớp, giảng giải, hướng dẫn chỉ bảo tận tình để bạn học bài (có thể bố trí thời gian hướng dẫn thêm ở nhà).
- Có đánh giá kết quả sau khi giúp đỡ.
2. Nội dung bài học:
a.Khái niệm
- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
b. Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người, yêu quý
- Giúp ta có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
c.Cách rèn luyện
- Quan tâm, tôn trọng mọi người, giúp đỡ người gặp khó khăn.
- Có quan hệ thân ái trong tập thể, đối xử bình đẳng với bạn bè.
- Không gây xích mích, không chia bè phái, tránh lôi kéo nhau vào những việc làm xấu như chơi bời, quậy phá, bao che khuyết điểm cho nhau...
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
- GV sử dụng bảng phụ: Hãy đánh dâú vào ô đúng thể hiện sự đoàn kết, tương trợ:
x
a. Giảng bài cho bạn khi bạn bị ốm phải nghỉ học.
b. Làm bài tập ở nhà hộ bạn.
x
c. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
d. Góp sách vở ủng hộ các bạn vùng lũ lụt.
x
e. Tham gia đắp đê phòng chống lũ lụt.
g. Nói xấu bạn trước tập thể.
- GV giải thích câu ca dao và câu nói của Bác Hồ.
- GV cho HS làm bài tập a,b,c,d.
+ Gọi HS làm.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đánh giá cho điểm.
3.Bài tập
Bài tập a: Giúp bạn chép bài và lúc ranh rỗi sang giảng bài cho bạn,chăm sóc bạn…
Bài tập b:Không tán thành vì làm như vậy Hưng sẽ ỷ lại Tuấn và học kém hơn.
Bài tập c: ViỆC làm của hai bạn không phải là đoàn kết tương trợ ,đây là vi phạm nội quy.
Bài tập d:HS liên hệ.
4. Củng cố,dặn dò:
- Cho HS khái quát nội dung bài
- Cho HS sắm vai
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới:Bài 8 Khoan dung
+ Đọc bài.
+ Trả lời câu hỏi gợi ý.
+ Xem trước bài tập.
 Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………….....................……………………
Ký duyệt tuần 8
Ngày:

File đính kèm:

  • docTUẦN 8.doc