Giáo án giáo dục công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức.

 - Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.

 - Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.

 2. Về kĩ năng.

 - Phân biệt được các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

 - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.

 - Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình.

 3. Về thái độ.

 - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.

 - Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa.

 * Các nội dung lồng ghép:

 Tích hợp môi trường ( Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa).

 II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa

- Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em – HS trong gia đình.

- Kĩ năng quản lí thời gian: kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.

 

docx12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó chưa?
- HS tự đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được.
? Đối với những việc chưa làm được, em thấy mình cần phải làm gì ?
- Cần phải có gắng học hỏi từ những người xung quanh, tích cực rèn luyện thực hiện các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa.
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
Hoạt động 2: Bài tập
? Đọc và xác định yêu cầu bài c?
- Làm thế nào để có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình?
- HS suy nghĩ và trả lời.
? Xác định yêu cầu bài d?
- Đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến và giải thích vì sao.
HS giải thích.
I. Bài học.
 1. Tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
 2. Ý nghĩa của gia đình văn hóa.
 a. Đối với cá nhân :
 - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
- Gia đình góp phần quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức.
b. Đối với xã hội:
 - Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
3. Trách nhiệm 
 a. Đối với mọi người nói chung:
- Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình.
- Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
b. Đối với học sinh:
- Chăm học, chăm làm.
- Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em.
- Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến gia đình.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
II. Bài tập.
Bài c/29:
 Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, để có sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình thì: mỗi người trong gia đình cần phải tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau.
Bài d/29:
- Đồng ý với ý kiến (3) và (5) vì: con cái cũng là thành viên trong gia đình.
- Không đồng ý với ý kiến (1), (2), (4), (6), (7) vì: Trong gia đình ai cũng phải có trách nhiệm với công việc, không phân biệt với nhau, cùng chia sẻ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
3. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 - Học bài.
 - Làm bài tập đ, e SGK/29
 - Coi trước bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
 VI. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	 
 **********************************
Ngày soạn: 03.11.2013 Ngày dạy: 11.11.2013
Tuần 13 Tiết 13
 Bài 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP 
 CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Về kiến thức.
 - Hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 - Kề được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 2. Về kĩ năng.
 - Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 - Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 3. Về thái độ.
 - Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 * Nội dung lồng ghép: 
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI
Kĩ năng xác định giá trị.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
Kĩ năng tư duy, sáng tạo.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
Kể chuyện / chia sẻ.
Động não.
Thảo luận nhóm.
Phòng tranh.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
SGK, SGV.
 Bảng da, tranh ảnh
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 * Mục tiêu. Kiểm tra bài: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 2)
 * Câu hỏi. Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào? Bản than em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
 * Đáp án: Ý nghĩa :
 - Đối với cá nhân : - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người; Gia đình góp phần quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức.
 - Đối với xã hội: Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. (5đ)
 Bản thân em phải: Chăm học, chăm làm; Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến gia đình; Phải giữ gìn vệ sinh môi trường.(5đ)
2. Bài mới.
 * Giới thiệu bài mới: 
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk/31
Cho biết bức ảnh trên nói lên điều gì ? ( Người cha đang chỉ dẫn cho con về nghề chế tạo sản phẩm từ gỗ. Một nghề truyền thống của gia đình). -> Vào bài.
 * Trình tự các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
GV cho học sinh đọc câu chuyện: Truyện kể từ trang trại. 
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm các câu hỏi: 
*Nhóm 1: 
? Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình trong truyện thể hiện qua những chi tiết nào?
*Nhóm 2: 
? Kết quả tốt đẹp mà gia đình có được là gì?
*Nhóm 3: 
? Những việc là nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn truyền thống gia đình?
- Đáp án: 
*Nhóm 1: 
- Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó khăn: 
- Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày cuốc đất. Bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời trận địa. Đấu tranh gay go, quyết liệt. Kiên trì bền bỉ.
*Nhóm 2: 
- Biến quả đồi thành trại kiểu mẫu
- Trang trại có hơn 100 hécta đất đai màu mỡ
- Trồng bạch đàn, mía, cây ăn quả
- Nuôi heo, dê, gà
*Nhóm 3: 
- Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt nguồn từ chuồng gà bé nhỏ
- Mẹ cho 10 con gà con nay đã trở thành 10 con gà mái đẻ trứng. Số tiền có được tôi mua đồ dùng học tập, sách vở, truyện tranh và báo. Đó là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
Gv nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. Để kết luận phần này GV đặt câu hỏi:
? Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?
- Truyền thống hiếu học, truyền thống lao động cần cù, ...
Gv kết luận: Sự lao động không mệt mỏi của các thành viên trong gia đình nói riêng và của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại hay chờ vào người khác phải đi lên bằng sức lực của mình
Hoạt động 2: Bài học.
? Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp?
- Là những giá trị, mang lại lợi ích cho con người và xã hội, không vi phạm những điều pháp luật cấm.
? Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bao gồm những nội dung nào?
- Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm truyền thống cần cù lao động, hiếu học, yêu nước, nhân nghĩa, các nghề truyền thống, nghệ thuật truyền thống,…
? Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp là gì?
- Là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
? Thế nào là tiếp nối truyền thống?
- Là các thế hệ con cháu phải tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống đó bị mai một đi.
? Em hiểu phát triển, làm rạng rỡ truyền thống là gì?
- Làm sao để truyền thống gia đình, dòng họ ngày càng phong phú hơn, tạo ra những giá trị mới, giúp truyền thống đó tỏa sang, phát huy được tác dụng rộng rãi.
? Tìm những biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- Quyết tâm học tập phát huy truyền thống học giỏi, đỗ đạt cao của dòng họ.
- Tiếp nối nghề đồ gốm của cha ông.
- Nghệ thuật ca hát trù của dòng họ,…
- Giới thiệu với bạn bè thế giới về các truyền thống ấy,…
Tích hợp kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?
 - Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh. Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc.
- Đối với cá nhân: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập.
- Đối với xã hội: truyền thống gia đình dòng họ góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc.
Tích hợp kĩ năng tư duy sáng tạo.
? Bổn phận và trách nhiệm của chúng ta trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ như thế nào?
- Tích cực tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để kế thừa và phát huy.
- Sống trong sạch, lương thiện, giữ gìn danh dự của gia đình , dòng họ.
- Luôn hướng về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, thể hiện tình cảm quý trọng đối với các thế hệ đi trước đã làm nên truyền thống đó,…
Hoạt động 3: Bài tập.
Tích hợp kĩ năng xác định giá trị bằng bài tập a,d/32
HS đọc các bài tập 
? Xác định yêu cầu của từng bài?Gọi HS lên bảng làm.
Gv nhận xét và cho hs ghi bài tập vào vở.
I. Bài học:
1. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. Cụ thể là:
- Tiếp nối truyền thống: Mỗi gia đình, dòng họ dù ít hay nhiều, có những truyền thống tốt đẹp. Các thế hệ con cháu phải tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống đó bị mai một đi.
- Phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống: Làm sao để truyền thống gia đình, dòng họ ngày càng phong phú hơn, tạo ra những giá trị mới, giúp truyền thống đó tỏa sáng, phát huy được tác dụng rộng rãi. 
2. Biểu hiện:
 - Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 - Kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn.
 - Giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều người biết,…
3. Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Đối với cá nhân: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên; thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí dân tộc Việt Nam.
 - Đối với xã hội: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc . Nhất là trong thời đại hội nhập, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng.
4. Cách rèn luyện:
- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Bài tập.
Bài a/32:
 Khi nghe ông bà kể em rất tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ mình và em sẽ cố gắng giữ gìn truyền thống đó.
Bài b/32:
 Không đồng ý với cách nghĩ của Hiên, mặc dù từ trước chưa có ai đỗ đạ

File đính kèm:

  • docxTuần 12, 13, 14.docx