Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Đặng Thị Hồng Anh

Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,

bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

2.Kĩ năng:

HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng,

tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói & suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)

3. Thái độ:

 -Luôn có tấm lòng nghĩa hiệp, không đối xử bất công, ăn hiếp những bạn yếu đuối hơn mình.

 

doc41 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
Tiết 2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Kể lại được bằng ngôn ngữ & cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc đã đọc.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ:
Thương yêu, giúp đỡ những người xung quanh. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết 6 câu hỏi tìm hiểu truyện 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
15’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Sự tích hồ Ba Bể 
Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc một chuyện cổ tích bằng thơ có tên gọi Nàng tiên Ốc. Sau đó các em sẽ kể lại câu chuyện thơ đó bằng lời của mình, không lặp lại hoàn toàn lời thơ trong bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện 
GV đọc diễn cảm bài thơ 
GV nêu câu hỏi: (đã viết vào bảng phụ) 
Đoạn 1:
+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
+ Bà lão làm gì khi bắt được Ốc? 
Đoạn 2:
+ Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
Đoạn 3:
+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?
+ Sau đó, bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
 Hướng dẫn HS kể chuyện bằng lời của mình. 
GV hỏi: Thế nào là kể chuyện bằng lời của em?
GV yêu cầu 1 HS giỏi nhìn bảng phụ đã ghi 6 câu hỏi & kể mẫu đoạn 1. 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
 Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
GV nhận xét, chốt lại 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: 
HS kể 
HS nhận xét
HS nghe 
HS trả lời 
Đoạn 1:
+ Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
+ Thấy Ốc đẹp, bà thương, không muốn bán, thả vào chum để nuôi.
Đoạn 2:
+ Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
Đoạn 3:
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
+ Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con. 
Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. 
1 HS giỏi kể mẫu đoạn 1
 Kể chuyện trong nhóm
HS kể theo từng khổ thơ 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài tốp HS thi kể chuyện từng khổ thơ trước lớp
Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
HS trao đổi, phát biểu: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão & nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc, Ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi nguời sẽ có cuộc sống hạnh phúc. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
TẬP ĐỌC 
Tiết 4 : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 1 . Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc bài với giọng tự hào, trầm lắng .
 2 . Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước . Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
 3 . Học thuộc lòng bài thơ. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Tranh minh học bài đọc trong SGK.
 Tranh minh họa truyện Tấm Cám, Thạch Sanh
 Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc diễn cảm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8 
8’
8’
3’
1’
 1 .Khởi động: 
 2. Bài cũ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
Sau khi học xong toàn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao? 
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài
GV đưa cho HS xem các tranh đã sưu 
tầm được về các câu truyện cổ 
 GV giới thiệu tranh minh hoạ
 Với bài thơ Truyện cổ nước mình, các em sẽ hiểu vì sao tác giả rất yêu những truyện cổ được lưu truyền từ bao đời nay của đất nước, của cha ông. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV giúp HS chia bài thơ thành 5 đoạn 
-Bài thơ chia thành mấy đoạn?
GV chốt lại.
GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý nhắc nhở HS cách phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc phải phù hợp. Bài thơ cần đọc với giọng chậm rãi, ngắt nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ .
Kết hợp cho HS luyện đọc các từ khó:sâu xa, nhân hậu, độ lượng, đa mang.
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải thích thêm các từ ngữ sau:
+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa : (bắt nguồn từ câu tục ngữ: Mỡ gà (màu vàng) thì gió, mỡ chó (màu trắng) thì mưa) đã trải qua biết bao thời gian, bao nhiêu nắng mưa 
+ nhận mặt : truyện giúp ta nhận ra bản sắc dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của ông cha như công bằng, nhân hậu, thông minh 
 Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
 GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Nêu ý nghĩa của những truyện đó?
Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta?
Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
 Hướng dẫn HS đọc từng đoạn thơ 
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em. GV khen ngợi những em đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn thơ
GV treo bảng phụ có ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm (Tôi yêu truyện cổ nước tôi  có rặng dừa nghiêng soi)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
4. Củng cố 
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Thư thăm bạn 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS nêu ý riêng của mình
HS nhận xét
HS xem tranh
1 HS khá đọc cả bài.
5 em đọc nối tiếp nhau 5 khổ thơ.
HS nêu:
+ Đoạn 1: Từ đầu  phật tiên độ trì 
+ Đoạn 2: Tiếp theo  rặng dừa nghiêng soi
+ Đoạn 3: Tiếp theo  ông cha của mình 
+ Đoạn 4:Tiếp theo  chẳng ra việc gì
+ Đoạn 5: Phần còn lại 
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS nêu
+ Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa.
+ Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông.
+ Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của ông cha ta.
 +Tấm Cám (Truyện thể hiện sự công bằng); Đẽo cày giữa đường (khuyên người ta phải có chủ kiến của riêng mìnhm không nên thấy ai nói gì cũng cho là phải thì sẽ chẳng làm nên công chuyện gì)
HS nêu
Ý hai dòng thơ cuối bài: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài thơ 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nhẩm HTL bài thơ.
HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
HS nêu :Ca ngợi kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta.
-Nhận xét lớp học.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 3: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
 Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
2.Kĩ năng:
 Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể. 
3. Thái độ:
 Ghi chép lại những sự vật, hiện tượng, hành động đặc biệt của những vật, người xung quanh để áp dụng vào làm bài hay hơn.
II.CHUẨN BỊ:
 Giấy khổ to viết sẵn: 
+ Các câu hỏi của phần nhận xét (có khoảng trống để HS trả lời)
+ Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống & sắp xếp lại cho đúng thứ tự 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐO

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_2.doc
Giáo án liên quan