Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

 - Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

*KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thn. Thể hiện sư tự tin

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC;

 -Tranh minh họa bài tập đọc trang 135, SGK.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó chuyện gì sẽ xảy ra ? 
- HS tự làm bài.
- HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và cho điểm.
 3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS kể trước lớp. Hỏi và trả lời 
- Truyện kể về một con búp bê.
- Lắng nghe 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý vào băng giấy.
- Bổ sung. Đọc lại lời thuyết minh.
- 3 HS tham gia kể.
+ Kể chuyện bằng lời búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại câu chuyện.
- Khi kể phải xưng hô là tôi hoặc tớ, mình, em. 
- Lắng nghe.
+ 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.
- 3 HS thi kể từng đoạn, thi kể toàn câu truyện.
- Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe 
- Viết phần truyện ra nháp.
- 5 - 7 HS trình bày.
- Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi.
- Đồ chơi cũng là một người bạn tốt của mỗi chúng ta. Búp bê cũng biết suy nghĩ hãy quí trọng tình bạn của nó.
- Về nhà thực hiện.
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
	- Hiểu nội dung: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác (trả lời được các cậu hỏi 1, 2, 4 trong sách giáo kho
* KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
1. Bài cũ: 
-Y/c hs đọc bài Chú Đất Nung và TLCH về nội dung bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Sd tranh minh họa. 
HĐ 1: Luyện đọc: 
-Cho hs luyện đọc đoạn 
+Lần1- Rút từ khó: phục sẵn, hoảng hốt, nước xoáy, cộc tuếch
+Lần2-Giải thích từ: buồn tênh, hoảng hốt, nhũn, se, cộc tuếch
+Lần3: hs đọc nối tiếp
-Luyện đọc theo nhóm
-Cho hs đọc toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu
HĐ 2: Tìm hiểu bài 
-Y/c hs đọc thầm đ1 TLCH:
+Kể lại tai nạn hai người bột
- Y/c hs đọc thầm đ2 và TLCH:
+Đất nung đã làm gì khi thấy hai người bột bị nạn ?
+Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
-Y/c hs đặt tên khác cho câu chuyện.
HĐ 3: Luỵên đọc diễn cảm 
-Cho hs đọc nối tiếp đoạn
-Chúng ta sẽ luyện đọc diễn cảm đoạn: Hai người bột tỉnh dần..lọ thủy tinh mà.
-HD cách đọc: Đọc nhấn giọng ở những từ: lạ quá, khác thế, phục quá, vữa ra, cộc tuếch, lọ thủy tinh
-Đọc mẫu
-Y/c hs đọc theo nhóm
-Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
3.Củng cố -Dặn dò 
-GD: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài – Chuẩn bị bài sau: Cánh diều tuổi thơ
-3 hs trình bày.
-1hs giỏi đọc cả bài.
-Theo dõi.
- 2HS đọc nối tiếp - Luỵên đọc từ khó.
-2 hs đọc nối tiếp - hs đọc chú giải trong SGK
-Luyện đọc theo cặp.
-2 hs đọc toàn bài.
-Thực hiện theo y/c .
-2hs đọc nối tiếp 2 phần của bài.
-Theo dõi GV đọc mẫu
-Cho nhóm, cá nhân lên đọc thi
-Lớp nhận xét
-Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa nên đã trở thành người hữu ích ,cứu sống được người khác
- HS nêu ý kiến của mình.
- Lắng nghe và ghi nhớ
Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
	- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
	- Biết vận dụng một tổng (hiệu) cho một số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Sách giáo khoa, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) KTBC: Chia cho số có một chữ số.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính và tính các phép tính sau: 256075 : 5 ; 498479 : 7
- Nhận xét, cho điểm
2) Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Luyện tập
b/ Thực hành: 
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài và nêu cách tính 
Bài tập 2: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bé (hoặc số lớn).
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán và làm bài vào vở nếu em nào làm xong bài 2.
Bài tập 4: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở
3) Củng cố - dặn dò:
Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Cách tính một tổng (hiệu) chia cho một số
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Một số chia cho một tích
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh 
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài và nêu cách tính 
- Học sinh đọc
- Học sinh nhắc lại cách tìm số bé (hoặc số lớn).
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở 
- Học sinh đọc
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở
- Học sinh nêu trước lớp 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ
I.Mục đích: 
-Hiểu được thế nào là miêu tả.
-Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1 mục III);bước đầu viết được 1,2câu miêu tả môt trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2)
II.Đồ dùng dạy học
-Bài kẻ sẵn (BT2)
III.Hoạt động dạy& học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1.Bài cũ: 
-Gọi 2 học sinh kể chuyện theo 1 trong 4 đề tài ở BT2
-Nhận xét học sinh kể chuyện
2. Bài mới:
*Giới thiệu:
-Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu “thế nào là văn miêu tả”
HĐ 1: Nhận xét. 
Bài 1:Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
-Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
Bài 2:
Cho học sinh hoạt động nhóm
-Học sinh làm xong dán phiếu lên bảng
-Nhận xét , kết luận
-Bài 3:
-Để tả được hình dáng, máu sắc tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
-Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
-Còn sự chuyển động của dòng nước quan sát bằng giác quan nào?
-Muốn miêu tả được sự vật 1 cách tinh tế, người viết phải làm gì?
*Ghi nhớ:
-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
HĐ 2: Luyện tập: (16’)
-Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài
-Gọi học sinh phát biểu
Bài 2:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay.Phải có con mắt thật tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy.
-Trong bài thơ Mưa em thích hình ảnh nào?
-Yêu cầu học sinh tự viết đoạn văn miêu tả
-Gọi học sinh đọc bài viết của mình, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
-Câu hỏi: thế nào là miêu tả?
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Câu tạo bài văn miêu tả đồ vật
- Học sinh kể
-Học sinh lắng nghe
-1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi, dùng bút chì gạch chân những sự vật miêu tả
-Các sự vật miêu tả là: Cây xoài, cây cơm nguội, lạch nước.
-Thảo luận nhóm 4
-Cây cơm nguội lá vàng rực rỡ lá rập rình lay động như những đốm lửa
-Lạch nước trườn lên mấy tảng đá 
luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục
-Tác giả phải quan sát bằng mắt
-Bằng mắt
 -Bằng mắt
-Bằng mắt và tai
-Phải quan sát bằng nhiều giác quan
-Học sinh đọc thầm truyện Chú Đất Nung, dùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả trong bài.
-Câu văn : “ đó là một chàng kị sĩ rất bảnh ,cưỡi ngựa tía ,dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng ,ngồi trong mái lầu son. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
1 HS giỏi làm mẫu – miêu tả một hình ảnh trong đoạn thơ Mưa mà minh thích
Mỗi HS đọc 1 đoạn thơ, tìm một hình ảnh mình thích, viết 1, 2 câu vào vở để tả lại hình ảnh đó. 
HS đọc câu văn miêu tả vừa viết.
Ví dụ: Sấm rền vang trên mái nhà, làm mọi người giật mình, tưởng như sấm ở ngoài sân cất tiếng cười khanh khách.
1 HS nhắc lại ghi nhớ. 
 - HS lắng nghe và thực hiện
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
	- Nêu được việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
	- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* KNS: Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô..
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Gv : Tranh phóng to/ Sgk 21, 4 tranh/22 SGK - 2 băng giấy (HĐ4)
- Bảng phụ ghi các hành động đúng (HĐ3 trò chơi).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: (5’)
+ Em đã làm những việc cụ thể nào hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ? 
-Nx, đánh giá.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: (2’)
* Hoạt động 1: (12’) Xử ly tình huống ( thảo luận nhóm4 và đóng vai)
 -GV cho học sinh đọc tình huống/20
- Gv gắn tranh phóng to lên bảng và cho HS quan sát.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và trả lời nội dung các câu hỏi sau:
+Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
+ Nếu em là các bạn em sẽ làm gì? Hãy đóng vai thể hiện xử lý của nhóm em?
- GV cho 2 nhóm đóng vai trước lớp.
- Gv theo dõi, nhận xét
+ Tại sao nhóm em chọn cách giải quyết đó?
+ Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
- GV kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người.
- GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 2 : (6’) (Luyện tập :BT 1/22
- Thế nào là biết ơn thầy cô giáo?
- Gv gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập
- GV chỉ lần lượt từng bức tranh và hỏi:
+ Bức tranh ... thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không? Vì sao? 
+ Qua 4 tranh, em thấy những bức tranh nào thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn thầy cô của các bạn?
+ Vì sao tranh 3 việc làm của các bạn học sinh chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô?
+ Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn học sinh đó?
+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
 Hđộng 3: (6’) Hành động nào đúng?( Trò chơi)
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu BT2/22 
- GV treo bảng phụ có ghi các hành động và nêu cách chơi:
+ Những việc làm nào đúng đưa thẻ đỏ
+ Những việc làm chưa đúng đưa thẻ xanh
-Nx, chốt lại:
3 Củng cố : (4’)
Hướng dẫn thực hành
+ V

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan