Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 14 - Lê Thị Hưng

I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch: gậy trúc, lững thững, tráo trưng. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

* Mở rộng: HS kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa truyện trong SGK.

- Bản đồ để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 14 - Lê Thị Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Mở rộng: HS Biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng * GD kĩ năng: Lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. 
II. Đồ dùng Dạy - Học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em 
- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Em đã tích cực tham gia việc lớp, việc trường chưa ? 
 Kể vài việc làm cụ thể ? 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: Phân tích truyện chị Thuỷ của em 
+ Mục tiêu: 
- HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ quan tâm, hàng xóm láng giềng.
+ Cách tiến hành:
- GV kể truyện (có sử dụng tranh minh hoạ)
- HS đàm thoại theo các câu hỏi SGK
- GV kết luận: SGV 
HĐ2: Đặt tên tranh 
+ Mục tiêu: 
- HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng.
+ Cách tiến hành 
- Lớp chia 4 nhóm: Mỗi nhóm thảo luận về nội dung một bức tranh và đặt tên cho tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến
- GV kết luận về nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn nhỏ trong tranh
HĐ3: Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
+ Cách tiến hành
Chia lớp thành 4 nhóm - mỗi nhóm cùng thảo luận bày tỏ thái độ đối với quan niệm về nội dung bài học
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày - HS các nhóm khác góp ý kiến
- GV kết luận: SGV
Hoạt động nối tiếp: 
- HS kể về một số việc đã biết liên quan đến “Tình làng, nghĩa xóm”.
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
 TẬP ĐỌC:
 NHỚ VIỆT BẮC
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát - Hiểu ND: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK - Bản đồ để chỉ cho HS biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc III. Các hoat động dạy - học: A. Bài cũ: - Hai học sinh nối tiếp nhau kể lại 2 đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ - GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài trực tiếp - GV cho học sinh tìm hiểu về Việt Bắc trong phần chú giải - Học chỉ bản đồ 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm) b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu thơ (2 dòng thơ) + Học sinh nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ + GV chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh. Học sinh luyện đọc những từ ngữ các em dễ phát âm sai - Đọc từng khổ thơ trước lớp + Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp 3 lượt + Hết lượt 1: GV hướng dẫn cách học sinh ngắt nghỉ hơi đúng ở mỗi dòng thơ, mỗi câu thơ, mỗi khổ thơ. (HD trên bảng phụ) + Hết lượt 2và 3 GV giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới: Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung. (Học sinh đặt câu với từ ân tình) - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc 2 câu thơ đầu Câu 1: Người cán bộ về xuôi nhớ hoa, nhớ người ở Việt Bắc - GV có thể gợi ý cho học sinh giải thích rộng hơn về hoa và người trong bài thơ này và giáo viên nói thêm về cách xưng hô trong bài thơ này: Ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người ở lại - HS đọc từ câu 2 đến hết bài thơ Câu 2: a. Núi rừng Việt Bắc rất đẹp và hùng vĩ với những câu thơ: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi. Ngày xuân mơ nở trắng rừng .” b. Việt Bắc đánh giặc rất giỏi: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.” - HS đọc thầm lại cả bài thơ Câu 3: Con người Việt Bắc chăm chỉ lao động, ân tình, thủy chung với cách mạng * Mở rộng: HS đọc cả bài thơ và nêu ND của bài thơ; GV nhận xét, chốt lại ý đúng Đ. - Một số học sinh nhắc lại (HS chưa đạt yêu cầu) - 4 Học thuộc lòng bài thơ; Một học sinh đọc toàn bài thơ - Hướng dẫn học sinh đọc 10 câu thơ đầu (Theo hình thức xóa dần) - Học sinh thi học thuộc lòng. Lớp và GV nhận xét bình chọn học sinh đọc thuộc, đọc hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học; YC học sinh về nhà tiếp tục HTL 10 dòng thơ đầu, khuyến khích học sinh học thuộc lòng cả bài thơ.
MĨ THUẬT: (Cô Dung dạy)
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9)
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4.
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 3 HS đọc bảng chia 9; Lớp nhận xét GV nhận xét
B. Luyện tập: 
Bài 1: Tính nhẩm
- Học sinh thực hiện cá nhân
- Học sinh nêu miệng từng cặp phép tính. 
- Một học sinh ghi nhanh kết quả các bạn vừa nêu lên bảng lớp. 
- Lớp nhận xét, GV cho cả lớp đọc đồng thanh kết quả của bài tập
- GV lưu ý học sinh dựa vào bảng nhân 9, bảng chia 9 để làm từng cặp phép tính 
 VD: 9 x 6 = 54; 54 : 9 = 6
Bài 2: Ôn cách tìm thương, số bị chia, số chia
- Học sinh thực hiện cá nhân (Đối với HS yếu yêu cầu làm 3 cột đầu)
- Hai HS lên bảng chữa bài, mỗi học sinh điền số vào 3 cột 
- Lớp nhận xét GV chốt lại kết quả đúng. Một số HS nêu lại cách nhẩm của mình
- GV nhắc học sinh đối dạng toán này khi tìm số bị chia ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
 VD: 27 chia 3 bằng mấy? Hoặc 3 nhân mấy bằng 27?
Bài 3: Giải toán có lời văn
- Học sinh đọc kĩ đề bài, tóm tắt bài toán ra giấy nháp
- Tự lập kế hoạch để giải bài toán này. GV theo dõi KT HD những HS chưa đạt yêu cầu
- HS tự giải bài toán ra giấy nháp. Một học sinh lên bảng chữa bài 
- Lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải và kết quả đúng
- Một học sinh đạt yêu cầu nêu lại các bước thực hiện bài toán
Bước 1: Tìm số ngôi nhà đã xây (36 : 9 = 4) Bước 2: Tìm số ngôi nhà công ti còn phải xây( 36 - 4 = 32)
- Vài học sinh chưa đạt yêu cầu nhắc lại
Bài 4: Tìm 1/9 số ô vuông trong hình vẽ
- GV hướng đẫn học sinh thực hiện theo hai bước
+ Đếm số ô vuông của hình vẽ (18 ô vuông)
+ Tìm 1/9 số đó (18 : 9 = 2 (ô vuông))
- Học sinh thực hiện cá nhân. Sau đó cho HS nêu kết quả 
- Lớp nhận xét GV chốt lại kết quả đúng
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học; Yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 9. 
HÁT NHẠC:
 HỌC HÁT: BÀI NGÀY MÙA VUI
 (Dân ca Thái)
I. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu của lời 1 của bài hát. 
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
II. Giáo viên chuẩn bị:
- GV: Nhạc cụ gõ; Học sinh: SGK, phách
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động: Dạy bài hát Ngày mùa vui
HĐ1: Dạy bài hát Ngày mùa vui 
- Giới thiệu bài. GV hát mẫu.
- Cho học sinh đọc ĐT lời ca (lời 1); Dạy hát từng câu đến hát lời 1. 
* Lưu ý học sinh: 3 tiếng có luyến 2 âm “bõ công” “ấm no”; “có đâu vui”. 
- Tập xong cho học sinh hát luyện theo tổ nhóm, cá nhân.
HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm. 
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm).
 Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim Nhịp x x x
Phách x x x x
Tiết tấu x x x x x ..
- Chia đôi lớp: một bên hát, một bên vỗ tay (gõ) đệm theo nhịp, theo phách và ngược lại. 
3. Phần kết thúc: Cho học sinh hát lại lời 1 bài hát vừa học. 
- Dặn các em về học thuộc lời 1 và xem trước lời 2 của bài. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO ?
I. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1)
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2)
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào ? (BT3).
 II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp viết những câu thơ ở BT1; ba câu văn ở bài tập 3.
- Một tờ giấy khổ to viết bảng ở bài tập 2 (xem mẫu ở phần lời giải BT 2) 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 1 HS làm lại bài tập 2. 1 HS làm lại bài tập 3 (tiết LTVC tuần 13). B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc nội dung bài tập - Một học sinh đọc lai 6 dòng thơ trong bài vẽ quê hương (đã học ở tuần 11) - HS hiểu thế nào là cá từ chỉ đặc điểm. GV hỏi: + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? (Xanh). GV gạch dưới các từ (Trong tre xanh, lúa xanh viết trên bảng lớp). + Sông máng ở dòng thơ 3, 4 có đặc điểm gì? (Xanh mát) GV gạch chân từ xanh mát. - Tương tự, GV yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo: Trời mây, mùa thu Học sinh phát biếu ý kiến, GV gạch dưới các từ bát ngát (Chỉ đặc điểm của bầu trời); Xanh ngắt chỉ màu sắc bầu trời mùa thu. - Một HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ. - GV: Các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre lúa sông máng trời may mùa thu. Giống như thơm là đặc điểm của hoa ngọt là đặc điểm của đường. - HS làm vào vở hoặc vở bài tập. (Lời giải: Xanh, xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt). Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT. - GV hướng dẫn cho HS cách làm bài: Các em phải đọc lần lượt từng dòng, từng câu thơ, tìm xem trong mỗi câu thơ tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì?. - Một HS đọc câu a: tiêng suối trong như tiếng hát xa. GV hỏi: + Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh tiếng suối với tiếng hát). + Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì (Đặc điểm trong). - Tương tự HS sẽ suy nghỉ làm bài b, c, d. - HS phát biểu ý kiến, GV treo tờ phiếu đã kẻ bảng điền nội dung vào bản để chốt lại lời giải đúng. - HS làm vào vở hoặc vở bài tập theo lời giải đúng. Bài 3: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. - Một HS nói cách hiểu của mình: cả ba câu văn trong bài tập đều viết theo mẫu: 
ai (cái gì, con gì)?- thế nào? nhiệm vụ của HS là tìm đúng bộ phận chính trong mỗi câu trả lời câu hỏi: Ai (Cái gì, con gì)?, Và bộ phận trả lời thế nào?. - HS làm bài cá nhân vào nháp hoặc vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến. GV gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì)?, hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?. - HS làm bài vào vở hoặc sửa bài trên vở bài tập theo lời giải đúng. 3. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_14_le_thi_hung.doc
Giáo án liên quan