Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 15 - Đoàn Thọ

1. Khởi động: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài “Chú Đất Nung”

+ Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất?

- Nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài: 1’

Ai chưa từng thả diều chưa hiểu rõ niềm vui khi chơi trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ niềm vui sướng như thế nào. Hôm nay, chúng ta học bài: “Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài này các em sẽ thấy niềm vui của các bạn nhỏ trong bài như thế nào. GV ghi đề.

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

HĐ1: Luyện đọc: 8’

GV hoặc HS chia đoạn: 2 đoạn.

+ Đoạn 1: Tuổi thơ của đến vì sao sớm.

+ Đoạn 2: Ban đêm khát khao của tôi.

 Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.

- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- GV đọc diễn cảm cả bài.

 

doc45 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 15 - Đoàn Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:70 = ?
4.DÆn dß :VÒ nhµ «n l¹i bµi.
Bµi 1:(trang 82)
- 3 em lªn b¶ng tÝnh - C¶ líp lµm vë nh¸p:
 a) 72000 : 600 =
 b) 560 : 70 =
 c) 65000 : 500 =
Bµi 2: (trang 82)
- HS nªu c¸ch gi¶i.
- 1 em lªn b¶ng – c¶ líp lµm vë
Bµi 3: (trang 82)
a) (45876 + 37124) : 200 =
b) 76372 – 91000 : 700 + 2000 =
 - 2 em lªn b¶ng lµm bµi:
Thứ tư, ngày 26 tháng 11 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 30)
TUỔI NGỰA
 (Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).
* HS khá, giỏi thực hiện được CH5 (SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
Ÿ Tranh minh họa bài tập trang 149 SGK(Phóng to nếu có điều kiện)
Ÿ Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’ Cánh diều tuổi thơ 
+ Cánh diều đã mang đến cho tuổi thơ điều gì?
+ Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Là người thích du ngoạn nhiều nơi nhưng đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ là vì sau bhw vậy? Cậu bé chúng ta tìm hiểu hôm nay trong bài: “Tuổi ngựa”. GV ghi đề. 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
HĐ1: Luyện đọc: 8’
GV hoặc HS chia đoạn: 4 khổ thơ. 
Ÿ Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, khổ 2, 3 đọc nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạng của cậu bé. Khổ 4: tình cảm, thiết tha, lắng lại ở hai dòng kết bài thể hiện cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp sửa cách đọc nhịp thơ. 
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
+ Bạn nhỏ tuổi gì?
+ Mẹ bảo tuổi ấy tình nết như thế nào?
+ “Con Ngựa” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
+ Đi chơi khắp nơi nhưng “con Ngựa” vẫn nhớ mẹ như thế nào 
+ Điều gì hấp dẫn “con Ngựa” trên những cánh đồng hoa?
+ Trong khổ 4”ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?
+ Nếu vẽ một bức tanh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: khổ 2. 
+ Đọc mẫu đoạn văn. 
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố: 5’
+ Liện hệ giáo dục. 
+ Nội dung của bài thơ là gì
4. Dặn dò: 1’
+ GV củng cố bài học
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Kéo co. 
- Nhận xét tiết học
- HS hát. 
- Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp của tuổi thơ. 
- HS đọc ý nghĩa của bài. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó. 
+ HS đọc bài theo GV hướng dẫn ngắt nhịp thơ. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS đọc thầm khổ 1. 
+ Bạn nhỏ tuổi Ngựa. 
+ Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ mà thích đi. 
- HS đọc khổ 2 và trả lời câu hỏi: 
+ “Con Ngựa” rong chơi khắp nơi: Qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá. 
+ Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gió của trăm miền” 
- HS đọc khổ 3 và trả lời câu hỏi: 
+ Trên những cánh đồng hoa: màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng vôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại. 
+ Khổ thơ thứ 3 tả cảnh của đồng hoa mà 
“Ngựa con” vui chơi 
- HS đọc khổ 4 và trả lời câu hỏi: 
+ “Ngựa con” nhắn nhủ với mẹ: tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông, cách biển, con cũng nhớ đường về tìm mẹ 
Ÿ Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, trên tay cậu là một bó hoa nhiều màu sắc và trong tưởng tượng của cậu chàng kị sĩ nhỏ đang trao bó hoa cho mẹ. 
Ÿ Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa cúc dại, đang đưa tay ngang trán, dõi mắt về phía xa xăm ẩn hiện ngôi nhà. 
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 khổ. 
+ Luyện đọc nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ Bình chọn người đọc hay. 
Ý nghĩa: Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. 
TOÁN (Tiết 73)
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
* Bài 1, bài 3 (a)
II. CHUẨN BỊ: 
GV: kế hoạch bài học – SGK
HS: bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
GV gọi HS lên bảng làm lại bài 1. 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
 1. Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 8 192: 64 
- GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. GV theo dõi giúp đỡ. 
- Phép chia 8192: 64 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
+ GV ghi lên bảng phép chia: 1 154: 62 
- GọiHS thực hiện. GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ. 
- Phép chia 1 154: 62 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì? 
 4. Luyện tập, thực hành 
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
 Bài 3: Tìm x. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học. 
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.
- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng làm bài. 
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
 8192 64 
 64 128
 179
 128
 512
 512
 0
- Là phép chia hết. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
 1154 62
 62 18 
 534
 496
 38
- Là phép chia có số dư bằng 38. 
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
+ HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 4674 82 2488 35
 410 57 245 71
 574 38
 574 35
 0 dư 3
 5781 47 9146 72
 47 123 72 127
 108 194
 94 144
 141 506
 141 504
 0 dư 2
- HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. 
75 x X = 1800 
 X = 1800: 75 
 X = 24 
TẬP LÀM VĂN (Tiết 29)
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
II. CHUẨN BỊ: 
Phiếu kẻ sẵn nội dung: trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ. 5’
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?
- Gọi HS đọc phần mở bài, bài kết cho đoạn thân bài tả cái trống. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới. 
 a. Giới thiệu bài: 1’	
Hôm nay chúng ta học: “Luyện tập miêu tả đồ vật”. GV ghi đề. 
b. Hướng dẫn làm bài tập. 
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. 
- Tìm phần mở bà, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư. 
b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự: 
+ Tả bao quát chiếc xe. 
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. 
+ Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào?
c. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn.. . 
HĐ2: Cá nhân: 15’
Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. 
- Gợi ý: + Lập dàn ý tả chiếc áo mà em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích. 
+ Dựa vào các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư để lập dàn ý . 
GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn. 
- Gọi HS làm bài của mình. GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc. 
- Gọi HS đọc dàn ý 
- Nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố, dặn dò: 3’ 
+ GVcủng cố bàid học. 
- Dặn HS hoàn thành bài tập 2 hoặc viết thành bài văn miêu tả và tiết sau mang 1 đồ chơi mà em thích đến lớp. 
- Chuẩn bị bài Quan sát đồ vật. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS báo cáo sĩ số + Hát. 
+ Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bào và kết bài, .. . 
- 2 HS đứng tại chỗ đọc. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc thành tiếng. 
+ Mở bài: Trong làng tôi hầu như ai cũng biết đến chiếc xe đạp của chú. (giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư – MB trực tiếp)
+ Thân bài: ở xóm vườn, có một chiếc xe đạp đến Nó đá đó. (Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe). 
+ Kết bài: Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. (Nói lên niềm vui của đám con nít với chú Tư bên chiếc xe – kết bài tư nhiên- không mở rộng)
+ Xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. 
- Xe màu vàng hai cái vành láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai. 
- Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa. 
- Bao giờ dùng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. 
- Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt. 
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng: 
Ÿ Mắt nhìn: Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng. Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. 
Ÿ Tai nghe: Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai 
+ Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn: Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái dẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chú dặn bạn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa của tao nghe bây”. Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. 
– Những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quí chiếc xe, rất hãnh diện vì nó . 
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài. 
a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_15_doan_tho.doc
Giáo án liên quan