Giáo án dạy Sinh học 6 tiết 1 đến tiết 19

- Yêu cầu HS làm bài tập mục  trang 7 SGK

- Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về thế giới SV ? (về : nơi sống, kích thước, vai trò đv con người)

- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của SV nói lên điều gì ? - HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 SGK (ghi tiếp 1 số cây, con khác)

- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét.

- Thảo luận trong nhóm để rút ra kết luận : SV đa dạng.

b)Các nhóm sinh vật :

- Hãy q/s lại bảng thống kê có thể chia thế giới SV thành mấy nhóm ?

- HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, GV cho HS nghiên cứu thông tin  SGK trang 8 kết hợp với q/s hình 2.1 SGK.

- Thông tin đó cho em biết điều gì ?

- Khi chia sinh vật thành 4 nhóm người ta dựa vào những đặc điểm nào ?

(+ Động vật : di chuyển

+ Thực vật : có màu xanh

+ Nấm : không có màu xanh (lá)

+ Vi SV : vô cùng nhỏ bé) - HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc TV hay ĐV.

- HS nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin.

- Nhận xét : SV trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn : Vi khuẩn, nấm, TV, ĐV.

- HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ.

*Kết luận :

 SV trong tự nhiên đa dạng chia thành 4 nhóm.

 

doc63 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Sinh học 6 tiết 1 đến tiết 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hình 11.1, cho HS đọc thí nghiệm 3 SGK/35
- Hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm gồm các bước :
+ Mục đích thí nghiệm
+ Đối tượng thí nghiệm
+ Tiến hành : ĐK và kết quả.
- GV nhận xét bổ sung cho các nhóm vì đây là TN đầu tiên các em tập thiết kế.
- Cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục s.
- GV nhận xét " cho điểm HS có câu trả lời đúng.
- HS đọc SGK kết hợp Q/S tranh và bảng số liệu ở SGK/36 " trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3.
- Mục đích thí nghiệm : xem nhu cầu muối đạm của cây.
- HS trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của cây.
- 1 "2 nhóm trình bày thí nghiệm.
- HS đọc mục £ SGK trả lời câu hỏi ghi vào vở.
- 1 vài HS đọc câu trả lời.
* Kết luận : Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính là : Đạm, lân, kali.
* Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK/36.
IV/ Kiểm tra đánh giá : 
HS trả lời 3 câu hỏi SGK
V/ Dặn dò :
Đọc mục : “Em có biết”, xem lại miền hút của rễ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần bổ sung (rút kinh nghiệm) : 
	Ngày soạn :	..../..../..........
	Tuần	:
TIẾT 11 : SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (TT)
I/ Mục tiêu : 
Như tiết 11
II/ Phương tiện dạy học :
III/ Hoạt động dạy học :
Mở bài : GV cho HS nhắc lại phần kết luận cuối bài của tiết 1 rồi vào bài mới.
II/ Sự hút nước và muối khoáng của rễ 
Hoạt động 1
RỄ CÂY HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG
Mục tiêu : Thấy được rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ lông hút.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS nghiên cứu SGK " làm bài tập mục s SGK/37.
- GV viết nhanh 2 bài tập lên bảng + treo tranh phóng to hình 11.2 SGK.
- Sau khi HS đã điền và nhận xét " GV hoàn thiện để HS nào chư đúng thì sửa (chú ý đối tượng học yếu).
- Gọi HS đọc bài tập đã chữa đúng trên bảng.
- GV củng cố bằng cách chỉ lại trên tranh để HS theo dõi.
- Cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan ?
+ Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không tách rời nhau ?
- HS Q/S kỹ hình 11.2 chú ý đường đi của mũi tên màu vàng và đọc phần chú thích.
- HS chọn từ điền vào chỗ trống sau đó đọc lại cả câu xem đã phù hợp chưa.
- 1 HS lên chữa bài tập trên bảng " cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS đọc mục SGK ¨. Kết hợp với bài tập trước trả lời được 2 ý :
+ Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
+ Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan.
* Kết luận : Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút . 
Hoạt động 2
NHỮNG ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY
Mục tiêu : Biết được các điều kiện như : Đất, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sự hút muối khoáng.
- GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây : đất trồng, thời tiết, khí hậu ...
a) Các loại đất trồng khác nhau :
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK " trả lời câu hỏi : Đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào ? Ví dụ cụ thể ?
- Em hay cho biết địa phương em (Hà Nội, Thanh Hóa ...) có đất trồng thuộc loại nào ?
b) Thời tiết khí hậu : 
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Trả lời câu hỏi thời tiết, khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây ? (khi nhiệt độ xuống dưới 00 C nước đóng băng, muối khoáng không hòa tan, rễ cây không hút được.
- Cho HS đọc và trả lời câu hỏi mục s.
- Dùng tranh câm hình 11.2 SGK/37 để HS điền mũi tên và chú thích hình. (Nếu đúng GV cho điểm) 
- HS đọc mục ¨ SGK/38, trả lời câu hỏi của GV có 3 loại đất :
+ Đất đá ong : nước và muối khoáng trong đất ít " Sự hút của rễ khó khăn.
+ Đất phù sa : nước và muối khoáng nhiều " sự hút của rễ thuận lợi.
+ Đất đỏ bazan.
- HS đọc thông tin ¨ SGK/38, trao đổi nhanh trong nhóm về ảnh hưởng của băng giá, khi ngập úng lâu ngày sự hút nước và muối khoáng bị ngừng hay mất.
- 1 " 2 HS trả lời " HS khác nhận xét bổ sung.
- HS đưa ra các ĐK ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng cũng là kết luận của mục này.
* Kết luận : Đất trồng, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
* Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK.
IV/ Kiểm tra đánh giá :
HS trả lời câu hỏi 1 SGK/39
Trả lời một số câu hỏi thực tế :
+ Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc ?
+ Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tới nhiều nước cho cây ?
+ Cày, cuốc, xới đất có lợi gì ?
Trò chơi giải ô chữ :
N
H
Ấ
T
N
Ư
Ớ
C
N
H
Ì
P
H
Â
N
T
A
M
C
Ầ
N
T
Ứ
G
I
Ố
N
G
V/ Dặn dò :
Trả lời câu hỏi 2, 3 SGK/39.
Đọc mục : “Em có biết”.
Chuẩn bị mẫu theo nhóm : Củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, vạn niên thanh, cây tầm gửi (nếu có), dây tơ hồng; tranh các loại cây : bụt mọc, cây mắm, cây đước (có nhiều rễ trên mặt đất).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần bổ sung (rút kinh nghiệm) : 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Ngày soạn :	..../..../..........
	Tuần	:
TIẾT 12 : BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức : 
Phân biệt 4 loại rễ biến dạng : rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
Có khả năng nhận dạng một số loại rẽ biến dạng đơn giản thường gặp.
Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
2/ Kỹ năng :
Rèn kỹ năng Q/S so sánh, phân tích mẫu, tranh.
3/ Thái độ :
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II/ Phương tiện dạy học :
1/ Giáo viên : 
Kẻ sẳn bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng SGK/40
Tranh, mẫu một số loại rễ đặc biệt
2/ Học sinh : 
Mỗi nhóm chuẩn bị : Củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, tranh cây bần, cây bụt mọc ...và kẻ bảng trang 40 vòa vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA RỄ BIẾN DẠNG
Mục tiêu : Thấy được các hình thái của rễ biến dạng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Đặt mẫu lên bàn Q/S " phân chia rễ thành nhóm.
GV : Có thể xem rễ đó ở dưới đất hay trên cây.
- GV : Môi trường sống của cây bần, mắm, cây bụt mọc : là ở nơi ngập mặn, hay gần ao, hồ ...
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm "HS sẽ tự sửa ở mục sau.
- HS trong nhóm đặt tất cả mẫu và tranh lên bàn " cùng Q/S.
- Dựa vào hình thái màu sắc và cách mọc để phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ.
- HS có thể chia : Rễ dưới mặt đất, rễ mọc trên thân cây hay rễ bám vào tường, rễ mọc ngược lên mặt đất
- Một số nhóm HS trình bày kết quả phân loại của nhóm mình.
Hoạt động 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RỄ BIẾN DẠNG
Mục tiêu : Thấy được các dạng chức năng của rễ biến dạng.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- GV treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi (nếu có). 
- Tiếp tục cho HS làm nhanh bài tập SGK/41.
- GV đặt một số câu hỏi củng cố bài :
+ Có mấy loại rễ biến dạng ?
+ Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì ?
- Cho HS tự kiểm tra nhau, một HS hỏi một HS trả lời :
+ HS 1 hỏi : đặc điểm của rễ củ có chức năng gì ?
+ HS 2 trả lời : chưa chất dự trữ...
Thay nhau nhiều cặp trả lời nếu trả lời đúng nhiều thì có thể ghi điểm.
- Hoàn thành bảng trang 40 ở vở bài tập.
- HS so sánh với phần nội dung ở mục I để sửa những chỗ chưa đúng về các loại rễ, tên cây...
- 1 "2 HS đọc kết quả của mình " HS khác bổ sung. 
- 1 HS luôn phần trả lời " HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : Nội dung bảng SGK/40
* Kết luận chung : HS đọc kết luận cuối bài SGK/54.
STT
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
Chức năng đối với cây.
1
Rễ củ
cải củ, cà rốt.. 
Rễ phình to
Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
2
Rễ móc
trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh...
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám
Giúp cây leo lên
3
Rễ thở
bụt mọc, mắm, bần...
Sống trong ĐK thiếu không khí.
Rễ mọc ngượclên trên mặt đất.
Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất.
4
Giác mút
tơ hồng, tằm gửi
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ.
VI/ Kiểm tra đánh giá :
HS đọc kết luận, trả lời câu hỏi cuối bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà.
V/ Dặn dò : 
Làm bài tập cuối bài
Sưu tầm cho bài học sau lấy một số loại cành của cây :Râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn :	..../..../..........
	Tuần	:
TIẾT 13 : CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức : 
Biết các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Phân biệt được 2 loại chồi nách : chồi lá và chồi hoa.
Nhận biết, phân biệt các loại thân : thân đứng, thân leo, thân bò.
2/ Kỹ năng :
Rèn kỹ năng Q/S tranh mẫu, so sánh.
3/ Thái độ :
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II/ Phương tiện dạy học :
1/ Giáo viên : 
Tranh phóng to hình 13.1, 13.2, 13.3 SGK/43 và 44
Ngọn bí đỏ, ngồng cải.
Bảng phân loại thân cây.
2/ Học sinh : 
Cành cây : Hoa hồng, râm bụt, rau đay, tranh 1 số loại cây, rau má, cây cỏ, lúp cầm tay..
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1
CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
Mục tiêu : Xác định được thân gồm : chồi ngọn và chồi nách.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách.
- GV yêu cầu : 
+ HS đặt mẫu trên bàn.
+ Hoạt động cá nhân.
+ Q/S thân cành từ trên xuống trả lời câu hỏi SGK.
- Kiểm tra bằng cách gọi HS trình bày trước lớp.
- GV gợi ý : đặt 1 cành gần 1 cây nhỏ để tìm đặc điể

File đính kèm:

  • docga sinh 6_1.doc
Giáo án liên quan