Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ

Câu 1. (2,0 điểm)

Cho đoạn trích sau:

“ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố

công như người thợ bạc Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây

lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây

lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống

lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét:

Yêu nhớ tặng Thu con của ba ”

(SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Năm viết tác phẩm?

b) Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

c) Đoạn trích kể về nhân vật nào? Cho biết tình cảm của nhân vật được

bộc lộ trong đoạn trích.

pdf3 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
HUYỆN TỨ KỲ 
ĐỀ THI THỬ 
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
Năm học 2016-2017 
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Đề này gồm 03 câu, 01 trang) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Cho đoạn trích sau: 
“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố 
công như người thợ bạc Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây 
lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây 
lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống 
lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: 
Yêu nhớ tặng Thu con của ba” 
(SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD) 
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Năm viết tác phẩm? 
b) Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? 
c) Đoạn trích kể về nhân vật nào? Cho biết tình cảm của nhân vật được 
bộc lộ trong đoạn trích. 
Câu 2. (3,0 điểm) 
Bàn về đức tính khiêm nhường. 
Câu 3. (5,0 điểm) 
Vẻ đẹp của “người đồng mình” và lời nhắn con trong đoạn thơ sau: 
 Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn 
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc 
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục 
Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường 
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con. 
 (Y Phương, Nói với con) 
-------- Hết -------- 
V-DH01-HKII9-1617 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
HUYỆN TỨ KỲ 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
Năm học 2016-2017 
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) 
Câu Đáp án Điểm 
Câu 1 
(2,0đ) 
a) - Tác phẩm: Chiếc lược ngà 
 - Tác giả: Nguyễn Quang Sáng 
 - Năm viết truyện: 1966 
b) - Phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích: So sánh, điệp ngữ 
c) 
 - Nhân vật được kể trong đoạn trích: ông Sáu 
 - Tình cảm của nhân vật được bộc lộ trong đoạn trích: Tình yêu 
con sâu nặng, thắm thiết, chân thành, cảm độngcủa ông Sáu đối 
với bé Thu. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
0,25 
0,5 
Câu 2 
(3,0đ) 
1. Yêu cầu về hình thức 
- HS viết bài văn nghị luận theo đúng yêu cầu, lập luận chặt chẽ, lí 
lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, không mắc lỗi về diễn đạt và 
chính tả 
2. Yêu cầu về nội dung 
a) Mở bài 
- Dẫn dắt, nêu được vấn đề bàn luận. 
b) Thân bài 
- Giải thích: 
 + Khiêm nhường là khiêm tốn và nhường nhịn là không tự đề cao 
mình, đánh giá đúng mức về bản thân.... 
 + Biểu hiện: Sống hòa nhã, biết nhường nhịn, tôn trọng người 
khác, biết lắng nghe, không tranh giành sự hơn kém với người 
khác Trái với khiêm nhường là tự cao tự đại, kiêu ngạo 
- Phân tích, chứng minh: 
 + Khiêm nhường là lối sống đẹp, lối sống có văn hóa, thước đó để 
đánh giá phẩm chất, nhân cách làm người. 
 + Sống khiêm nhường sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng góp 
phần xây dựng xã hội văn minh.... 
 + Khiêm nhường giúp ta hoàn thiện nhân cách, hình thành phẩm 
chất đạo đức tốt đẹp như biết kính trên nhường dưới, cư xử lễ độ, 
biết nhường nhịn, biết học hỏi những điều tốt của người khác, biết 
khắc phục những hạn chế của mình, sống không kiêu căng, tự cao 
tự đại 
 + Chứng minh (HS lấy dẫn chứng để chứng minh) 
 - Bàn bạc, mở rộng: 
 + Phê phán những ai sống tự cao tự đại, coi thường người khác. 
Trước thành công đã huênh hoang, kiêu ngạo 
0,25 
0,5 
1,0 
0,25 
0,25 
V-DH01-HKII9-1617 
 - Bài học, liên hệ: 
 + Sống phải biết tôn trọng người khác, luôn có ý thức học hỏi 
những cái hay, cái tốt từ người khác. 
 + Sống khiêm nhường, hòa nhã, không kiêu ngạo, tự cao tự đại. 
c) Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ 
* Lưu ý: GV cần dựa vào nội dung tổng thể của bài văn để cho 
điểm. 
0,5 
0,25 
Câu 3 
(5,0đ) 
1. Yêu cầu về hình thức 
- Kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ cần có bố cục rõ ràng, luận 
điểm đúng đắn, diễn đạt lưu loát, văn phong trôi chảy, không mắc 
lỗi chính tả, dùng từ... 
2. Yêu cầu về nội dung 
a) Mở bài 
 - Giới thiệu tác giả, tên bài thơ (vị trí đoạn thơ). 
 - Khái quát giá trị của đoạn thơ. 
b) Thân bài 
* Khái quát lời của cha nói với con về tình cảm cội nguồn mà con 
lớn lên. 
* Vẻ đẹp của “người đồng mình” và lời nhắn con: 
 - “Người đồng mình” đẹp ở lối sống giàu ý chí, bản lĩnh vững 
vàng sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ (Phân tích 3 câu đầu). 
Cha dặn con khó khăn là tất yếu nên con biết chấp nhận, có niềm 
tin để hướng tới. 
 - “Người đồng mình” tuy sống vất vả, cực nhọc nhưng mạnh mẽ, 
khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương (Phân tích 6 câu tiếp). 
Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ 
với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng 
ý chí, niềm tin của mình 
 - “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ 
sống không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và luôn có mong ước 
xây dựng quê hương, giữ gìn phong tục truyền thống tốt đẹp (Phân 
tích 4 câu thơ). 
 - Từ đó, cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê 
hương, tự tin vững bước trên đường đời (Phân tích 4 câu cuối). 
 - Nghệ thuật của đoạn thơ: Sử dụng hình ảnh thơ cụ thể, mộc 
mạc; nghệ thuật điệp ngữ, so sánh, liệt kêđặc sắc; lời nhắn tha 
thiết, nhẹ nhàng 
 - Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 
một dân tộc miền núi 
c) Kết bài 
 - Khái quát giá trị của đoạn thơ 
 - Cảm xúc, suy nghĩ của người viết. 
* Lưu ý: GV cần căn cứ vào tổng thể bài làm của HS để cho điểm; 
khuyến khích bài viết có năng lực cảm thụ tốt, viết giàu cảm xúc... 
0,5 
0,25 
0,5 
1,0 
0,5 
0,5 
1,0 
0,25 
0,5 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.pdf
Giáo án liên quan