Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

 Câu 1 (0,25 điểm). Từ in đậm, gạch chân trong câu: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng” là:

 A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ

 Câu 2 (0,25 điểm). Điền từ còn thiếu vào phần (.) để hoàn thành khái niệm.

.là thành phần câu đứng trước .để nêu đề tài được nói đến trong câu.

 Câu 3 (0,25 điểm). Từ gạch chân trong hai câu thơ sau là thành phần gì ?

 “ Sương chùng chình qua ngõ

 Hình như thu đã về.

 A. Cảm thán B. Tình thái C. Phụ chú D. Gọi đáp.

Câu 4 (0,25 điểm: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?

 A. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.

B. Lão làm lão khổ chứ ai làm khổ lão.

C. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nh¬ưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.

D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình nh¬ư vậy

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 
PHẦN TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2018-2019
Thời gian làm bài: 45 phút
Tên Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
 Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1 
Khởi ngữ, thành phần biệt lập, nghĩa tường minh, hàm ý 
Điền từ còn thiếu, lựa chọn đáp án đúng, nối khái niệm với nội dung tương ứng 
Nêu đúng khái niệm, xác định thành phần gọi đáp và viết lại câu văn có khởi ngữ 
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về khổ đầu bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và một trong các thành phần biệt lập đã học (chỉ rõ khởi ngữ và thành phần biệt lập mà em đã sử dụng).
Số câu
Điểm
Tỉ lệ
4
1,75
17,5%
1
3
30%
1
5
50%
6
9,75
5%
Chủ đề 2
Từ loại 
Lựa chọn đùng từ loại của từ gạch chân 
 Số câu
Điểm
Tỉ lệ
1
0.25
2,5%
T Số câu:
T Số điểm:
Tỉ lệ: %
5
2
20%
1
3
30%
1
5
50% 
7
10
100%
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 – TIẾNG VIỆT (HKII)
NĂM HỌC 2018-2019
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 2 phần 7 câu, 1 trang)
Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
 Câu 1 (0,25 điểm). Từ in đậm, gạch chân trong câu: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng” là:
 	A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
 Câu 2 (0,25 điểm). Điền từ còn thiếu vào phần (......) để hoàn thành khái niệm.
..........................là thành phần câu đứng trước ..để nêu đề tài được nói đến trong câu.
	 Câu 3 (0,25 điểm). Từ gạch chân trong hai câu thơ sau là thành phần gì ? 
 “ Sương chùng chình qua ngõ 
 	 Hình như thu đã về.
 	 A. Cảm thán B. Tình thái C. Phụ chú D. Gọi đáp.
Câu 4 (0,25 điểm: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?
 A. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
B. Lão làm lão khổ chứ ai làm khổ lão.
C. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
 Câu 5 (1,0 điểm). Nối khái niệm ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B.
Cột A
Cột B
Đáp án
1.Thành phần tình thái
a. được dùng bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)
1 - 
2. Thành phần cảm thán
b. được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
2 - 
3. Thành phần phụ chú
c. là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
3 - 
4. Nghĩa tường minh
d. được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thường được đặt giữa dấu hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
4 - 
e. Được dùng để thể hiện trạng thái của người nói
II. Phần tự luận: (8,0 điểm)
 Câu 1: (3,0 điểm) 
Thành phần gọi đáp là gì?
Xác định và gọi tên thành phần gọi đáp trong các ví dụ sau:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (Ca dao)
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
 (Làng – Kim Lân)
 c) Chuyển câu sau đây thành câu có khởi ngữ.
 - Anh Sáu vẫn cứ ngồi im, giả vờ như không nghe thấy.
 Câu 2 : (5,0 điểm) 
 	Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về khổ đầu bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và một trong các thành phần biệt lập đã học (chỉ rõ khởi ngữ và thành phần biệt lập mà em đã sử dụng).
 --------------HẾT--------------
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 
PHẦN TIẾNG VIỆT (HKII)
NĂM HỌC 2018-2019
 ( Hướng dẫn gồm 02 phần, 07 câu, 02 trang)
 A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
I. Phần trắc nghiệm 2,0 điểm).
* Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các phương án sau:
Câu
1
2
3
4
5
Phương án
A
Khởi ngữ, chủ ngữ
B
C
1 - b
2 - a
3 - d
4 - c
Biểu điểm
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
*Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào việc lựa chọn các phương án của HS để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm từ 0,25 đến 1,0 điểm cho từng câu trong bài làm bài của học sinh.
*Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
II. Phần tự luận (8,0 điểm).
Câu 1 (3,0 điểm). 
a. Mức tối đa: 
* Về phương diện nội dung: (2,75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Đáp án
Điểm
a
(0.5 điểm)
 - Nêu đúng khái niệm: Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
0.5 điểm
b
(1,0 đ)
- Xác định đúng thành phần gọi đáp:
+ Bầu ơi 
+ Này 
0.5 đ
0.5 đ
c
HS chuyển:
- Còn anh Sáu, anh vẫn cứ ngồi im, giả vờ như không nghe thấy.
 0,75đ
* Về phương diện hình thức (0,25 điểm).
Chữ viết và trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bày
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ các yêu cầu về hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2 (5,0 điểm).
a. Mức tối đa: 
* Về phương diện nội dung (4,0 điểm) 
	 - HS viết được một đoạn văn theo phương thức nghị luận, trình bày suy nghĩ về khổ đầu bài thơ “Sang thu” – Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và một trong các thành phần biệt lập đã học (chỉ rõ khởi ngữ và thành phần biệt lập mà em đã sử dụng).
- Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Phần
Đáp án
Điểm
Mở đoạn
(0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
0,5 điểm
Thân đoạn
(3,0 điểm)
Trình cảm nhận tinh tế của nhà thơ: 
- Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang qua hương ổi- thứ hương thơm quen thuộc giản dị ở làng quê.
- Sau hương ổi là gió se se lạnh đặc trưng của mùa thu và làn sương mỏng tang giăng mắc khắp nơi.
- Khổ thơ khắc họa tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bâng khuâng xao xuyến của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa thu.
3,0 điểm
Kết đoạn
(0,5 điểm)
Khổ thơ giúp chúng ta hiểu tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.
0,5 điểm
	* Lưu ý: Trong phần nội dung (4,0 điểm)
- Viết đoạn văn đúng nội dung, đảm bảo yêu cầu (2,0 điểm)
- Có sử dụng hai kiến thức tiếng việt theo yêu cầu (2,0 điểm).
	* Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
	- Viết được đoạn văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, các lỗi diễn đạt thông thường
	b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức nêu trên.
	c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
..................................Hết.......................................

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2018_2019_truong.docx