Đề Thi Kiểm Định Chất Lượng THCS Môn Thi Sinh Học 8

Câu 1:

a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu?

b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

Câu 2:

a.Vẽ sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.

b. Trình bày khái niệm đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Kiểm Định Chất Lượng THCS Môn Thi Sinh Học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THCS NĂM HỌC 2010-2011
MÔN THI: SINH HỌC 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao và nhận đề thi)
§Ò ra:
Câu 1: 
a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu?
b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?
Câu 2: 
a.Vẽ sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
b. Trình bày khái niệm đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. 
Câu 3: 
a. Hooc môn có những tính chất cơ bản nào? Vai trò của Hooc môn trong cơ thể?
b. Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế điều hoà lượng đường trong máu của các hoócmôn tuyến tuỵ?
Câu 4:
a. Hãy trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng?
b. Tại sao tim co bóp để tống máu vào trong mạch một cách gián đoạn nhưng máu lại chảy trong mạch thành một dòng liên tục?
Câu 5: Một nữ sinh lớp 8 trong một ngày có nhu cầu về năng lượng là 2234 kcal. Biết tỉ lệ thành phần từng loại thức ăn là: Gluxit = 5 Prôtêin = 20 Lipít.
a. Hãy tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng.
b. Tính thể tích khí Ôxi cần dùng để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên
 PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THCS NĂM HỌC 2010-2011
MÔN THI: SINH HỌC 8
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1: (3,0đ)
A
(2,5đ)
Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O
0,5đ
Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể b
0,5đ
Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể a
0,5đ
Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có cả a lẫn b
0,5đ
Nhóm máu O: Hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B, huyết tương có cả a lẫn b
- Trong đó a là kháng thể tương ứng của kháng nguyên A, b là kháng thể tương ứng của kháng nguyên B
0,5đ
B
(0,5)
- Nguyên tắc khi truyền máu là “không cho kháng nguyên kháng thể tương ứng gặp nhau”. 
- Ta có sơ đồ nguyên tắc truyền máu như sau:
 A
 A
 O O AB AB
 B
 B 
0,25đ
Theo sơ đồ nguyên tắc truyền máu và bài ra rõ ràng người bệnh có nhóm máu B vì nhóm máu này khi truyền sẽ làm ngưng kết người có nhóm máu O (người chồng) nhưng không làm ngưng kết nhóm máu B (người vợ). 
0,25đ
Câu 2:(2.0đ)
A
Sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
Chất dinh 
dưỡng đã 
hấp thụ Ô xi
 Khí CO2
 Chất thải
TẾ BÀO
Chuyển hoá vật chất và năng lượng
 Đồng hoá Dị hoá
* Tổng hợp chất * Phân giải chất
* Tích luỹ năng lượng * GP năng lượng 
0,5đ
B
Khái niệm đồng hoá, dị hoá.
* Đồng hoá là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào nên những chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng trong các liên kết hoá học.
* Dị hoá là quá trình phân giải các chất được tích luỹ trong quá trình đồng hoá thành các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hoá học để giải phóng năng lượng.
0,75đ
Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.
- Đồng hoá và dị hoá là hai mặt của một quá trình tuy mâu thuẫn và đối lập lẫn nhau nhưng gắn bó chặt chẽ và tiến hành song song.
+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho quá trình dị hoá.
+ Dị hoá cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hoá.
0,75đ
Câu 3: (1,5đ)
A
- Tính chất của Hooc môn:
+ Tính đặc hiệu.
+ Có hoạt tính sinh học cao. 
+ Không đặc trưng cho loài.
0,25đ
- Vai trò của Hooc môn:
+ Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
0,25đ
B
S¬ ®å c¬ chÕ ®iÒu hoµ l­îng ®­êng trong m¸u cña c¸c Hoãc m«n tuyÕn tuþ.
§¶o tuþ
 TÕ bµo a TÕ bµob
 L­îng ®­êng gi¶m L­îng ®­êng t¨ng
 Å Å
 (-) (-) (-)
 Glucag«n Insulin
 Glic«gen Gluc«z¬ Glic«gen
 L­îng ®­êng t¨ng L­îng ®­êng gi¶m
0,5
Giải thích: 
- Tỉ lệ lượng đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào b tiết Insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ làm cho đường huyết giảm xuống mức bình thường. 
0,25đ
- Tỉ lệ đường huyết giảm sẽ kích thích tế bào a tiết ra glucagôn biến glicôgen thành glucôzơ để nâng đường huyết trở lại bình thường.
- Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuỵ mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
0,25đ
Câu 4:(2,0đ)
A
- Cấu tạo tim phù hợp với chức năng co bóp tống máu đi, nhận máu về.
+ Tim là một khối cơ rỗng cấu tạo từ mô cơ tim.
0,5đ
+ Tim gồm 4 ngăn, hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới. Tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau nhờ các van tim (van tim chỉ cho máu di chuyển một chiều). Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ.
0,5đ
+ Tâm thất thông với động mạch, tâm nhĩ thông với tĩnh mạch.
+ Trong khoang tim có hạch thần kinh tự động.
0,25đ
B
- Tim co bóp đẩy máu gián đoạn nhưng máu chảy thành dòng trong mạch là do.
+ Thành mạch có tính đàn hồi khi tim co ® Lượng máu tống vào động mạch® dãn thành mạch.
+ Khi tim dãn, thành động mạch co lại một cách thụ động làm máu vận chuyển tiếp.
+ Có van đóng mở một chiều.
0,75đ
Câu 5: (1,5đ)
A
Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng. 
Theo bài ra Gluxit = 5 Prôtêin = 20 Lipit Þ Pr = ; Li = Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn thì khi ô xi hoá hoàn toàn:
+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít Ôxi và giải phóng 4,3 kcal 
+ 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít Ôxi và giải phóng 4,1 kcal 
+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít Ôxi và giải phóng 9,3 kcal
0,5đ
Ta có phương trình:
 G.4,3 + Pr.4,1 + Li.9,3 = 2234 kcal
Û 
Û G.( 4,3 + ) = 2234 kcal 
Û G. 5,585 = 2234 kcal 
Û G = 
Suy ra: Khối lượng Gluxit là 400 gam
 Khối lượng Prôtêin là 400 : 5 = 80 gam
 Khối lượng Lipít là 400 : 20 = 20 gam
0,5đ
B
Thể tích khí Ôxi cần dùng để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên.
 Theo câu a ta cóthể tích khí ôxi cần dùng là:
 G.0,83 + Pr.0,97 + Li.2,03 = 400.0,83 + 80.0,97 + 20.2,03 = 450,2 lít 
 Vậy cần dùng 450,2 lít khí Ôxi để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên.
0,5đ
`	 	PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN

File đính kèm:

  • docDeDap an thi HSG Sinh 820102011.doc
Giáo án liên quan