Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Cả năm học

BÀI 3

 TẾ BÀO

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức

 - HS trình bày được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào.

 - Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.

 - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức.

 - Rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ

 - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.

II.CHUẨN BỊ

 - Tranh phóng to hình 3.1; 4.1; 4.4 SGK

 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 3.1; 3.2

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1.Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Kể tên các hệ cơ quan và chức năng của mỗi hệ cơ quan trong cơ thể?

 - Tại sao nói cơ thể là một khối thống nhất? Sự thống nhất của cơ thể do đâu? cho 1 VD chứng minh?

 3. Hoạt động dạy-học

 VB: Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ tế bào.

 - GV treo H 4.1 đến 4.4 phóng to, giới thiệu các loại tế bào cơ thể.

 ? Nhận xét về hình dạng, kích thước, chức năng của các loại tế bào?

 - GV: Tế bào khác nhau ở các bộ phận nhưng đều có đặc điểm giống nhau.

 

Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào

Mục tiêu: HS nắm được các thành phần chính của tế bào: màng, chất nguyên sinh, nhân.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS quan sát H 3.1 và cho biết cấu tạo một tế bào điển hình.

- Treo tranh H 3.1 phóng to để HS gắn chú thích.

 - Quan sát kĩ H 3.1 và ghi nhơ kiến thức.

 

 

- 1 HS gắn chú thích. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Kết luận:

Cấu tạo tế bào gồm 3 phần:

 + Màng

 + Tế bào chất gồm nhiều bào quan

 + Nhân

Hoạt động 2 Chức năng của các bộ phận trong tế bào

Mục tiêu: HS nắm được chức năng quan trọng của các bộ phận trong tế bào. Thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng và sự thống nhất giữa các thành phần của tế bào.

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu bảng 3.1 để ghi nhớ chức năng các bào quan trong tế bào.

- Màng sinh chất có vai trò gì? Tại sao?

- Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?

- Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?

- Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?

- Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng, chất tế bào và nhân? - Cá nhân nghiên cứu bảng 3.1 và ghi nhớ kiến thức.

 

 

 

- Dựa vào bảng 3 để trả lời.

 

Kết luận:

 Bảng 3.1

Hoạt động 3: Thành phần hoá học của tế bào

Mục tiêu: HS nắm được 2 thành phần hoá học chính của tế bào là chất hữu cơ và vô cơ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi:

- Cho biết thành phần hoá học chính của tế bào?

 - HS dựa vào SGK để trả lời.

 

 

Kết luận:

 - Tế bào là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ

 a. Chất hữu cơ:

+ Prôtêin: C, H, O, S, N.

+ Gluxit: C, H, O (tỉ lệ 1C:2H: 1O)

+ Lipit: C, H, O (tỉ lệ O thay đổi tuỳ loại)

+ Axit nuclêic: ADN, ARN.

 b. Chất vô cơ: Muối khoáng chứa Ca, Na, K, Fe . và nước.

 

Hoạt động 4: Hoạt động sống của tế bào

 Mục tiêu:

 - HS nêu được các đặc điểm sống của tế bào đó là trao đổi chất, lớn lên, sinh sản,.

 - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ H 3.2 SGK để trả lời câu hỏi:

- Hằng ngày cơ thể và môi trường có mối quan hệ với nhau như thế nào?

 

 

 

- Kể tên các hoạt động sống diễn ra trong tế bào.

- Hoạt động sống của tế bào có liên quan gì đến hoạt động sống của cơ thể?

- Qua H 3.2 hãy cho biết chức năng của tế bào là gì? - Nghiên cứu kĩ H 3.2, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.

+ Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxi, chất hữu cơ, nước, muối khoáng cung cấp cho tế bào trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và thải cacbonic, chất bài tiết.

 

+ HS rút ra kết luận.

 

 

 

 

- 1 HS đọc kết luận SGK.

 

doc226 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Cả năm học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 ml hồ tinh bột loãng, lần lượt thêm vào các ống :
- ống 1: Thêm 5 ml nước cất
- ống 2: Thêm 5 ml nước bọt loãng
- ống 3: Thêm 5 ml nước bọt loãng và vài giọt HCl
- ống 4: Thêm 5 ml nước bọt đun sôi
 Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm 37oC trong thời gian từ 15- 30 phút.
a. Hồ tinh bột trong các ống nghiệm có biến đổi không ? Tại sao?
b. Từ đó hãy xác định nhiệt độ và môi trường thích hợp cho sự hoạt động của enzim nước bọt?
III. Đáp án – biểu điểm
A. Trắc nghiệm
Câu 1: c (1 đ)	Câu 2: a (1 đ)	Câu 3: b (1 đ)	Câu 4: e (1 đ)
B. Tự luận
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là: 
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tưng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. (1 đ)
- Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hoá. (1 đ)
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. ( 1 đ)
Câu 2: 
a. Chỉ có ống (2) hồ tinh bột bị biến đổi vì ống (2) có enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ (0,5 đ)
- ở ống 1: Nước cất không có enzim biến đổi nước bọt (0,5 đ)
- ở ống 3: Enzim nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi (0,5 đ)
- ở ống 4: Enzim nước bọt bị mất hoạt tính khi đun sôi nên tinh bột không bị biến đổi (0,5 đ).
b. ở nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzim nước bọt là 37oC ( nhiệt độ cơ thể người) (0,5 đ)
Ngày ... tháng ... năm ... ...
Ký duyệt
Tô Hoàng Sơn
- Môi trường thích hợp cho enzim nước bọt hoạt động là môi trường trung tính hoặc hơi kiềm ( tốt nhất là pH = 7,2) ( 0,5 đ).
Ngày soạn: .../.../......
Tuần 18 - Tiết 33:
BÀI 30: VỆ SINH TIÊU HÓA
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: + HS nắm được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó.
 +HS trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
Kỹ năng: +Rèn kỹ năng liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học
 +Hoạt động nhóm
Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và tiêu hoá có hiệu quả.
II- CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Tranh ảnh minh hoạ các vi sinh vật và giun sán kí sinh trong hệ tiêu hoá người
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của gan và ruột già trong quá trình tiêu hoá?
- Các chất trong thức ăn được tiêu hoá ở vị trí nào trong hệ tiêu hoá? Nêu đặc điểm của ruột non có ý nghĩa với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?
3- Hoạt động dạy –học
	VB: Từ nhỏ tới giờ, hoạt động tiêu hoá của các em đã từng bị rối loạn hay có những biểu hiện bất thường chưa?
Những tác nhân nào có thể gây hại cho hệ tiêu hoá của người? và làm thế nào để có được một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh? đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá
Mục tiêu: HS chỉ ra được các tác nhân gây hại và ảnh hưởng của nó tới các cơ quan trong hệ tiêu hoá.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Kể tên các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá?
- GV treo tranh ảnh các tác nhân vi sinh vật, giun sán minh hoạ.
- Các tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ quan nào? mức độ ảnh hưởng như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng.
- GV phân công mỗi nhóm (2 nhóm) hoàn thành 1 tác nhân sinh vật, 1 tác nhân chế độ ăn.
- Sau khi hoàn thành bảng: GV đặt câu hỏi: Ngoài những tác nhân trên, em còn biết tác nhân nào khác?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:
+ Tác nhân: vi sinh vật gây bệnh, giun sán, chất độc trong thức ăn, đồ uống, ăn không đúng cách.
- HS kẻ sẵn bảng 30.1 vào vở bài tập. Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày trên bảng.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời.
Kết luận: 
Bảng 30.1: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá
Tác nhân
Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Các sinh vật
Vi khuẩn
- Răng
- Dạ dày, ruột
- Các tuyến tiêu hoá
- Tạo ra môi trường axit làm hỏng men răng.
- Bị viêm loét.
- Bị viêm.
Giun, sán
- Ruột
- Các tuyến tiêu hoá
- Gây tắc ruột
- Gây tắc ống dẫn mật
Chế độ ăn uống
ăn uống không đúng cách
- Các cơ quan tiêu hoá
- Hoạt động tiêu hoá
- Hoạt động hấp thụ
- Có thể bị viêm.
- Kém hiệu quả.
- Kém hiệu quả.
ăn uống không đúng khẩu phần (không hợp lí)
- Các cơ quan tiêu hoá
- Hoạt động tiêu hoá
- Hoạt động hấp thụ
- Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ.
- Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả.
- Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
 khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá hiệu quả?
- Yêu cầu HS phân tích 
- Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
- GV treo tranh hướng dẫn vệ sinh răng miệng minh hoạ.
- Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
- Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp sự tiêu hoá đạt hiệu quả?
- Theo em, thế nào là ăn uống đúng cách?
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGKnêu các biện pháp và kết luận.
- HS trao đổi nhóm và nêu được:
+ Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, thuốc đánh răng có Ca và Flo, trải đúng cách như đã biết ở tiểu học.
+ ăn chín, uống sôi. Rau sống và trái cây rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn.
+ ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ đẽ thấm dịch tiêu hoá => tiêu hoá hiệu quả hơn.
+ ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng dịch tiêu hoá tốt hơn.
+ Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ dày, ruột tập trung => tiêu hoá có hiệu quả hơn.
Kết luận: 
- Các biện pháp :
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách.
+ ăn uống hợp vệ sinh.
+ ăn uống đúng cách.
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí.
4- Củng cố
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK.
5- Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc trước bài 31.
Tuần 18 - Tiết 34
CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức: +HS nắm được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở cấp độ 
 +Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
 Kỹ năng: +Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
 +Rèn kỹ năng quan sát và liên hệ thực tế
 +Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
 Thái độ: Giaso dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe
II- CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H 31.1; 31.2.
-Phiếu học tập
Hệ cơ quan
Vai trò trong sự trao đổi chất
-T iêu hóa
-Hô hấp
-Tuần hoàn
- Bài tiết
- Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng,thải các phần thừa qua hậu môn
-Lấy oxi và thải cácbonic
-Vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển cascbonic tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết
-Lọc từ máu chất thải => bài tiết qua nước tiểu
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá là gì? Mức độ ảnh hưởng?
- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại? 
- Câu 2 SGK.
3- Hoạt động dạy- học
	VB: Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất?
Hoạt động 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
Mục tiêu: HS hiểu được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc điểm cơ bản của cơ thể sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
- Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất?
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì?
- GV : Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. ở vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại.
- HS quan sát kĩ H 31.1, cùng với kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ , CO2 từ cơ thể ra môi trường.
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống.
Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể
Mục tiêu: HS hiểu được sự trao đổi chất của cơ thể thực ra là ở tế bào và nắm được sự trao đổi đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 31.2 và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần của môi trường trong cơ thể?
- Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào?
- Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
- Những sản phẩm đó của tế bào và nước mô vào máu được đưa tới đâu?
- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
+ Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào.
+ Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải.
+ Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài.
- HS nêu kết luận.
Kết luận: 
Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện: các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu, nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong và đưa tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài.
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất
 ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
Mục tiêu: HS phân biệt được trao đổi chất ở 2 cấp độ và mối quan hệ giữa chúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2
- Trao đổi chất ở 

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 8 HKI.doc