Đề tài Công tác xử lý tồn đọng thuế ở xã Bình Minh, Thị xã Tây Ninh

Thuế tồn tại qua các hình thức xã hội có Nhà nước. Nó là nguồn thu nhập chủ yếu, ổn định của ngân sách Nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân. Thuế không chỉ đơn thuần là công cụ để cho ngân sách mà còn sử dụng để điều chỉnh, can thiệp vào kinh tế, thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô, là công cụ bảo vệ nền kinh tế trong nước, cạnh tranh với nước ngoài và trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Thuế có vai trò vừa đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.

Cải cách thuế bước một thực hiện từ tháng 10 năm 1990 qua quá trình tổ chức thực hiện và cải cách từng bước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình góp phần rất lớn và có vai trò chủ yếu trong nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, cơ bản đảm bảo chi thường xuyên và bổ sung cho chi đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng vận hành, nhất là đối với lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh thì công tác quản lý thu thuế chưa bao quát hết và còn lơi lỏng, tình trạng thất thu thuế cũng như tồn đọng thuế ở các nước nói chung và tại Tây ninh nói riêng, diễn biến ngày càng phức tạp gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong điều hành thu và cũng là nỗi băn khoăn búc xúc trong việc đặt ra các biện pháp giải quyết, xử lý.

Chi cục thuế thị xã là đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện, được sự lãnh đạo song trùng của Cục thuế Tây Ninh và Uỷ ban nhân dân Thị xã. Đơn vị hiện có tổng cộng 57 cán bộ nhân viên thuộc quyền, nhiệm vụ chủ yếu nhà quản lý thu tất cả các loại thuế, thu phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn. Bao gồm: thu thuế ngoài quốc doanh, hộ cá thể, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thu tiền sử dụng đất, thu phí lệ phí, thu khác ngân sách

 

doc15 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác xử lý tồn đọng thuế ở xã Bình Minh, Thị xã Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:
- Truy thuế môn bài các năm 1997, 1999, 2000 là: 2.550.000đ.
- Truy thu thuế doanh thu - lợi tức năm 1996, 1997, 1998 là: 14.512.000đ.
- Truy thu thuế giá trị gia tăng - thu nhập doanh nghiệp năm 1999 và 5 tháng năm 2000 là: 19.663.852đ.
- Phạt vi phạm hành chính dây dưa nộp thuế là: 1.000.000đ.
Tổng cộng: số thuế, phạt cùa bà Dung phải nộp là: 37.725.852đ.
* Đối với cơ sở của bà Trần Thị Mỹ Lợi:
- Truy thu thuế môn bài các năm 1998, 1999, 2000 là: 2.550.000đ.
- Truy thu thuế doanh thu - lợi tức năm 1997, 1998 là: 8.503.000đ.
- Truy thu thuế giá trị gia tăng - thu nhập doanh nghiệp năm 1999 và 5 tháng năm 2000 là: 19.663.852đ.
- Phạt vi phạm hành chính về dây dưa nộp thuế là: 1.000.000đ.
Tổng cộng: Số thuế, phạt của bà Lợi phải nộp là: 31.716.852đ.
* Đối với cơ sở của bà Trần Thị Điệu:
- Truy thu thuế môn bài các năm 1996, 1997, 2000 là: 2.350.000đ.
- Truy thu thuế doanh thu - lợi tức năm 1997, 1998 là: 12.407.000đ.
- Truy thu thuế giá trị gia tăng - thu nhập doanh nghiệp năm 1999 và 5 tháng năm 2000 là: 19.663.852đ.
- Phạt vi phạm hành chính về dây dưa nộp thuế là: 1.000.000đ.
Tổng cộng: Số thuế, phạt của bà Điện phải nộp là: 35.420.852đ.
* Đối với cơ sở của ông Lê Anh Tuấn:
- Truy thu thuế môn bài các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 là: 4.050.000đ.
- Truy thu thuế doanh thu - lợi tức năm 1996, 1997, 1998 là: 9.809.000đ.
- Truy thu thuế giá trị gia tăng - thu nhập doanh nghiệp năm 1999 và 3 tháng năm 2000 là: 16.638.644đ.
- Phạt vi phạm hành chính về dây dưa nộp thuế là: 1.000.000đ.
Tổng cộng: Số thuế, phạt của bà Dung phải nộp là: 31.497.644đ.
Tổng cộng số tiền thuế truy thu, tiền phạt của 4 cơ sở có tên trên là: 136.361.200đ.
- Đối với cán bộ quản lý địa bàn xã Bình Minh: Chi cục thuế Thị xã tổ chức họp kiểm điểm và xử lý với hình thức kỷ luật như sau:
+ Đối với ông Vũ H - N: là đội trưởng đội thuế xã Bình Minh chịu hình thức khiển trách trước cơ quan.
+ Đới với ông Đoàn X - N: là cán bộ phụ trách thu các lò mì chịu hình thức cảnh cáo trước cơ quan.
Vì 02 ông H - N và X - N đã thiếu tinh thần trách nhiệm, không bám sát địa bàn và tham mưu kịp thời cho Ban lãnh đạo Chi cục thuế để tình trạng nợ đọng thuế nhiều, kéo dài nhiều năm. Riêng ông X-N là cán bộ trực tiếp phụ trách quản lý thu các cơ sở lò mì đã thu thuế môn bài “nhảy cóc” đối với trường hợp của bà Dung là không thu môn bài năm 1997 lại thu môn bài năm 1998 đến năm 1999, 2000 không thu và trường hợp của bà Điệu là bỏ không thu môn bài năm 1996, 1997 lại thu môn bài năm 1998, 1999 sau đó không thu môn bài năm 2000.
Sau khi tập hợp tình hình theo các nội dung đã xử lý trên, Chi cục thuế Thị xã lập báo cáo số: 21/BC-CCT/TX ngày 28/7/2000 báo cáo toàn bộ tình hình xử lý đối với 04 cơ sở có tên trên và đối với cán bộ nhân viên thuộc quyền về Cục thuế Tây Ninh, đồng thời tiến hành các biện pháp tiến hành thu sau kiểm tra xử lý, nộp đầy đủ tiền thuế, phạt vào NSNN.
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Từ sự việc xảy ra đã được mô tả cụ thể như trên, liên hệ với các điều khoản của các luật thuế cũng như các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về quản lý và hành thu của ngành thuế các cấp quy định nhận thấy; Thứ nhất, đối với cơ quan thuế nhất là ở Đội thuế xã Bình Minh đã lơi lỏng trong QLTT tại địa bàn, không theo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) để đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng hạn định làm thuế tồn đọng nhiều, kéo dài nhiều năm gây thất thu cho ngân sách; Thứ hai, đối với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc quản lý, cấp phép kinh doanh còn chậm trễ trong giải quyết cho các cơ sở lò mì được cấp phép kinh doanh để gây tâm lý bất ổn đối với các đối tượng kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, từ đó chưa chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế; Thứ ba, đối với 04 cơ sở kinh doanh lò mì có tên trên, thì đều ý thức chấp hành nghĩa vụ kê khai nộp thuế không cao, còn có tư tưởng viện dẫn ký do: “chưa được cấp phép kinh doanh thì không chấp hành nộp thuế” thì cơ quan thuế có đến nhắc nhở làm việc nhiều lần nhưng vẫn cố tình dây dưa không nộp thuế và đặc biệt là có cơ sở đã cố tình chống đối, thách thức đối với cơ quan thuế.
Từ những nhận định trên, vấn đề then chốt là phải xác định mục tiêu để giải quyết tình trạng cố tình không chấp hành Luật thuế về dây dưa nộp chậm tiền thuế, gây thất thu cho ngân sách. Đó là:
- Phải tăng cường công tác quản lý thu thuế ở địa bàn cơ sở, kịp thời phát hiện những biểu hiện nộp chậm tiền thuế ngay từ đầu để đề ra những biện pháp xử lý tức thời nhằm vừa tránh thất thu cho NSNN , vừa nắm bắt được tình tiết,, nguyên nhân của sự việc mà có giải pháp kịp thời, không để kéo dài chồng chất nợ đọng thuế ở cơ sở.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thuế ở địa bàn, đặc biệt là vai trò, chức năng của Đội trưởng đội thuế phường (xã) trong điều hành công tác quản lý, thu nộp tiền thuế ở địa bàn quản lý, không ngừng phát huy hết chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhằm đạt được yêu cầu là vừa quản lý thu chặt chẽ khai thác đúng mức nguồn thu cho NSNN vừa làm tròn vai trò tham mưu cho HĐTV ở phường (xã) cũng như đối với BLĐ chi cục thuế.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
* Về nguyên nhân:
 Qua diễn biến của nội dung sự việc, đi sâu phân tích vào từng phần tiến hành và từng thời điểm của sự việc xảy ra, có thể nêu ra những nguyên nhân dẫn đến sự việc tập trung chủ yếu các điểm sau:
- Trước hết, phải nghiêm túc nhìn nhận công tác quản lý, giám sát địa bàn của đội thuế xã Bình Minh còn lơi lỏng, không bám sát địa bàn nếu không muốn nói là yếu kém trong nhiệm vụ QLTT dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng kéo dài chồng chất nhiều năm.
- Hai là, vai trò của HĐTV ở xã Bình Minh cũng như sự quan tâm của UBND xã chưa đúng mức, chưa nhận thấy ý nghĩa, lợi ích xã hội của công tác thu nộp thuế trên địa bàn mình quản lý, mà xem việc thống nhất thu thuế là trách nhiệm của ngành thuế, trong khi đó, chính việc chi ngân sách để điều hành bộ máy chính quyền địa phương, xây dựng cơ bản, phát triển Kinh tế xã hội ở xã là hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng huy động, động viên qua công tác thu nộp thuế. Ở đây, muốn nói có một bộ phận thừa hành ở xã còn mang tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chi trợ cấp của ngân sách cấp trên mà không phát huy tính tự lập, tự cường trong lĩnh vực thu nộp ngân sách.
- Ba là, công tác kiểm tra của Tổ kiểm tra Chi cục thuế Thị xã chưa thật sự mạnh dạn, tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi cục chưa kịp thời về tình hình nợ đọng thuế cũng như chưa chủ động đề ra các giải pháp hữu hiệu để kịp thời xử lý tình trạng tồn đọng thuế ngay từ đầu.
- Bốn là, Ban lãnh đạo Chi cục thuế Thị xã chưa có kế hoạch tham mưu với cấp uỷ và Uỷ ban nhân dân Thị xã thành lập Đội cưỡng chế thi hành các biện pháp chế tài đối với các trường hợp kinh doanh trốn thuế cố tình dây dưa nộp chậm tiền thuế cũng như sự kết hợp với các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương chưa cao nên dẫn đến việc xử lý các tồn tại về thuế chưa thực sự mạnh mẽ.
- Năm là, các cơ quan có chức năng xét duyệt, đăng ký cấp phép kinh doanh trong thực hiện giải quyết cấp giấy phép cho các cơ sở còn chậm trễ, không dứt khoát làm ảnh hưởng không ít cho tâm lý người kinh doanh, đối tượng nộp thuế.
* Về hậu quả:
- Trước mắt, nếu không xử lý được những tồn đọng thuế ở các đối tượng kinh doanh lò mì trên thì sẽ gây thất thu cho NSNN hơn 130 triệu đồng bằng tổng số thu các loại thuế trong 01 năm của xã Bình Minh, một xã hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc dạng thấp nhất của Thị xã Tây Ninh nói riêng và có thể của toàn tỉnh nói chung.
- Kế đó là hậu quả về xã hội là dẫn đến sự không công bằng trong lĩnh vực chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế nói chung, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến lòng tin trong nhân dân đối với chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước về nghĩa vụ nộp thuế, dẫn đến tình trạng một số bộ phận trong dân cư không chấp hành luật thuế hoặc chấp hành với ý thức không thực sự phục tùng.
- Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thích đáng thì công tác quản lý thu thuế ở lĩnh vực ngoài quốc doanh của cơ quan thuế vốn khó khăn sẽ càng phức tạp hơn đối với đối tượng nộp thuế cũng như đổi mới điều hành trong chỉ huy trong nội bộ ngành thuế.
XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:
Nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng thuế chồng chất kéo dài của các đối tượng nộp thuế trong khu vực kinh tế cá thể, ngoài quốc doanh nhất là đối với các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn để quản lý thu thuế một cách chặt chẽ, có hiệu quả cần phải có một cơ chế quản lý thực sự thích hợp với 2 yêu cầu là: Vừa tránh tồn đọng thuế, thất thu cho ngân sách, vừa đảm bảo sự ổn định kinh doanh cho cơ sở SXKD và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Cơ chế đó có thể thực hi

File đính kèm:

  • docTieu luan lop BDKTNN ngach chuyen vien.doc
Giáo án liên quan