Đề kiểm tra thiết kế gắn liền với thực tiễn và theo hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Văn tự sự (Có đáp án)

II. ĐỀ BÀI.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,

Không quản rừng cao, sông cách trở,

Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.

Một thần phi bạch hổ trên cạn,

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

Hai thần bên cửa thành thi lễ,

Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.

Nhưng có một nàng mà hai rể,

Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!"

 (Nguyễn Nhược Pháp – SGK Ngữ văn 6))

Câu 1 (2,0 điểm):

Đoạn trích nhắc đến tên địa danh nào và tên những nhân vật nào trong truyện truyền thuyết “Sơn tinh, Thủy tinh”? Trong truyện, ai là nhân vật chính, họ đến từ đâu?

Câu 2 (2,0 điểm):

Đoạn trích kể về việc gì? Sự việc do ai làm? Mỗi nhân vật chính trong đoạn trích được giới thiệu như thế nào?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thiết kế gắn liền với thực tiễn và theo hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Văn tự sự (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA THIẾT KẾ GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN VÀ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
CHỦ ĐỀ: LÀM VĂN TỰ SỰ LỚP 6
BÀI VIẾT SỐ 1 - THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA	
 Mức độ
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Các yếu tố nghệ thuật tạo truyện
Nêu được tên các nhân vật đã xuất hiện trong truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Hiểu được nhân vật chính và lai lịch nhân vật
Hiểu việc được kể, việc do ai làm.
Hiểu và chỉ ra đặc điểm nhân vật trong văn tự sự.
Hiểu biết về lai lịch nhân vật
Số câu
Số điểm
1
 2
2
 3
3
 5
Tạo lập văn bản
Biết dựa trên hệ thống sự việc của văn bản (một cốt truyện) đã học, đã biết để kể câu chuyện theo riêng của bán thân.
Số câu:
Số điểm:
1
 5
1
 5
Tổng số 
Số câu:
Số điểm:
1
 2
2
 3
1
 5
4
 10
II. ĐỀ BÀI.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Hay đâu thần tiên đi lấy vợ! 
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương, 
Không quản rừng cao, sông cách trở, 
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương. 
Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 
Hai thần bên cửa thành thi lễ, 
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu. 
Nhưng có một nàng mà hai rể, 
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!" 
 (Nguyễn Nhược Pháp – SGK Ngữ văn 6))
Câu 1 (2,0 điểm):
Đoạn trích nhắc đến tên địa danh nào và tên những nhân vật nào trong truyện truyền thuyết “Sơn tinh, Thủy tinh”? Trong truyện, ai là nhân vật chính, họ đến từ đâu?
Câu 2 (2,0 điểm):
Đoạn trích kể về việc gì? Sự việc do ai làm? Mỗi nhân vật chính trong đoạn trích được giới thiệu như thế nào? 
Câu 3 (1,0 điểm):
Nhân vật Hùng Vương được nói đến trong đoạn trích là Vua Hùng thứ mấy? Còn nhân vật Lang Liêu trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy” là con của vị Vua Hùng thứ bao nhiêu?
Câu 3 (5,0 điểm):
Từ nội dung truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và nội dung đoạn trích trên, hãy viết bài văn kể lại truyền thuyết ‘Sơn Tinh, Thủy Tinh” theo cách của em.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
(Giáo viên cần đọc kĩ đề, hướng dẫn chấm, nắm chắc yêu cầu từng câu hỏi và những tiêu chí về nội dung hình thức của từng câu trước khi chấm bài. Trong quá trình chấm cần có sự thống nhất ý kiến giáo viên trong nhóm. Cần cho điểm chi tiết, điểm tổng vào bài làm của học sinh và cần có lời nhận xét tường minh trong bài kiểm tra trước khi nộp bài về Tổ chuyên môn và trước khi trả học sinh).
Câu 1(2,0 đ):
- Mức tối đa (2,0 điểm): Học sinh trả lời được đầy đủ các ý sau:
+ Viết lại đúng tên địa danh Phong Châu (0,25 điểm)
+ Ghi lại dúng tên các nhân vật (có tên gọi) trong truyện được nhắc đến trong đoạn trích (1,0 điểm)
 -> Thủy Tinh, Sơn Tinh, Hùng Vương, Mỵ Nương.
+ Nêu rõ nhân vật chính (0,5 điểm): Thủy Tinh, Sơn Tinh
+ Nêu được nguồn gốc, lai lịch nhân vật, (0,25 điểm): Sơn Tinh đến từ miền núi cao; Thủy Tinh đến từ vùng nước thẳm.
- Mức chưa tối đa (0,25; 0,5; 075; 1,0; 1,25; 1,75): Tùy mức độ đạt được giáo viên chấm theo các mức điểm của từng ý.
- Mức chưa đạt: Làm chưa đúng hoặc lạc đề, hoặc không làm.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Mức tối đa (2,0 điểm):
+ Nêu được sự việc trong đoạn trích (0,5 điểm); Đoạn trích kể việc “thần tiên đi lấy vợ”,.
+ Nêu được sự việc do 2 nhân vật chính làm (0,5 điểm)
+ Nêu được các đặc điểm của nhân vật chính (1,0 điểm): lai lịch, ngoại hình, việc làm (hành động), tính tình..
- Mức chưa tối đa (0,25 ; 0,5; 075; 1,0;1,25; 1,75): Tùy mức độ đạt được trong từng ý, giáo viên chấm theo các mức điểm chưa tối đa.
- Mức không đạt: Chưa làm được hoặc làm sai.
C©u 3( 1,0 ®iÓm)
-Møc tèi ®a(1,0 ®iÓm): Häc sinh tr¶ lêi ®óng ý sau 
-Nh©n vËt Hïng V­¬ng ®­îc nãi ®Õn trong ®o¹n trÝch lµ Vua Hïng thø 18 (0,5 ®iÓm)
-Nh©n vËt Lang Liªu trong truyÖn “B¸nh ch­ng,b¸nh giầy” lµ con cña Vua Hïng thø sáu (0,5 ®iÓm)
- Mức chưa tối đa (0,25; 0,5; 075; ): Tùy mức độ đạt được giáo viên chấm theo các mức điểm của từng ý.
- Mức chưa đạt: Làm chưa đúng, hoặc không làm.
Câu 4 (5,0 điểm):
* Tiêu chí chấm điểm về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm):
1. Mở bài (0,5):
- Mức tối đa 0,5): 
+ Dẫn dắt, giới thiệu việc định kể hợp lí (Hoặc nêu lí do kể ) (0,25)
+ Giới thiệu truyện, nội dung truyện sẽ kể (0,25)
- Mức chưa tối đa (0,25): Chưa có cách mở bài đầy đủ.
- Mức chưa đạt: Chưa biết trình bày các ý trong mở bài hoặc chưa có mở bµi.
2. Thân bài (3,0 điểm):
- Mức tối đa (3,0 điểm): Kể được diễn biến truyện (Chuỗi sự việc có sự việc nguyên nhân, phát triển, cao trào, kết thúc, ý nghĩa) theo cách của bản thân, song đảm bảo các yêu cầu về sự việc, nhân vật trong truyện, theo các ý sau:
+ Vua Hùng kén rể (0,25)
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, thi tài; Vua băn khoăn bèn đưa ra điều kiện
cho hai chàng; S¬n Tinh mang lễ vật đến trước được rước Mỵ Nương về núi,.. (1,5điểm)
+ Thủy Tinh đến sau, dâng nước ®uổi đánh; Hai bên đánh nhau ròng rã nhiều tháng (0,5 điểm)
+ Cuối cùng Thủy Tinh thua phải rút quân (0,25)
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (0,5 điểm)
- Mức chưa tối đa (0,25; 0,5 ; 0,75; 1,0; 1,25; 1,75; 2,0; 2,25; 2,5; 2,75), tùy mức độ đạt được trong từng ý giáo viên cho điểm theo mức độ chưa đạt.
- Mức chưa đạt: Làm chưa đúng yêu cầu, kể sai, hoặc chép lại nguyên văn truyện trong sách giáo khoa; hoặc không làm bài.
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5)
+ Kết thúc việc kể chuyện. Ví dụ; Câu chuyện “Sơn Tinh, Thuye Tinh’ là như vậy.
+ Bày tỏ cảm nghĩ hoặc mong muốn về việc hoặc về nhân vật hoặc về hiện tại cuộc sống.
- Mức chưa tối đa (0,25): Chưa trình bày đầy đủ các ý.
- Mức chưa đạt; Không biết kết bài, hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí về hình thức, sáng tạo, sắp xếp truyện (Lập luận) (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Mức tối đa: Viết được bài văn kể chuyện có đủ bố cục 3 phần Mở bài; Th©n bài; Kết bài: các ý phần thân bài sắp xếp hợp lí theo lời của người kể; Chữ viết sạch sẽ, không có lỗi về chính tả.
- Mức không đạt; Chưa đầy đủ bố cục cho bài văn; chữ xấu, sai chính tả, tẩy xóa, hoặc không làm bài.
2. Tính sáng tạo (0,5 điểm):
- Mức tối đa (0,5): Bài làm đạt các yêu cầu sau: 1. Có cách kể riêng, thể hiện được quan điểm của người kể về câu chuyện đã học; 2. Ngôn ngữ sáng tạo, chọn lọc, có thể vào vai nhân vật để kể; hoặc chuyển thể nội dung truyện dưới dạng thơ, văn vần,
- Mức chưa tối đa (0,25): Bài văn đạt được một trong 2 ý trên.
- Mức không đạt: Chưa thể hiện được yêu cầu đề, hoặc kể máy móc như sách giáo khoa.
3. Trình tự kể (0,25):
- Mức tối đa: Học sinh biết kể câu chuyện theo trình tự hợp lí, các ý quan hệ chặt chẽ.
- Mức chưa đạt: Chưa biết sắp xếp sự việc cần kể theo trình tự, viết lan man, luẩn quẩn hoặc không làm bài.
----- Hết ----
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN TỰ SỰ
BÀI VIẾT SỐ 1, THỜI GIAN 90 PHÚT
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 vào giấy kiểm tra:
“Hay đâu thần tiên đi lấy vợ! 
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương, 
Không quản rừng cao, sông cách trở, 
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương. 
Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 
Hai thần bên cửa thành thi lễ, 
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu. 
Nhưng có một nàng mà hai rể, 
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!" 
 (Nguyễn Nhược Pháp – SGK Ngữ văn 6))
Câu 1 (2,0 điểm):
Đoạn trích đã nhắc đến tên địa danh nào và tên những nhân vật nào trong truyện truyền thuyết “Sơn tinh, Thủy tinh”? Trong truyện, ai là nhân vật chính, họ đến từ đâu?
Câu 2 (2,0 điểm):
Đoạn trích kể về việc gì? Sự việc do ai làm? Mỗi nhân vật chính trong đoạn trích được giới thiệu như thế nào? 
Câu 3 (1,0 điểm):
Nhân vật Hùng Vương được nói đến trong đoạn trích là Vua Hùng thứ mấy? Còn nhân vật Lang Liêu trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy” là con của vị Vua Hùng thứ bao nhiêu?
Câu 3 (5,0 điểm):
Từ nội dung truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và nội dung đoạn trích trên, hãy viết bài văn kể lại truyền thuyết ‘Sơn Tinh, Thủy Tinh” theo cách của em.
------------ Hết -----------
Họ tên học sinh:.: Lớp
Giáo viên coi kiểm tra kí:

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_thiet_ke_gan_lien_voi_thuc_tien_va_theo_huong_ph.doc