Viết bài tập làm văn số 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Làm văn tự sự

II. ĐỀ BÀI.

Học sinh hãy đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 vào giấy kiểm tra:

 Văn bản: Cô bé hái nấm

Hai em bé gái đang trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng. Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hỏa còn xa, chúng băng ngang đường ray. Không ngờ tàu hỏa xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, còn em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cuối xuống nhặt. Tàu hỏa đã đến quá gần. Em lớn kêu lên:"Bỏ hết nấm, chạy đi !". Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tàu không thể dừng lại được và tàu chẹt lên em gái nhỏ. Em lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tàu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray, mặt úp xuống.

 Một lúc sau cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạy đến chỗ chị. (Lep.Tônxtôi – Truyện cho trẻ nhỏ)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu thứ tự kể trong văn bản, đó là thứ tự kể như thế nào? Truyện có mấy nhân vật?

Câu 2 (2,0 điểm): Nêu những tình huống trong truyện? Các tình huống có đó có tác dụng như thế nào đối với truyện?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết bài tập làm văn số 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Làm văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Chủ đề: LÀM VĂN TỰ SỰ- LỚP 6
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
thấp
Vận dụng cao
Cộng
Đặc điểm văn tự sự
Nhận biết được thứ tự kể trong văn bản tự sự.
Nhân ra được nhân vật trong truyện
Hiểu rõ được tình huống và tác dụng của tình hống trong truyện
Hiểu được về lời văn tự sự
Số câu
Số điểm
1
 2
2
 3
3
 5
Viết bài văn tự sự
Từ cách kể của một truyện , biết làm bài văn tự sự theo cách riêng
Số câu
Số điểm
1
 5
1
 5
Tổng
 Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ
1
 2
 20
 3
 30
1
 5
 50
4
 10
 100
II. ĐỀ BÀI.
Học sinh hãy đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 vào giấy kiểm tra:
 Văn bản: Cô bé hái nấm
Hai em bé gái đang trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng. Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hỏa còn xa, chúng băng ngang đường ray. Không ngờ tàu hỏa xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, còn em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cuối xuống nhặt. Tàu hỏa đã đến quá gần. Em lớn kêu lên:"Bỏ hết nấm, chạy đi !". Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tàu không thể dừng lại được và tàu chẹt lên em gái nhỏ. Em lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tàu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray, mặt úp xuống.
    Một lúc sau cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạy đến chỗ chị. (Lep.Tônxtôi – Truyện cho trẻ nhỏ)
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu thứ tự kể trong văn bản, đó là thứ tự kể như thế nào? Truyện có mấy nhân vật?
Câu 2 (2,0 điểm): Nêu những tình huống trong truyện? Các tình huống có đó có tác dụng như thế nào đối với truyện?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy nhận xét về lời văn trong đoạn sau: “Em gái lớn nhảy lùi lại, còn em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cúi xuống nhặt. Tàu hỏa đã đến quá gần. Em lớn kêu lên:"Bỏ hết nấm, chạy đi !". Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tàu không thể dừng lại được và tàu chẹt lên em gái nhỏ. Em lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tàu.”
Câu 4 ( 5,0 điểm): Từ cách kể trong văn bản trên, em hãy viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ. 
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2,0 điểm): 
- Mức tối đa (2,0): Học sinh trình bày được đúng thứ tự kể (0,5)- Kể xuôi; Nêu rõ đó là cách kể như thế nào (1,0); Nêu được truyện có mấy nhân vật – kể được tên nhân vật (0,5)
- Mức chưa tối đa: (0,5): Học sinh chưa làm đầy đủ các ý trên hoặc làm chưa rõ. Căn cứ bài làm của học sinh và các ý đạt điểm tối đa ở phần trên để giáo viên chấm mức chưa tối đa.
- Mức không đạt: không làm đúng hoặc không làm.
Câu 2 (2,0 điểm): 
- Mức tối đa (2,0): 
+ Nêu được đúng hai tình huống 1,0): Tình huống 1 (0,5):( tàu chẹt qua người cô bé. Chị khóc. Hành khách sợ, thương cảm. Tàu chạy qua, thấy cô bé nằm bất dộng. Ai cũng nghĩ cô bé đã chết; Tình huống 2 (0,5): Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, nhặt nấm cho vào giỏ và chạy về phía chị.
+ Tác dụng của tình huống (1,0): Nêu được 2 tác dụng: 1. Tạo tính hấp dẫn của truyện (0,5); 2. Tô đậm tính nhân văn của câu chuyện (0,5).
- Mức chưa tối đa (0,5, 1,0, 1,5); Tùy từng ý học sinh đạt được theo các mức tối đa ở trên, giáo viên chấm những mức chưa tối đa một cách hợp lí.
- Mức không đạt; không làm đúng hoặc không làm.
Câu 3 (1,0 điểm): 
- Mức tối đa (1,0): Nêu được đó là lời văn tự sự (0,5) : Lời văn kể sự việc trong văn tự sự (kể hành động, việc làm,.) (0,5)
- Mức chưa tối đa (0,5): Chưa nêu đủ các mức tối đa.
- Mức chưa đạt: Không làm đúng hoặc không làm bài.
Câu 4 ( 5,0 điểm): 
*. Các tiêu chí về nội dung:
- Mức tối đa (4,0): Bài làm đạt tối đã ý trong từng phần bài văn như sau:
A. Mở bài (0,5):
Câu 1(2đ)
- Mức tối đa: Học sinh nêu được những hiểu biết của mình về văn kể chuyện đời thường.
+ Chuyện đời thường: là những chuyện kể về những con người bình thường trong cuộc sống, chuyện thực tế xảy ra với em( trong nhà, trường lớp..)
- Có thể tưởng tượng, hư cấu nhưng không được phép xa rời thực tế
- Không được có các yếu tố kì ảo, thần kì -> phi thực tế
HS xây dựng được dàn ý một trong ba đề trên.
+ Ví dụ: Hãy kể về nhưng đổi mới ở quê em.
- Mức chưa tối đa: HS nêu được hiểu biết của mình về văn kể chuyện đời thường nhưng không lấy được ví dụ.Hoặc nêu được song không đầy đủ.
- Mức không đạt: Không biết lập dàn ý, hoặc không làm.
Câu 2(8đ): 
II. Hướng dẫn chấm
* Hình thức
- Thể loại: Kể chuyện ( chuyện đời thường xảy ra trong quá khứ)
- Phạm vi: những kỉ niệm về người bạn ấy đã xảy ra với em
- Đảm bảo bố cục 3 phần
- Phần thân bài xây dựng được hệ thống tình tiết phù hợp, tạo nên sức hấp dẫn
- Tạo ra được tình huống phù hợp và cách giải quyết hợp logic
- Chọn ngôi kể thứ nhất phù hợp
- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, viết tắt
- Dùng câu văn, từ ngữ trong sáng, đúng ngữ pháp
- Đây là bài văn kể chuyện về một người bạn thơ ấu nên phải có nhân vật chính -> có đặc điểm tính cách phù hợp đặc điẻm lứa tuổi, truyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc, sự việc hợp logic đời thường.
* Nội dung
1. Mở bài: Giới thiệu chung về một người bạn thân thời thơ ấu
2. Thân bài: 
- Kể về những kỷ niệm với người bạn thân của em thời thơ ấu
+ Truyện đã xảy ra khi em còn nhỏ
+ Lý do hai người thành bạn thân (sự kiện nào?)
+ Khi thành bạn thân thường xuyên gặp gỡ và vui chơi với nhau như thế nào?
+ Điều gì (sự kiện gì?) xảy ra làm em luôn nhớ đến người bạn này?
3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn đó.
* Lưu ý:
- Kỉ niệm với người bạn thân có thế vui buồn, có thể do hiểu lầm/ hiểu rõ -> gây thu hút người nghe -> đặc điểm nhân vật rõ nét.
- Cần phải lựa chọn sự việc để tạo nên tình huống truyện, diễn biến truyện để câu chuyện tự sự có ý nghĩa giúp người nghe thầy tình bạn tuyệt đẹp giữa hai người -> và vẻ đẹp tính cách, đặc điểm người bạn phù hợp đặc điểm lứa tuổi
- Tránh sa vào kể lại một sự việc một cách đơn giản, sơ sài.
+ Hình thức: Viết được bài văn có bố cục 3 phần.- Chữ viết sạch đep, tránh sai chính tả. Lời văn trung thực, trong sáng, giản dị. Biết xây dựng các đoạn thoại hợp lý. Sử dụng ngôi kể, thứ tự kể phù hợp. Đảm bảo các sự việc chính.
+Nội dung:
- Mức tối đa: Hs phải viết được bài văn có đầy đủ 3 phần và đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về một người bạn thân thời thơ ấu
2. Thân bài: 
- Kể về những kỷ niệm với người bạn thân của em thời thơ ấu
+ Truyện đã xảy ra khi em còn nhỏ
+ Lý do hai người thành bạn thân (sự kiện nào?)
+ Khi thành bạn thân thường xuyên gặp gỡ và vui chơi với nhau như thế nào?
+ Điều gì (sự kiện gì?) xảy ra làm em luôn nhớ đến người bạn này?
3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn đó.
- Mức chưa tối đa: Viết thành bài văn nhưng chưa thật đầy đủ các ý nhiuw ở mức tối đa, văn phong chưa hay, diễn đạt chưa thật lưu loát.Còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt
- Mức không đạt: Không biết viết bài văn. Hoặc không làm..
IV. CỦNG CỐ.
- GV: Nhắc nhở học sinh ý thức làm bài
- Giáo viên thu bài, về nhà chấm .
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Làm lại bài. Sinh hoạt theo nhóm: Trình bày bài viết của mình để các bạn cùng góp ý.Nhóm trưởng báo cáo kết quả sinh hoạt nhóm về cô giáo.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. Soạn: Treo biển.
------------------------Hết------------------------

File đính kèm:

  • docviet_bai_tap_lam_van_so_3_mon_ngu_van_lop_6_chu_de_lam_van_t.doc
Giáo án liên quan