Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

A/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ (1867- 1873)

- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873)

- Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (1873- 1874)

- Nội dung chủ yếu của Hiệp ước và thương ước 1874. Đây là Hiệp ước thứ hai mà nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp, từng bước đầu hàng Pháp (mất lục tỉnh Nam Kỳ)

- Tại sao 1882 thực dân Pháp lại chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2

- Nội dung của hiệp ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884

- Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân kiên quyết kháng chiến tới cùng, triều đình với tư tưởng “chủ hoà” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nước ta rơi vào tay giặc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 14532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25 	KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873- 1884)
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ (1867- 1873)
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873)
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (1873- 1874)
- Nội dung chủ yếu của Hiệp ước và thương ước 1874. Đây là Hiệp ước thứ hai mà nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp, từng bước đầu hàng Pháp (mất lục tỉnh Nam Kỳ)
- Tại sao 1882 thực dân Pháp lại chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2
- Nội dung của hiệp ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884
- Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân kiên quyết kháng chiến tới cùng, triều đình với tư tưởng “chủ hoà” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nước ta rơi vào tay giặc.
 2/ Tư tưởng:
 - Giáo dục cho HS trân trọng và tôn kính những vị anh hùng dân tộc
- Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam tàn bạo và những hành động nhu nhược của triều đình Huế
- Có những nhận xét đúng đắn về trách nhiệm của triều đình Huế (khi bàn về nguyên nhân mất nước)
 3/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tương thuật những sự kiện lịch sử phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình.
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỷ XIX, lược đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần 1, lần 2.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra:
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Tại sao thực dân Pháp lại chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ (1867) mà mãi tới 1873 chúng mới đánh Bắc Kỳ?
HS: Do phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ phát triển mạnh khắp nơi, ngăn chặn quá trình xâm lược của chúng
GV: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ?
HS: Trả lời nội dung sgk
GV: Do phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ → Pháp thiết lập bộ máy cai trị là một việc rất khó khăn
GV: Pháp đã dùng những biện Pháp gì để ổn định tình hình Nam Kỳ?
HS: Trả lời
GV: Pháp chuẩn bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn có những chính sách đối nội và đối ngoại ntn?
HS: Trả lời ý sgk
GV: Chính sách lỗi thời: Vơ vét của dân ăn chơi và bồi thường chiến phí, kinh tế sa sút; Binh lực suy yếu, mâu thuẫn xã hội sâu sắc; Tiếp tục thương lượng với Pháp → để chia xẻ quyền thống trị với Pháp
GV: Kết luận → thúc đẩy nhanh chóng quá trình xâm lược của thực dân Pháp 
* Hoạt động 2: Cả lớp
GV: Dùng bản đồ hành chính Việt Nam để minh hoạ quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam
GV: Giải thích: Thực dân Pháp muốn nhảy vào Vân Nam - Trung Quốc bằng con đường Sông Mê Công, song không thành, (Sông nhiều thác ghềnh) chúng đã sang do thám Sông Hồng để nhảy vào Vân Nam - Trung Quốc bằng con đường này. Thực dân Pháp đem quân ra Bắc trong hoàn cảnh nào?
HS: Nhà Nguyễn yêu cầu Pháp đem quân ra Bắc để giải quyết vụ Đuy-puy
GV: Nói thêm cho HS nghe về vụ Đuy-puy
- Chiến sự Bắc Kỳ diễn ra ntn?
HS: Trả lời vấn đề này trên bản đồ
GV: Sau khi chiếm thành Hà Nội, chiến sự ở các tỉnh Bắc Kỳ diễn ra ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông gấp nhiều lần quân địch mà không thắng chúng?
HS: Quân triều đình không chủ động tấn công; Trang thiết bị lạc hậu
* Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Hãy trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội 1873?
HS: Trả lời
GV: Quân dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng nào? 
HS: Đó là chiến thắng Cầu Giấy
GV: Minh hoạ thêm về trận Cầu Giấy
- Phong trào kháng chiến tại các Tỉnh Bắc Kỳ trong thời gian này?
HS: Nhân dân khắp nơi đều chống trả quyết liệt: điển hình là cha con Nguyễn Mậu Kiến và Phạm Văn Nghị
GV: Trong lúc nhân dân khí thế bừng bừng thì triều đình Huế không biết dựa vào dân chống giặc mà vội vàng kí với Pháp điều ước Giáp Tuất 1874. Nội dung của điều ước Giáp Tuất?
HS: Trả lời
GV: Vì sao triều đình Nguyễn ký điều ước 1874?
HS: Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn, vì tư tưởng chủ hoà để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ
GV: Với điều ước này thực tế nước ta đã trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Mặc dầu chữ bảo hộ chưa ghi vào văn bản. Sau điều ước 1874 chúng lại ép triều đình Huế ký Thương ước 1874 xác lập quyền kinh tế khắp đất nước Việt Nam
* Hoạt động 1: Cá nhân (Tiết 2)
GV: Tại sao Pháp đánh Bắc Kỳ lần 1 (1873) mà mãi gần 10 năm sau (1882) mới dám đánh Bắc Kỳ lần 2?
HS: Trả lời
GV: Cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai trong hoàn cảnh nào?
HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời 
GV: Em biết gì về tình hình nước Pháp lúc bấy giờ?
HS: Nước Pháp đang chuyển nhanh sang quyết định CNĐQ " đòi hỏi thị trường " đánh chiếm Bắc Kỳ 
GV: Pháp đã lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kỳ?
HS: Lấy cớ triều đình nhà Nguyễn tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý Pháp nghĩa là vi phạm hiệp ước 1874
GV: Tình hình chiến sự ở Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2 (1880)
GV: Gọi 1 HS giỏi trình bày vấn đề này trên bản đồ 
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Sau khi thành Hà Nội thất thủ thái độ triều đình Huế ra sao?
HS: Trả lời 
GV: Việc làm đó dẫn đến hậu quả gì?
HS: + Quân Thanh ào ạt kéo vào nước ta chiếm đóng nhiều nới
 + Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai Nam Định và một số nới khác
* Hoạt động 2: 
GV: Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 2
HS: Họ tích cực nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp
GV: Họ chống Pháp bằng những biện pháp gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Vòng vây của địch ở Hà Nội ngày càng xiết chặt " Ri-vi-e phải rút quân từ Nan Định về Hà Nội
GV: Ri-vi-e kéo quân từ Nam Định về Hà Nội quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai. Trình bày chiến thắng cầu giấy lần thứ 2?
HS: HS khá trình bày bản đồ
GV: Sau chiến thắng cầu giấy lần thứ 2 tình hình ta và địch thế nào?
HS: Quân Pháp hoang mang, dao động, địch rút chạy
- Quân ta phấn khởi nhưng triều đình Huế bỏ lở cơ hội 7-1883 tự Đức mất (17-7-1883) Pháp đánh chi຿m Thuận An triều đình Huế đầu hàng
* Hoạt động 3: Cả lớp
GV: Trình bày cuộc tấn công của Pháp vào Thuận An?
HS: Dựa vào sgk trình bày
GV: Khi Pháp đánh chiếm nhanh chóng Thuận An triều đình Huế ntn?
HS: Triều đình kí hiệp ước Hăc-măng với Pháp
GV: Nội dung của hiệp ước
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Hậu quả sau khi ký hiệp ước?
HS: Phong trào kháng chiến lên cao mạnh mẽ
GV: Trước thái độ phản kháng mạnh mẽ của nhân dân thực dân Pháp đối phó ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Tại sao hiệp ước Pa-tơ-nốt được ký kết?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Căn bản giống hiệp ước Hắc-măng nhưng sửa lại địa giới Trung Kỳ, nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp. Từ đó trở đi nước ta là nước thuộc địa, nửa phong kiến
I/ Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ:
 1/ Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ:
- Chiếm xong 3 tỉnh Đông Nam Kỳ Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ và Cam-pu-chia
- Biện Pháp: (SGK)
- Triều đình nhà Nguyễn: thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại lỗi thời
 2/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873):
- Nguyên nhân: 
+ Thực dân Pháp muốn bành trướng thế lực nhảy vào Vân Nam - Trung Quốc
+ Pháp đem quân ra bắc giải quyết vụ Đuy-puy
- Diễn biến: Sáng 20-11-1873 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội đến trưa thì thất thủ.
3/ Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (1873- 1874)
- Nhân dân Hà Nội sẵn sàng chiến đấu
- Diễn biến: (SGK)
- Ngược với nhân dân nhà Nguyễn lại ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).
- Nội dung: (SGK)
II/ Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp rục kháng chiến trong những năm 1882 -1884.
1/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (1882):
- Hoàn cảnh:
+ Sau điều ước 1874 nhân dân phản đối mạnh mẽ 
+ Kinh tế kiệt quệ, triều đình khước từ mọi cải cách " đất nước rối loạn 
+ Thực dân Pháp đang phát triển " đẩy mạnh việc xâm lược Bắc Kỳ 
- Diến biến:
+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, 3-4-1882 Ri-vi-e đẫn đầu quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội
+ 25-4-1882 Ri-vi-e gởi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu nộp thành
+ Hoàng Diệu đã chống trả nhưng thất bại
2/ Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến:
- Khi thực dân Pháp đánh Hà Nội, nhân dân tích cực phối hợp với quân của triều đình chống Pháp
- 19-5-1883 ta lại lập nên chiến thắng cầu giấy Ri-vi-e bị giết
- Triều đình hèn nhát bỏ lỡ cơ hội. Pháp gấp rút đánh chiếm Thuận An
3/ Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
- Chiều 18-8-1883 Pháp nổ súng tấn công Thuận An " 20-8-1883 chiếm Thuận An
- Triều đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng với Pháp
- Ngày 6-6-1884 triều đình Huế lại ký với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt -> Chế độ phong kiến độc lập Việt Nam chấm dứt
 4/ Củng cố:
- Tại sao thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ 1873. Trình bày phong trào kháng chiến ở Hà Nội và Bắc Kỳ
- Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần 1, lần 2
 - Nắm được những nội dung cơ bản nhất của các Hiệp ước mà triều đình Huế ký với Pháp.
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học: Như đã củng cố
 b/ Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 26

File đính kèm:

  • doclich_su_lop_8_bai_25_7208.doc